Gần đây, sự việc 300 tấn lợn bị bệnh chết bị chôn lấp tại huyện Trường Hưng, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong khoảng năm 2013-2014 đã bị truyền thông Đại Lục phơi bày.

chietgiang
Sau khi 300 tấn lợn chết được chôn ở huyện Trường Hưng, Chiết Giang thì nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều người mắc bệnh ung thư do sử dụng nguồn nước này (Ảnh do ông Ngô Lập Hồng cung cấp)

Ông Ngô Lập Hồng, người đã 30 năm đấu tranh bảo vệ môi trường cho hồ Thái Hồ nói, ở Trung Quốc, sự việc gây ô nhiễm môi trường như thế này có rất nhiều, mà lần này bị phơi bày ra chủ yếu là do một số quan chức muốn lập công ghi thành tích điển hình. Ví dụ như thị trấn Giáp Phổ, cũng thuộc huyện Trường Hưng, đã có rất nhiều người bị chết do ung thư, có trên 10.000 người phải đi tìm nguồn nước sạch khác thay thế.

Theo thông cáo hôm 11/9 của ủy ban thành phố Hồ Châu, Công ty TNHH hạn Trung tâm Xử lý Chất thải Công nghiệp và Y tế thành phố Hồ Châu, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014, có tổng cộng 6 lần đem số lợn dịch bệnh trên toàn huyện mà công ty này tiếp nhận chôn trực tiếp phía sau núi Đại Ngân, thay vì mang đi tiêu hủy theo yêu cầu. Trong khi đó, ủy ban thành phố Hồ Châu đã hỗ trợ tiền  xử lý lợn chết là 80 tệ/con.

Ông Ngô Lập Hồng đã nói với báo The Epoch Times, sự việc xử lý lợn chết bị phơi bày lần này, có nguyên nhân là do sắp đến Đại hội 19, một số quan chức muốn lập thành tích điển hình. Trong khi có rất nhiều vụ ô nhiễm bị che đậy, không có ai quan tâm đến. “Tổ giám sát vừa đến, thì tôi được biết ông chủ của ít nhất 9 doanh nghiệp có nước thải ô nhiễm trong huyện Trường Hưng đi du lịch, đến ngày 11/9, sau khi Tổ giám sát về, thì họ cũng trở về tiếp tục công việc.

Gia súc, gia cầm chôn mà không cắm biển, chôn rất nông, không chỉ gây ô nhiễm không khí, mà còn ô nhiễm nguồn nước. Tôi từng đến một số thành thị ở Trung Quốc để điều tra xem tình hình chôn xác động vật như thế nào, thì phát hiện nhân viên làm không đến nơi đến chốn. Rất nhiều là máy xúc đào hố nhưng đào không rất nông. Những việc này chính quyền địa phương cần phải chú ý hơn nữa.”

Ông Trương, trước đây từng mở một quán ăn ở cổng thôn Tam Thiên nói với phóng viên, ở chỗ đó trước có rất nhiều quán ăn, nhưng có nhiều người dân đã chuyển đi nơi khác. Còn bà Lý, làm việc tại một công xưởng cạnh thôn Thanh Thảo Ô cho hay, mãi tận ngày 10/9 vừa rồi bà mới biết việc này: “Chúng tôi không ở đó, đa số công nhân đều ở cách đó mấy chục cây số, rất ít người sống ở đó.” Người dân ở vùng hạ du thị trấn Dương Gia Phụ cho biết, ở chỗ họ có rất nhiều quán ăn, nguồn nước là dùng nguồn từ trước vẫn thường dùng.

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, mấy năm trở lại đây, có khoảng 50 thôn dân ở đây mắc các bệnh ở các mức độ khác nhau, thậm chí có người bị ung thư, chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp và dạ dày.

Sự việc này được phát hiện là do người dân trong thôn đã báo với tổ kiểm tra bảo vệ môi trường, do đó Cục Nông nghiệp và Cục Bảo vệ Môi trường thành phố Hồ Châu mới đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp. Đến ngày 8/9, tổ công tác đã đào lên 223,5 tấn xác động vật và đất ô nhiễm tại 3 điểm chôn xác lợn chết (do xác lợn đang phân hủy nên theo tính toán có khoảng dưới 300 tấn lợn đã bị chôn). Trong đó, điểm thứ nhất có 43,09 tấn, điểm thứ hai có 69,985 tấn, điểm thứ 3 có 110,435 tấn.

Mặc dù truyền thông trong nước đưa tin sau khi đào lên công tác xử lý làm sạch đã được hoàn thành, nhưng một người dân làm việc lại công xưởng ở khu vực đó trả lời phỏng vấn của đài RFA cho biết, bà không tin vào những thông tin mà truyền thông của chính quyền nói. Bởi vì núi Đại Ngân chôn xác lợn cách ngọn núi mà người dân lấy nước uống rất gần, bà lo lắng vi khuẩn đã lây lan vào nguồn nước ngầm, đã có nhiều người dân không còn dùng nước tự lấy để nấu cơm, và chuyển sang dùng nước đóng bình.

Bên cạnh việc người dân trong thôn phản ánh, nhiều lần đến chính quyền báo cáo nhưng không có tác dụng, phóng viên của The Epoch times còn phát hiện, công ty bảo vệ môi trường dưới chân núi Đại Ngân (Công ty TNHH Công nghệ Bảo vệ Môi trường Trung Đức,  thành phố Hồ Châu) cũng là doanh nghiệp đầu tư được nhắc đến ở trên.

Ông Ngô Lập Hồng nói, những công ty bảo vệ môi trường này thực sự không biết bảo vệ môi trường, mà đều vì mưu lợi, cấu kết với quan chức chính quyền. Ông nói, có rất nhiều công ty bảo vệ môi trường đều là mượn danh nghĩa làm bảo vệ môi trường để lấy tiền của chính quyền chi ra và tiền của người dân.

“Quê tôi đây có đến hơn 2.000 công ty làm về bảo vệ môi trường, nhưng mà Thái Hồ lại là hồ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Những công ty bảo vệ môi trường này không giải quyết được ô nhiễm, bởi vi rất nhiều đều là vận hành dưới sự lãnh đạo của chính quyền,”  ông Ngô Lập Hồng nói. Ông còn lấy ví dụ ở thị trấn Hiệp Phổ, huyện Trường Hưng, nước ở đây ô nhiễm rất nghiêm trọng: máy dệt vải thải ra bột hồ chứa benzen và trực tiếp chảy vào sông hồ, người dân không có nước sạch để sử dụng, họ phải tìm nguồn nước khác mấy nay, nhiều người đã chết vì ung thư.

“Nhà máy xử lý nước ô nhiễm ở đây là do quan – thương cấu kết để thu tiền của người dân, họ để cho doanh nghiệp thải nước ô nhiễm ra môi trường. Khi lãnh đạo đến kiểm tra, thì nhà máy xử lý nước thải mới vận hành; lãnh đạo đi rồi, thì họ để mặc cho doanh nghiệp thải nước bẩn,” ông Ngô Lập Hồng nói thêm.

Thị trấn Hiệp Phổ nằm ở thượng nguồn Thái Hồ, thôn Thanh Thảo Ô nằm ở phía tây bắc Thái Hồ. Trước đây nơi này là khu non xanh nước biếc, còn hiện nay, nước trong hồ biến thành màu trắng. Những người lớn tuổi và hàng vạn học sinh không tiện vào trong núi tìm nước sạch, họ chỉ có thể sử dụng nước đã bị ô nhiễm.

Theo người dân ở thị trấn này phản ánh, có tới 2430 người bị ung thư, trong đó 1417 người đã chết.

Trí Đạt

Xem thêm: