Vào ngày cuối cùng diễn ra Lưỡng hội (Đại hội Đại biểu Nhân dân và Hội nghị Hiệp thương chính trị) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Thủ tướng Lý Khắc Cường không biết cố tình hay vô ý tuyên bố “thu nhập hàng tháng của 600 triệu người ở Trung Quốc chỉ là 1.000 nhân dân tệ”. Phát ngôn này đã phơi bày sự thật vấn đề “xây dựng xã hội Trung Quốc khá giả” mà ông Vương Hỗ Ninh lên kế hoạch cho ông Tập Cận Bình, cũng đã khiến ông Lý Khắc Cường trở thành “vấn đề nội bộ” lớn nhất của Trung Cộng. Tại cuộc họp, ông Lý cũng ca ngợi một thành phố phía tây giải quyết việc làm thông qua bố trí địa điểm bán hàng cho người bán hàng rong. Sau đó ngày 1/6, trong chuyến khảo sát ở tỉnh Sơn Đông lại ca ngợi “kinh tế vỉa hè”, nhưng vài ngày sau vấn đề “kinh tế vỉa hè” đã bị bộ máy truyền thông ĐCSTQ tập trung chỉ trích. Có bình luận cho rằng vấn đề cho thấy xung khắc giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, nhưng xen vào giữa là động thái âm thầm của ông Vương Hỗ Ninh. Giờ đây ông Lý rơi vào tình thế khó khăn khi bị giới truyền thông do ông Vương kiểm soát tập trung công kích.

Dưới đây là bài viết của ông Trịnh Trung Nguyên thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: Belish / Shutterstock).

Lý Khắc Cường có đề xuất thúc đẩy “kinh tế vỉa hè”?

Tại họp báo kết thúc “Lưỡng hội” của ĐCSTQ vừa qua, ông Lý Khắc Cường đã có đánh giá tích cực về một chính quyền địa phương bố trí địa điểm bán hàng cho người bán hàng rong, phát biểu này có trong văn bản ghi chép trả lời tại hội nghị được chính thức công bố, nhưng trong chuyến khảo sát Yên Đài tỉnh Sơn Đông ngày 1/6, ông Lý có đề cập đến từ “kinh tế vỉa hè” hay không thì vấn đề đang có nghi vấn.

Nhóm bình luận chính trị và kinh tế độc lập Thiên Vận (Tianjun) đối chiếu video hiện trường khi ông Lý phát biểu và thông tin trên trang web của Chính phủ Trung Quốc đăng tải đã nhận thấy:

– Về thông tin trên trang web Chính phủ Trung Quốc đăng tải phát biểu của ông Lý Khắc Cường là: “Đất nước do nhân dân hợp thành, nhân dân ổn định thì đất nước mới ổn định. Từng cá nhân nỗ lực, tất cả đều tốt đẹp, đất nước sẽ tốt đẹp hơn! Kinh tế vỉa hè, kinh tế tiểu thương là nguồn việc làm quan trọng, là nguồn sống chính của người dân, là trên hết, là sức sống của Trung Quốc. Thị trường, doanh nghiệp, kinh tế cá thể tồn tại và phát triển được thì đất nước mới có thể tốt đẹp hơn! Chúng tôi ủng hộ mọi người.”

– Nhưng trong video hiện trường mà trang web của Chính phủ Trung Quốc công bố lại không có câu nhạy cảm nhất: “Kinh tế vỉa hè, kinh tế tiểu thương là nguồn việc làm quan trọng, là nguồn sống chính của người dân, là trên hết, là sức sống của Trung Quốc”.

Vì vậy nhóm bình luận Thiên Vận cho rằng, nếu lấy video làm chuẩn thì thông tin văn bản mà truyền thông đưa tin đã cố tình thêm câu này vào.

Người viết bài này cũng nghĩ có thể như vậy, nhưng không phải video cũng do trang web của Chính phủ Trung Quốc phát hành sao? Câu này có thể bị xóa khỏi video không? Bất luận thế nào thì trong chuyện này cũng có trò ma quỷ: Có ai muốn gây rắc rối cho ông Lý Khắc Cường? Ít nhất là gây vấn đề tranh luận xung đột. Nhưng sự thật là tại họp báo kết thúc “Lưỡng hội” ông Lý Khắc Cường đã biểu dương địa phương đưa ra biện pháp về nơi bán hàng cho người bán rong, trong chuyến khảo sát tại Sơn Đông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với tiểu thương, đã trực tiếp ra phố trò chuyện với những  người người bán hàng rong.

Vậy là từ tối ngày 4/6, hệ thống truyền thông ĐCSTQ bất ngờ tập trung công kích vấn đề “kinh tế vỉa hè”, cả Văn phòng Văn minh Trung ương cũng rút lại tài liệu chính thức về kinh tế vỉa hè mà trước đó đã công bố, các cơ quan truyền thông đã đồng loạt lên án vấn đề kinh tế vỉa hè. Đặc biệt là tại Bắc Kinh, nơi ông Thái Kỳ (Cai Qi) – thân tín của ông Tập Cận Bình cai quản, tờ Nhật báo Bắc Kinh đã tập trung ngày này qua ngày khác chỉ để chỉ trích rằng “kinh tế vỉa hè” không phù hợp với Bắc Kinh. Vào ngày 7/6, cơ quan ngôn luận lớn thứ ba của nhà nước Trung Quốc là CCTV đã bình luận “kinh tế vỉa hè” không thể tùy tiện chấn hưng, nếu vậy thì thành quả quản lý tinh chuẩn hóa nhiều năm tích lũy ở các đô thị sẽ thành công toi, bình luận rõ ràng tăng cường lên án ông Lý Khắc Cường.

Lý Khắc Cường mạo hiểm đấu với Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh âm thầm giao chiến

Phụ trách bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh, làn sóng truyền thông “bao vây” ông Lý Khắc Cường này bề ngoài có vẻ như là xung đột giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, nhưng nhân tố âm thầm là ông Vương Hỗ Ninh, không nghi ngờ gì đã hạ thủ đầy ác ý.

Nếu dựa theo tuyên bố của ông Lý Khắc Cường tiết lộ tại cuộc họp báo ngày 28/5 bế mạc Hội nghị Nhân đại toàn Trung Quốc rằng, vẫn còn 600 triệu người Trung Quốc có thu nhập trung bình hàng tháng trong khoảng 1.000 nhân dân tệ, phát biểu làm nổi bật thực trạng nghèo đói ở Trung Quốc này như muốn công kích giấc mơ thoát nghèo của ông Tập Cận Bình. Cá nhân tôi cho rằng đây là diễn đạt thông thường của ông Lý Khắc Cường như một người bình thường, là lời nói thật duy nhất trong những phát ngôn trống rỗng giả tạo tại buổi họp báo. Trong hệ thống tà ác này của ĐCSTQ, phát ngôn nhạy cảm như vậy dễ khiến giới quan sát bên ngoài cảm nhận là tín hiệu bị áp lực và bất mãn kéo dài. Đặc biệt là trong bối cảnh ông Vương Hỗ Ninh tô vẽ cho ông Tập Cận Bình những thứ viển vông duy ý chí như “giấc mơ Trung Quốc”, “một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại”, và “hoàn thành xã hội thịnh vượng vừa phải” (xã hội tiểu khang) vào năm 2020, càng khiến ông Lý Khắc Cường khó mà chịu đựng.

Vào ngày 1/6, dưới sự chỉ dẫn của ông Vương Hỗ Ninh, tạp chí Cầu Thị (Qushi) của ĐCSTQ đã công bố lại bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hồi năm 2019 “Về vấn đề xây dựng kiện toàn xã hội tiểu khang”, tuyên bố rằng thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn và đô thị Trung Quốc năm 2020 sẽ “tăng trưởng gấp bội” năm 2010, cơ sở hạ tầng hiện tại của Trung Quốc cũng cao hơn mức trung bình của thế giới. Về vấn đề này, mạng Tin tức Đa Chiều (Dwnews) nằm trong chiến lượng tuyên truyền hải ngoại của ĐCSTQ đã đăng bài với tựa đề khẳng định trực tiếp hơn: “Trung Quốc công bố thực hiện mục tiêu xã hội tiểu khang”. Bề ngoài động thái này dường như để xoa dịu xung đột ở Trung Nam Hải, nhưng thực tế là Vương Hỗ Ninh mượn phát biểu của ông Tập Cận Bình để công kích ông Lý Khắc Cường.

Lý Khắc Cường xung khắc Vương Hỗ Ninh và có thể là “cái gai” lớn nhất của ĐCSTQ

Lần này, ông Lý trở thành mục tiêu tấn công của truyền ĐCSTQ có lẽ là quá trình tích tụ mâu thuẫn kéo dài. Hoặc bởi vì ông Lý và ông Vương vốn “như nước với lửa” từ lâu.

Thời ông Vương Hỗ Ninh làm giáo sư Đại học Phúc Đán (Fudan) tại Thượng Hải, trong thời gian xảy ra sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã đi lánh nạn 3 tháng tại Pháp. Không những vậy, Vương còn ký một tài liệu chống lại các cuộc biểu tình của sinh viên, đã tận dụng điều này để được Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và La Cán đưa vào quan trường; đã được ví là “quốc sư ba thế hệ” vì làm quan to qua ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nhưng phải đến thời ông Tập Cận Bình thì Vương mới bước vào ban lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ trong vai trò là một nô tài văn chương. Nhiều thông tin đồn rằng ông Tập xem Vương như bạn thân; còn Vương cũng giúp Tập sáng tác ra những ý tưởng lý thuyết mà nhiều người xem là thứ viển vông rác rưởi như “Giấc mơ Trung Hoa”, “Thời đại mới Tập Cận Bình”, cho đến “Xã hội tiểu khang”.

Tướng mạo phần nào đó cũng thể hiện nội tâm, tâm địa đen tối của ông Vương Hỗ Ninh người tinh ý sẽ nhận thấy. Còn ông Lý Khắc Cường, nhìn từ tướng mạo không đến mức tệ. Như người bạn học của ông tại Đại học Bắc Kinh cũng là nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng – ông Vương Quân Đào (Wang Juntao) chia sẻ rằng: Lý Khắc Cường từng cho biết rất coi trọng cốt cách của người thuộc Đại học Bắc Kinh, nếu một ngày nào đó ông trở thành quan chức mà có làm điều gì không phải với lương tâm thì sẵn sàng chấp nhận lời chỉ trích, thậm chí xử lý.

Ông Vương Quân Đào nói rằng thật khó để ông tưởng tượng được ông Lý Khắc Cường có thể tồn tại trong môi trường quan lại hủ bại như vậy, thậm chí còn vươn lên vị trí lãnh đạo thế hệ thứ năm. “Chúng ta còn có thể đồng thuận như xưa không? Tôi không phải không tin Lý Khắc Cường, mà không tin thể chế chính trị ĐCSTQ!”

Nếu ông Lý Khắc Cường bị quan trường làm ô nhiễm nhưng bản sắc tâm hồn của ông ta không thay đổi thì có lẽ ông ta là “cái gai” lớn nhất của ĐCSTQ, tất nhiên trong thể chế ĐCSTQ tà ác thì ý nghĩa của “cái gai” không phải là tiêu cực. Nhưng chừng nào chưa đoạn tuyệt với ĐCSTQ thì ông Lý Khắc Cường không tránh được việc phải chịu tội cho ĐCSTQ.

Tiểu nhân đắc chí Vương Hỗ Ninh thành tử thù với Lý Khắc Cường

Trong số các nhà lãnh đạo hàng đầu hiện nay của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường dường như luôn là cái gai trong mắt ông Vương Hỗ Ninh. Lý làm Thủ tướng đảm tránh những việc thiết thực; Vương đảm trách bảo vệ ý thức hệ, làm nhiệm vụ tuyên truyền “tẩy não” và kiểm duyệt ngôn luận. Dưới sự cai trị của triều đại Đỏ khiến nhân tình đảo lộn thì kẻ nhân phẩm thấp kém như Vương dễ thành tiểu nhân đắc chí.

Kể từ Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 19, trong số 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay, kẻ phát triển quyền lực nhanh và bất thường nhất là Vương Hỗ Ninh. Ông ta không chỉ phụ trách xây dựng Đảng, ý thức hệ và tuyên truyền, còn tiếp quản những chức vụ cũ của ông Lưu Vân Sơn như Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Cải cách sâu rộng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn minh Trung ương, so với ông Lưu Vân Sơn chỉ ít hơn chức Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương nhưng ông Vương Hỗ Ninh lại liên tục kiêm nhiệm chức Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương.

Ông Vương Hỗ Ninh trước hết là một Bí thư Ban Bí thư Trung ương rất có thực quyền, bộ phận này là bộ phận thực hành công việc hàng ngày của Trung ương ĐCSTQ. Các thành viên bao gồm Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Nhà nước, Bí thư Ban Chính pháp Trung ương, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương. Ngày 17/7 năm ngoái, thành viên duy nhất của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đi cùng ông Tập Cận Bình tiếp các phái viên ngoại giao nước ngoài chính là Bí thư Ban Bí thư Trung ương Vương Hỗ Ninh, đây lần đầu tiên như vậy sau nhiều năm. Ông Vương Hỗ Ninh trở thành người duy nhất trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ hỗ trợ ông Tập Cận Bình chỉ đạo công tác ngoại giao, rõ ràng là thay thế ông Lý Khắc Cường phụ trách Bộ Ngoại giao. Trong Ủy ban Đối ngoại Trung ương hiện nay, ông Vương Hỗ Ninh không có chức vụ gì, còn Phó Chủ nhiệm là ông Lý Khắc Cường, ủy viên là ông Vương Kỳ Sơn.

Ngoài vai trò là Chủ nhiệm Ủy ban Văn minh Trung ương, sau cải cách tổ chức của ĐCSTQ vào tháng 3/2018 đổi tên các “Tiểu ban lãnh đạo” thành “Ủy ban” (Ủy ban Cải cách sâu Toàn diện Trung ương, Ủy ban Tài chính Trung ương, Ủy ban không gian mạng Trung ương); Ủy ban nào cũng có vị trí quan trọng của ông Vương Hỗ Ninh với các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách sâu Toàn diện Trung ương, ủy viên của Ủy ban tài chính trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban không gian mạng Trung ương.

ĐCSTQ đang đẩy mạnh chương trình giáo huấn chủ đề “Không quên lòng trung, khắc ghi sứ mệnh” theo quan điểm chủ nghĩa Marx, trong đó ông Vương Hỗ Ninh là nhóm trưởng của nhóm chỉ đạo Trung ương.

Do đó có thể nói ông Vương Hỗ Ninh – chủ nhân các lý thuyết “Ba đại diện”, “Quan điểm về phát triển khoa học” và “Trung Quốc mộng” cho ba thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ, hiện nay chính là nhân vật thao túng quyền lực thực sự của Trung Nam Hải.

Những quan sát cho thấy kể từ khi ông Vương Hỗ Ninh vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã dần trở thành tử thù của ông Lý Khắc Cường.

Chẳng hạn, ngay sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, ông Tập Cận Bình đã chơi một vở kịch kiểu Mao Trạch Đông, trong khi ông Lý Khắc Cường phản đối thì ông Vương Hỗ Ninh lại đề ra các khẩu hiệu và chính sách cổ hủ như thời Cách mạng Văn hóa và đã được trọng dụng.

Vào năm ngoái khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục leo thang, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn “dòng người hồi hương quy mô lớn”. Nhưng truyền thông của ĐCSTQ do ông Vương Hỗ Ninh kiểm soát đã khích lệ “công nhân nhập cư” trở về quê hương nông thôn lập nghiệp, cho thấy rõ ý định khuấy động tình hình và giành quyền lực của ông Vương Hỗ Ninh.

Thậm chí thời điểm trước sau ngày kỷ niệm biến cố Thiên An Môn 4/6 năm ngoái, nhóm WeChat cấp 77 của khoa luật của Đại học Bắc Kinh được cho là có ông Lý Khắc Cường tham gia cũng bị ngăn chặn.

Kể từ cuối năm ngoái khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp cả nước và thế giới, khiến áp lực quốc tế gia tăng, trong khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến người dân phẫn nộ, làm cho ĐCSTQ đứng trước nguy cơ khủng hoảng quyền lực. Ngày 20/1, lần đầu tiên ông Tập Cận Bình lên tiếng về dịch bệnh, nhấn mạnh cái gọi là công tác tăng cường hướng dẫn dư luận mà ông Vương Hỗ Ninh phụ trách. Trong khi rõ ràng ông Lý Khắc Cường là Trưởng ban chỉ đạo tình hình dịch bệnh, còn chức phó ban duy nhất bất ngờ do ông Vương Hỗ Ninh đảm trách. Trong vai trò này, ông Vương Hỗ Ninh trở thành nhân vật giám sát đặc biệt của cuộc chiến chống dịch bệnh này.

Dễ thấy rằng trong chiến dịch chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay, kiểu cách truyền thông ĐCSTQ tuyên truyền “nước lớn chống dịch”đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Là nhân vật phụ trách chính, ông Vương Hỗ Ninh đã nỗ lực kiểm soát dư luận và dùng thủ đoạn tuyên truyền để ĐCSTQ tránh được rủi ro và biến thảm họa của người dân thành một cơ hội tốt cho vị thế quyền lực của ĐCSTQ.

Tất nhiên, khi cho rằng ông Vương Hỗ Ninh chống lại ông Lý Khắc Cường thì không thể thiếu nhân tố Tập Cận Bình. Trong nhiệm kỳ trước của ông Tập Cận Bình, chính ông Vương Hỗ Ninh bố trí hoạt động công tác của ông Tập Cận Bình, thậm chí việc truyền thông sử dụng ảnh của ông Tập Cận Bình cũng phải được ông Vương Hỗ Ninh thông qua. Những thuộc cấp của ông Vương Hỗ Ninh như Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Hoàng Khôn Minh và Chủ nhiệm Văn phòng không gian mạng Trang Vinh Văn đều là thuộc cấp cũ tin cậy của ông Tập Cận Bình. Do đó, chuyện ông Vương Hỗ Ninh áp chế được ông Lý Khắc Cường không thể không có liên quan đến ông Tập Cận Bình.

Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết chỉ đại diện cho lập trưởng và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: