Mặc dù Hồng Kông đã được trao trả về Trung Quốc 20 năm, nhưng một cuộc thăm dò mới đây cho thấy, chỉ có 3,1% người trẻ tuổi ở Hồng Kông nhận mình là người Trung Quốc. Trước vấn đề này, chính phủ Hồng Kông đã đề xuất việc “tăng cường giáo dục quốc gia và giáo dục pháp luật cho giới trẻ Hồng Kông”, đồng thời bồi dưỡng khái niệm “tôi là người Trung Quốc” cho giới trẻ từ cấp mẫu giáo, nhằm triệt tiêu ảnh hưởng của tư tưởng “Hồng Kông độc lập” từ trứng nước. Vậy còn người Hồng Kông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Nhân kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy, chỉ có 3,1% người trẻ tuổi ở Hồng Kông nhận mình là người Trung Quốc.
Nhân kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy, chỉ có 3,1% người trẻ tuổi ở Hồng Kông nhận mình là người Trung Quốc.

Chương trình nghiên cứu ý kiến cộng đồng của Đại học Hồng Kông ngày 20/6 vừa qua đã công bố kết quả sau khi tiến hành khảo sát 1.004 người ở Hồng Kông qua điện thoại. Kết quả cho thấy, những người nhìn nhận người Hồng Kông là người Trung Quốc (người Trung Quốc hoặc người Trung Quốc ở Hồng Kông) chiếm 34,9%, giảm 4% so với năm 1997; còn tỷ lệ cho rằng người Hồng Kông chỉ là người Hồng Kông chiếm tới 63,4%, tăng lên 4%.

Theo khảo sát, trong số thanh niên độ tuổi 18-29 ở Hồng Kông, chỉ có 3,1% người nhận mình là người Trung Quốc, trong khi tỷ lệ này năm 1997 là 31%. Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ những người tự nhận mình là người Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục so với năm 1997.

Bên cạnh đó, cuộc thăm dò còn cho thấy, xét theo thang độ từ 0 đến 10, thì có 7,85 cho rằng mình là người châu Á; 7,65 nhận mình là người Hồng Kông, 6,88 nhận mình là công dân thế giới; 7,74 cho rằng mình là một phần của dân tộc Trung Hoa; 6,53 nhận mình là người Trung Quốc; 5,84 nhận mình là con dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Giám đốc của chương trình nghiên cứu ý kiến cộng đồng trong một bài viết đã thể hiện rõ quan điểm cá nhân rằng, trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ lệ người dân nhìn nhận mình là người Hồng Kông đã giảm xuống thấp nhất trong 6 năm qua; còn tỷ lệ người nhận mình là một phần của dân tộc Trung Hoa cũng giảm thấp nhất so với 10 năm qua. Nói cách khác, người dân bắt đầu mất đi bản sắc.

Người dân Hồng Kông: ĐCSTQ ngày càng mất tín nhiệm

Nhà bình luận Hồng Kông, ông Trương Thành đã phát biểu rằng từ kết quả điều tra khảo sát người dân, có thể thấy trong mắt của người Hồng Kông, ĐCSTQ hiện nay càng ngày mất tín nhiệm, càng ngày càng mất lòng dân. Chính vì vậy mà người Hồng Kông không nhận mình là người Trung Quốc.

Ông Trương cảm thấy rằng, đa số người Hồng Kông, khi xét về phương diện địa lý, văn hóa và truyền thống thì đều nhận là một phần của Trung Hoa, nhưng nếu xét về phương diện chính trị thì căn bản không muốn có liên quan gì.

Bà Nghiêm, một nhà hoạt động nhân quyền đã phát biểu, ĐCSTQ độc tài, còn muốn hủy bỏ chính sách “một quốc gia hai chế độ”, phá hoại phương thức sinh hoạt của người Hồng Kông. Do đó, “chúng tôi không muốn bị đánh đồng với bạo chính của ĐCSTQ, không muốn tuân theo định nghĩa về bản sắc dân tộc của ĐCSTQ, cũng sẽ phản đối cái gọi là trở thành người dân của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa như định nghĩa mà đảng đề ra.”

Bà Nghiêm cho biết, vợ con các quan chức cao cấp Trung Quốc đều di cư ra nước ngoài, vậy mà ĐCSTQ lúc nào cũng yêu cầu người Hồng Kông phải yêu nước, do đó rất nhiều người Hồng Kông tỏ ra bất mãn với thái độ đạo đức giả này. “Muốn người dân Hồng Kông thừa nhận mình là người Trung Quốc, họ sẽ cảm giác đang bị lừa, do đó mọi người đều không muốn bị đánh đồng làm người Trung Quốc.”

Bà Nghiêm cũng nhấn mạnh, Hồng Kông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Quốc truyền thống, chữ viết cũng dùng chữ phồn thể. Do đó dựa trên cơ điểm văn hóa, nhiều người Hồng Kông sẽ nhìn nhận mình là người Hoa.

Ông Diệp Kiến Nguyên, đại diện cho Liên đoàn Giáo sư – Giáo viên thuộc Hội Lập pháp Hồng Kông cho biết, đại đa số người dân Hồng Kông cũng tự coi mình là người Trung Quốc, do những chế ước từ Bắc Kinh nên đã tạo cho người Hồng Kông hiện nay một loại tâm lý dửng dưng.

“Tôi là người Trung Quốc”: Bao nhiêu người tin vào cái gọi là giáo dục tẩy não?

Ngày 20/6, tân trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), người lên thay ông Lương Chấn Anh đã phát biểu với Tân Hoa Xã rằng sẽ “không để những tuyên truyền độc hại thâm nhập Hồng Kông”, muốn kiểm soát giáo dục, muốn từ khi còn nhỏ đã bị bồi dưỡng khái niệm “tôi là người Trung Quốc”, tăng cường giáo dục về bản sắc dân tộc và lịch sử, đưa vào các môn học bắt buộc trong trường học… Điều này đã dẫn đến một cuộc thảo luận về vấn đề giáo dục cơ bản  và giáo dục tẩy não.

Về vấn đề này, ông Diệp Kiến Nguyên đã chỉ ra, giáo dục về bản sắc dân tộc không phải là kiểu truyền bá thống nhất, mà là tôn trọng tư duy tự chủ của học sinh, đây chính là cách làm thông thường. Ông nói: “Giáo dục tẩy não là một phương pháp mục tiêu của ĐCSTQ, nó trái với nguyên tắc giáo dục của chúng tôi. Mục tiêu của ĐCSTQ là muốn người ta ngay khi còn nhỏ đã phải thấm nhuần tư duy mà nó yêu cầu đạt được, chứ không phải là bồi dưỡng lối tư duy độc lập.”

Ông Diệp Kiến Nguyên nói thêm, năm 2012 ở Hồng Kông bùng phát những cái gọi là “toàn dân hành động, phản đối tẩy não, đại diễu hành hàng trăm ngàn người”, hàng loạt các phong trào nhằm phản đối chính sách giáo dục của đất nước. Điều này đã thể hiện rõ rằng, người dân Hồng Kông vô cùng phản cảm và chống đối chính sách giáo dục tẩy não. “Hiện tại nếu muốn ban hành bất kỳ chính sách giáo dục tẩy não nào, thì đều không được người dân Hồng Kông tán đồng. Nếu muốn tiến hành giáo dục, thì nên giới thiệu toàn diện về hoàn cảnh ở Trung Quốc, giới thiệu hết cả những điểm tốt cũng như không tốt, giới giáo viên của Hồng Kông nên giữ vững nguyên tắc này.”

Vấn đề này bà Nghiêm còn nhận định, đối với trẻ em Hồng Kông thì chính sách này không có mấy hiệu quả, một là bởi các bậc cha mẹ ở Hồng Kông đều có thể bảo vệ con mình tránh khỏi bị tẩy não, thêm nữa là Hồng Kông không phong tỏa mạng Internet, thông tin khá tự do, cho trẻ nhỏ cũng có thẻ tự tìm thông tin, biết được đâu là thật đâu là dối trá. “Chúng tôi cũng có những phóng viên bản địa, do vậy mà họ không thể lừa dối chúng tôi được.”

Bà Nghiêm cũng nhấn mạnh, việc giáo dục tẩy não nếu áp dụng ở Hồng Kông, có khả năng càng làm sẽ càng phản tác dụng, “bởi vì trẻ nhỏ ở đây đều biết hàng ngày người ta đang lừa dối chúng theo cách họ tiến hành tẩy não người dân ở Đại Lục.”

Hồng Ngọc

Xem thêm: