Những năm 1980, kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh mẽ, nhiều chủ doanh nghiệp Mỹ phấn chấn đến Đại lục đầu tư, nhưng không lâu sau đã trở về nước trong sự chán nản. Nguyên nhân là do họ chán ghét bàn tay đen của chính quyền Trung Quốc vươn đến các doanh nghiệp. Đây cũng là gốc rễ của vấn đề quan trọng trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung.

Embed from Getty Images

Một công xưởng giày da tại Trung Quốc (Ảnh minh họa từ Getty Images) 

Năm ngoái, Chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành thu tăng thu thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá lên đến 250 tỉ Đô la Mỹ để ép Bắc Kinh phải ngồi vào bàn đàm phán. Phía Mỹ hy vọng thông qua đàm phán để giải quyết hành vi thương mại không công bằng trong thời gian dài của Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề cưỡng chế chuyển giao công nghệ và trợ cấp doanh nghiệp Trung Quốc, căn nguyên của những vấn đề này đến từ mối quan hệ đặc thù “chính trị và kinh doanh” của chính quyền Trung Quốc.

Đến Trung Quốc đầu tư rồi chán nản rút lui

Chia sẻ với Đài NPR của Mỹ, ông Michael Korchmar – chủ một doanh nghiệp kinh doanh về cặp tài liệu và vali đựng hành lý có truyền thống cả trăm năm tại bang Florida cho biết, những năm 1980, ông đến Trung Quốc xây dựng doanh nghiệp hợp tác vốn, nhưng không lâu sau, ông “cảm thấy có gì đó không ổn”, và “cảm thấy chán ghét” chính quyền Trung Quốc.

Michael Korchmar nhớ lại, chính phủ Trung Quốc can dự sâu vào việc tuyển dụng nhân viên và quyết sách về phương diện vận hành kinh doanh của nhà máy của ông, chính quyền giám sát nhân viên như hình với bóng.

Không lâu sau, Michael Korchmar quyết định rút khỏi Trung Quốc, cuối cùng ông xây dựng một nhà máy tại Cộng hoà Dominicana, nhưng ông vẫn không cách nào thoát khỏi cái bóng của chính quyền Trung Quốc. Ông nói, nhiều năm qua, công ty của ông phải đối mặt với sự cạnh tranh kịch liệt của doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, giá sản phẩn bị chèn ép, bởi vì doanh nghiệp Trung Quốc đều được chính phủ trợ cấp.

“Chính phủ Trung Quốc kiểm soát kinh tế”, ông tổng kết lại: “Nếu có người cho rằng chính phủ Trung Quốc không tham dự vào bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp Trung Quốc, thì tôi thấy rằng suy nghĩ của người đó quá ngây thơ.”

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc bị chính quyền nắm trong tay

Về cách làm thương mại không công bằng của Trung Quốc, Richard Neal – Giám đốc Ủy ban Tài chính và Thuế vụ thuộc Hạ viện Mỹ (House Ways and Means Committee) kiêm Dân biểu Dân chủ của bang Massachussetts nói: “Đối thủ cạnh tranh thương mại Trung Quốc mà hiện nay chúng ta đang đối mặt, đã rất khác biệt biệt so với những gì chúng ta mong đợi trong quá khứ, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn là mô hình do nhà nước chủ đạo.”

Trong một bài viết được công bố năm 2016, ông Mark Wu – Giáo sư Luật học tại Đại học Harvard có nói, trong số 500 doanh nghiệp lớn trên thế giới, số lượng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, và có hơn 50% doanh nghiệp Trung Quốc chịu sự kiểm soát của Ủy ban Giám sát quản lý tài sản quốc hữu Trung Quốc (Assets Supervision and Administration Commission), trong đó có cả các ngành nghề quan trọng như đường sắt, năng lượng, đóng tàu và viễn thông.

Ngoài doanh nghiệp quốc hữu, Giáo sư Jennifer Hillman thuộc Trung tâm Luật của Đại học Georgetown (Georgetown University Law Center) cũng nói, quan chức chính phủ Trung Quốc cũng giữ quan hệ mật thiết với doanh nghiệp tư nhân, để đem nguồn vốn đến cho các thực thể thuộc các ngành nghề và công nghệ mà Trung Quốc có ý muốn phát triển.

Ông chỉ ra, trong nước Trung Quốc hầu như tất cả thành viên hội đồng quản trị của các công ty đang bắt đầu mở rộng quy mô, ít nhất phải có 1 đảng viên, thông qua phương thức này chính quyền Trung Quốc sẽ nắm quyền lực tương đối lớn đối với những quyết sách của tầng quản lý trong doanh nghiệp.

Chuyên gia: Chính quyền Trung Quốc giở trò và kiểm soát đối với doanh nghiệp nước ngoài

Ông Mark Wu nói, mặc dù công ty và chính phủ hoặc chính đảng không có mối quan hệ rõ ràng, nhưng nếu công ty muốn có được hợp đồng tốt nhất, thì họ phải cố gắng giữ quan hệ với chính quyền, để được chính quyền tin tưởng.

Ông Patrick Chovanec – cựu Phó Giáo sư khoa Quản lý Kinh tế thuộc Đại học Thanh Hoa, giám đốc chiến lược của Silvercrest Asset Management chia sẻ với Đài NPR rằng, Trung Quốc có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đều sẽ nhận được “rất nhiều chỉ đạo” từ chính phủ, hoặc là được chính phủ chọn là “quán quân quốc gia”.

Ông chỉ ra, các nước khác trên thế giới cũng đều có quan hệ chính trị và kinh doanh, nhưng rất ít có nước nào như Trung Quốc, kiểm soát một cách chặt chẽ nền kinh tế, tầng lãnh đạo của Trung Quốc hiện nay lại càng tăng cường mối quan hệ này hơn nữa.

Ông cho rằng, những người thuộc phe cải cách trong nội bộ Trung Quốc muốn có một lực chấn động.

Tuy nhiên, chính sách kinh tế của Trung Quốc không minh bạch, khiến cho nhiều người bên ngoài khó hiệu được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa chính trị và kinh doanh trong nội bộ Trung Quốc. Ông nói: “Ở Trung Quốc, rất nhiều biện pháp trợ cấp đều là ngầm đứng sau để làm, và nó rất mơ hồ.”

Ông nói thêm, quan chức chính chính phủ Bắc Kinh giỏi về cung cấp các ưu đãi cho các công ty cụ thể nào đó mà không lưu lại bất cứ dấu vết nào, đồng thời, họ cũng biết làm thế nào để khiến cho doanh nghiệp nước ngoài không cách nào tiếp tục tồn tại được ở Trung Quốc.

“Họ sẽ nói với doanh nghiệp nước ngoài rằng: ‘Dựa vào cân nhắc về vấn đề an ninh, nên việc kiểm tra các sản phẩm đến từ đất nước của các vị như thế này sẽ bị chậm lại.’ Sau đó, họ sẽ ép doanh nghiệp nước ngoài đến ngõ cụt, bởi vì họ sẽ đổi giọng: ‘Các vị đang có hoạt động phi pháp’. Bởi vì họ sẽ phủ nhận hoàn toàn những gì đã nói trước đó.”, ông Patrick Chovanec nói.

Khó có thể từ bỏ quan hệ đặc thù giữa chính trị và kinh doanh

Chính quyền Trump đang cố gắng đốc thúc Trung Quốc tiến hành cải cách sâu rộng, về việc này, ông Mark Wu cho rằng, Trung Quốc sẽ không “thay đổi chỉ sau một đêm”.

“Tôi cho rằng việc cải cách mang tính kết cấu này là vô cùng khó khăn, bởi vì quan chức Trung Quốc tin rằng cơ cấu quản lý hiện tại của họ rất quan trọng đối với thành công chính trị và kinh tế mà họ muốn đạt được.”

Huệ Anh

Xem thêm: