Ngày 25/4 vừa qua, tờ UCA News đã đăng tải bài viết của Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch, bình luận về việc dưới sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc, cảnh sát đã tấn công các nhân viên y tế nhân đạo trong biểu tình Hồng Kông.

Embed from Getty Images

Trường hợp các bác sĩ như Lý Văn Lượng bị trấn áp và đe dọa không chỉ xảy ra tại nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền, mà cả tại những đặc khu như Hồng Kông. Ngày 19/4 vừa qua, 4 chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã công khai thư của họ gửi tới chính quyền Trung Quốc vào tháng 2, yêu cầu chính quyền này giải thích về các báo cáo liên quan đến việc các nhân viên y tế nhân đạo trong cuộc biểu tình Hồng Kông bị tấn công trong khi đang làm nhiệm vụ. Theo đó, trong 2 tháng vừa qua, các chuyên gia này đã không nhận được hồi đáp gì từ chính quyền ĐCSTQ.

Người đầu tiên đưa những cáo buộc này ra công khai với thế giới là bác sĩ Darren Mann (một bác sĩ phẫu thuật người Anh làm việc tại Hồng Kông trên 20 năm, từng phục vụ y tế tại những vùng xung đột nhất trên thế giới, được đào tạo đầy đủ về đạn đạo lâm sàng và luật xung đột vũ trang) qua một bài viết trên tạp chí The Lancet vào tháng 11 năm ngoái. Cùng với các chuyên gia y tế khác, vị bác sĩ này đã tự nguyện hỗ trợ những người bị thương trong các cuộc biểu tình bạo lực ở Hồng Kông hồi năm ngoái. Người bị thương dù là sinh viên hay cảnh sát đều được cứu chữa.

Ông Benedict Rogers bình luận: “Những nhân viên y tế này đã cho thấy nguyên tắc nhân đạo của sự trung lập, và chính vì vậy họ nên được tôn vinh và hỗ trợ, chứ không phải bị đe dọa.”

Ông Benedict Rogers cho biết quốc hội Anh đã có những phiên nghe lời chứng về sự việc này và đã có trong tay các bức ảnh mà ông Darren Mann cung cấp. Đó là hình ảnh những vị y bác sĩ bị bắt giữ, xếp thành hàng với những cánh tay bị còng ra phía sau.

Các chuyên gia Liên Hợp Quốc hiện đã đưa thêm các bằng chứng khác ra ánh sáng. Theo điều tra riêng của các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về sức khỏe và tinh thần, tự do hội họp và họp nhóm bình hòa và quyền tự do cá nhân, cùng với Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện, lượng lớn các nhân viên y tế Hồng Kông bị bắt giữ và trói tay bằng dây trong các cuộc đối đầu bạo lực hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe hợp pháp, hay ngay cả khi họ đưa ra các bằng chứng chứng minh họ là nhân viên y tế. Họ bị cảnh sát bắt giữ với tội danh “tham gia vào một cuộc bạo loạn” và không được tiếp xúc với luật sư trước khi cảnh sát thả tự do cho họ sau 24 tiếng giam giữ.

Các chuyên gia còn cho biết “dựa trên các báo cáo nhận được, cảnh sát đã cản trở nhân viên y tế ở các bệnh viện công khi họ đang làm nhiệm vụ y tế, đòi vào quan sát các cuộc tư vấn riêng giữa bác sĩ và bệnh nhân, kể cả trong phòng sinh nở, và cố đòi vào phòng phẫu thuật khi người bệnh đang phẫu thuật bị nghi ngờ là do tham gia vào các cuộc biểu tình.”

Các bệnh viện được cho là “thường xuyên bị cảnh các đơn vị cảnh sát chống bạo động tuần tra, với đầy đủ thiết bị vũ trang như tấm chống đạn, dùi cui, súng đạn đậu và đạn cao su.” Các nhân viên y tế đã báo cáo rằng họ bị ban điều hành bệnh viện Hồng Kông đe dọa kỷ luật và các chuyên gia Liên Hợp Quốc đã báo cáo rằng “những cách sát chìm đã giả mạo nhân viên y tế để bắt giữ những người biểu tình.”

Nếu những báo cáo này đến từ Syria, Iraq, Bắc Triều Tiên hoặc Myanmar, hoặc từ bất kỳ khu vực chiến tranh tồi tệ nhất thế giới, các nước nghèo nhất hoặc các chế độ độc tài đàn áp nhất thì nó sẽ gây sốc, nhưng có lẽ ít gây ngạc nhiên. Trớ trêu thay, điều này lại xảy ra ở một thành phố phát triển nhất thế giới, được xem là “vùng tự trị mức độ cao” của Trung Quốc Đại lục dựa trên nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và cho tới thời điểm hiện tại là nơi mở cửa nhất ở Châu Á.

“Những sự việc trên đã cho thấy thêm các ví dụ về việc nhân quyền của Hồng Kông đang bị dỡ bỏ, luật pháp bị hủy hoại, quyền tự trị bị xói mòn và tự do bị nghiền nát”, ông Benedict Rogers bình luận.

Cảnh sát Hồng Kông đã bị buộc tội sử dụng bạo lực bừa bãi và không phù hợp đối với người biểu tình, đánh đập những người trẻ tuổi cực kỳ tàn bạo, bắn hơi cay và hơi ga vào mặt các nhà báo, người biểu tình và người qua đường, và bắn đạn cao su ở tầm bắn thẳng. Hậu quả là, một nhà báo người Indonesia, Veby Mega Indah, đã mất thị lực, nhưng không có sĩ quan cảnh sát nào bị bắt giữ. Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc cảnh sát đã sử dụng các chất hóa học nguy hiểm. Giờ đây, việc bắt giữ và lạm dụng các nhân viên y tế đã làm dài thêm danh sách những hành động đáng sợ của cảnh sát Hồng Kông

Benedict Rogers, UCA News
Bài gốc xem tại đây
Minh Nhật tổng hợp và lược dịch

Xem thêm: