Hiện nay, nhiều chuyên gia y tế công cộng quốc tế và nhân viên y tế Trung Quốc ở tiền tuyến, kể cả người bị lây nhiễm COVID-19 đều cáo buộc chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) báo cáo thấp số trường hợp xác nhận lây nhiễm, vật dụng để kiểm tra không đủ, thiết bị y tế thiếu thốn. 

012820 coronavirus scaled
(Ảnh: Shutterstock)

Ngày 13/2, số trường hợp lây nhiễm mới mà chính quyền tỉnh Hồ Bắc thông báo đột nhiên tăng gấp 10 lần, con số người tử vong cũng tăng gấp 2 lần so với trước đó. Về vấn đề này, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) đưa tin, nguyên nhân số trường hợp lây nhiễm tại Hồ Bắc đột ngột tăng cao chủ yếu là do thay đổi định nghĩa xác nhận lây nhiễm, ngoài người bệnh có kết quả xét nghiệm phản ứng dương tính ra, cũng cộng thêm cả những người “chẩn đoán lâm sàng” có triệu chứng. Ngoài ra, theo báo cáo, một nguyên nhân khác là do Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc cố ý ép giảm số ca nhiễm mới trong liên tiếp 8 ngày. 

Chuyên gia Anh: ĐCSTQ thông báo số trường hợp bị bệnh chỉ chiếm 10% tổng số 

Việc nắm chính xác thông tin dịch bệnh viêm phổi COVID-19 đối với việc kết thúc dịch bệnh và khôi phục cuộc sống sinh hoạt của mọi người mà nói là một việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chuyên gia y tế lại nghi ngờ tính kịp thời và tính chính xác của dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố. 

Ngày 5/2, Giáo sư Neil Ferguson, nhà khoa học về dịch tễ thuộc Cao đẳng Hoàng gia London (Imperial College London) trả lời phỏng vấn có nói, theo mô hình phân tích của ông, ĐCSTQ mỗi ngày chỉ thông báo 10% tổng số người lây nhiễm virus COVID-19 mà thôi. 

Ông cho rằng, chỉ tính trong lãnh thổ Trung Quốc, số người lây nhiễm COVID-19 mỗi ngày vào khoảng 50.000 người, điều tồi tệ hơn là tốc độ lan truyền của dịch bệnh lần này cứ mỗi 5 ngày lại tăng gấp bội. 

Quan chức ĐCSTQ dự báo dịch bệnh viêm phổi do COVID-19 có thể sẽ kết thúc vào tháng Tư năm nay. Nhưng ông Brendan Murphy, quan chức y tế Italia nói với Đài ABC rằng, ông cho rằng thời điểm này vẫn còn quá sớm để nói như vậy, ông dự đoán số trường hợp xác nhận lây nhiễm sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. 

Người bệnh Vũ Hán: Đã kiệt sức

Nhiều người bệnh viêm phổi COVID-19 ở khu vực mắc dịch bệnh nghiêm trọng (ví dụ như Vũ Hán) đã chia sẻ với Thời báo Tài chính rằng, do thiếu hộp thuốc kiểm nghiệm, nên họ đang phải đợi cơ quan chức năng chính thức chẩn đoán.

Một người phụ nữ 45 tuổi tên La Quân ở thành phố Vũ Hán nói, ngày 8/2 bà xuất hiện triệu chứng viêm phổi virus, nhưng chính quyền cấm xe cá nhân đi ngoài đường, nên bà buộc phải đi bộ 5 km mới tới được bệnh viện. 

Bà nói, kết quả quét CT phần ngực của bệnh viện đã xác nhận các triệu chứng của bà, nhưng nhân viên y tế lại nói với bà rằng 9 giờ sáng ngày hôm sau trở lại bệnh viện và xếp hàng lần nữa để tiến hành xét nghiệm axit nucleic.

Bà La nói, tôi quá mệt mỏi, đã kiệt sức rồi. Ngày hôm sau bà không tiếp tục đến bệnh viện đó nữa, mà chọn ở nhà. Chính quyền địa phương bảo đảm với bà rằng bà đã có tên trong danh sách chờ kiểm tra rồi. 

Nhân viên y tế oán trách thể chế quan liêu, dụng cụ kiểm nghiệm không chính xác

Nhân viên y tế Trung Quốc oán trách dưới thể chế quan liêu đã khiến cho trình tự kiểm tra quá phiền phức và chậm chạp. 

Có một nhân viên y tế mong muốn được giấu tên chia sẻ với Thời báo Tài chính rằng toàn bộ quá trình kiểm tra, ít nhất cần thời gian 2 ngày. Một bác sĩ giải thích, do đầu tiên phải đưa mẫu xét nghiệm đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh cấp thành phố, sau đó tiếp tục đến trung tâm cấp tỉnh để tiến hành kiểm tra lần hai. 

Một nhà nghiên cứu virus corona giấu tên cho biết, thực ra bộ kiểm tra không hoàn toàn chính xác, cho nên chúng ta mới cần tiến hành kiểm tra nhiều lần. 

Chuyên gia Y học Trung Quốc Tong Chaohui chia sẻ với truyền thông địa phương rằng, kiểm tra virus corona có phản ứng dương tính chỉ có 20 – 30% là chính xác mà thôi, nếu ở bệnh viện tốt hơn thì có thể đạt tỷ lệ chính xác 50%, nhưng ở các bệnh viện lạc hậu, thì tỷ lệ kiểm tra ra mắc bệnh có lúc chỉ 10%. 

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc yêu cầu các bác sĩ, trước khi loại bỏ khả năng bệnh nhân bị lây nhiễm, cần phải tiến hành kiểm tra 2 lần trong một ngày. 

Chuyên gia: Sơ hở của phương pháp thống kê của ĐCSTQ

Ông Bharat Pankhania, thuộc Học viện Y – Đại học Exeter (University of Exeter) cho biết, nước có hệ thống y tế không phát triển, có thể sẽ đánh giá không đúng số người lây nhiễm.

Bà Nathalie MacDermott, Giảng viên lâm sàng tại Đại học Hoàng đế Luân Đôn (King’s College London) cho rằng, nếu theo dõi dịch bệnh mà không bao gồm trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng hơi nhẹ thì sẽ xuất hiện lỗ hổng. Làm thế này không chỉ làm sai lệch số liệu giám sát dịch bệnh, mà còn bỏ qua một nhóm người quan trọng trong việc tìm hiểu về lây truyền dịch bệnh.

Trí Đạt