Ngày 18/8 vừa qua, phong trào biểu tình chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông lại phát triển lên cao trào mới. Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền (CHRF) đã tổ chức biểu tình ở Công viên Victoria nhằm phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát và nhắc lại 5 yêu cầu chính, ước tính hơn 1,7 triệu người Hồng Kông đã tham gia. Có nhà quan sát nhận định việc Tổng thống Mỹ Trump đã lên tiếng trên Twitter khuyên Chủ tịch Tập Cận Bình bình tĩnh “tránh sập bẫy” mà phe phái Giang của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân thiết kế sẵn.

Embed from Getty Images

Mặc dù trời mưa lớn, nhưng ước tính hơn 1,7 triệu người Hồng Kông đã tham gia hoạt động phản đối dự luật dẫn độ hôm 18/8. (Ảnh từ Getty Images)

Cao trào biểu tình tại Hồng Kông ngày 18/8 thu hút đông đảo các giới

Khoảng 1 giờ chiều ngày 18/8, đông đảo người Hồng Kông đã tập trung tại sân bóng đá Công viên Victoria, sau khoảng 2 tiếng toàn bộ 6 sân bóng đá ở Công viên Victoria và khu bãi cỏ trung tâm đã chật kín người. Người biểu tình cũng đứng kín khu đường Hennessy, nhiều người đi bộ từ đường Hennessy bên ngoài Cửa hàng bách hóa Sogo đến Công viên Victoria, cũng có lượng lớn người đi từ Ga Fortress Hill dọc theo lối đi bộ dọc men hai bên đường King đến Công viên Victoria. Ga MTR Hồng Kông cũng đông kín người mặc áo đen. Nhà ga thông báo sẽ không cho tàu dừng tại Vịnh Causeway, Trạm Tin Hau và Trạm Đồi Fortress.

Cuộc biểu tình chính thức bắt đầu lúc 2:30 chiều. Người triệu tập Sầm Tử Kiệt (Sham Tsz Kit) đọc tuyên bố, chỉ trích cảnh sát đứng ở trên cao ném lựu đạn hơi cay, ở cự ly gần bắn người biểu tình, hành động đã vượt khỏi phạm vi nhân tính có thể chấp nhận được, đồng thời lên án hành vi bạo lực vi phạm pháp luật của cảnh sát, xã hội đen, cũng như việc cảnh sát và xã hội đen ngầm cấu kết nhau.

Ông cũng cho biết cần truy cứu trách nhiệm và bãi chức đối với giới lãnh đạo cấp cao cảnh sát và Bộ trưởng An ninh: “Yêu cầu truy cứu trách nhiệm và bãi chức đối với Cục trưởng An ninh Lý Gia Siêu (John Lee) và Cục trưởng cục Cảnh vụ Lư Vĩ Thông (Stephen Lo) cùng các lãnh đạo cấp cao của họ.”

Khoảng 3 giờ chiều, sau khi CHRF đọc tuyên bố, cuộc biểu tình bắt đầu. Một số nhà hoạt động tiêu biểu như Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và Hà Tuấn Nhân (Albert Ho) dẫn đầu đoàn người rời khỏi Công viên Victoria, lúc này trời bắt đầu mưa lớn, mọi người không ngừng hô vang trên đường đi “Người Hồng Kông cố lên!”

Về việc CHRF tiếp tục tổ chức hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ, Chủ tịch đảng Dân chủ, ông Hồ Chí Vĩ (Wu Chi-wai) nhấn mạnh rằng cho đến nay Chính phủ đã không đáp ứng với năm yêu cầu chính, vẫn từ chối thừa nhận sai lầm: “Một mặt là biểu đạt bất mãn đối với việc chính phủ im lặng bất; một mặt là bởi vì đối mặt với sự đe dọa tấn công bằng vũ lực từ chính phủ đặc khu và chính phủ Trung ương Trung Quốc, đe doạ đến xã hội Hồng Kông, khiến chúng ta phải đối mặt với khủng bố trắng, chúng ta tuyệt đối không khuất phục, cũng không chấp nhận.”

Ông nhắc nhở chính phủ Bắc Kinh và Hồng Kông không nên cho rằng thông qua việc trấn áp là có thể giải quyết được sự tức giận của xã hội.

Ông Trần Kính Minh (Chan King-ming), thành viên của Liên minh Dân chủ Mới và Học viện Shaw của Đại học Trung văn Hồng Kông, cho rằng chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ kéo dài hơn hai tháng đã phát triển thành phong trào chống lại ĐCSTQ, đến hết tháng này cũng không thể lắng dịu: “Tháng 9 có thể là bắt đầu của bãi khoá, là bắt đầu của một làn sóng mới, thời khắc mang tính quyết định được rất nhiều bình luận nói là vào ngày 1/10, thời điểm quốc khánh liệu có 1 triệu người xuống đường kháng nghị đấu tranh hay không, điều này rất đáng chú ý.”

Ca sĩ Hà Vận Thi (Denise Ho) nhấn mạnh rằng, là một nghệ sĩ, cô cần phải lên tiếng chống lại độc tài toàn trị.

Ngoài các chính trị gia, ca sĩ Hà Vận Thi (Denise Ho) và diễn viên gạo cội Huỳnh Thu Sinh (Anthony Wong) cũng đã tham dự cuộc biểu tình. Ca sĩ Hà Vận Thi đã được các kênh truyền thông quốc tế phỏng vấn. Cô nhấn mạnh những gì nên làm với tư cách là một nghệ sĩ giải trí: “Không thể vì những lý do như thương mại hoặc cá nhân mà bỏ qua giá trị cơ bản làm người, đối với những giá trị phổ quát như tự do và công bằng, chúng ta phải đưa ra lựa chọn đúng đắn…”

Bieutinh HK 3

Ca si Ha Van Thi
Ca sĩ Hà Vận Thi nhấn mạnh rằng, là một nghệ sĩ cần phải lên tiếng chống lại độc tài toàn trị.

Cô đã nhắc lại chuyện diễn viên người Mỹ gốc Hoa Lưu Diệc Phi lên tiếng ủng hộ cảnh sát Hồng Kông khiến nhiều cư dân mạng đã tẩy chay bộ phim Hoa Mộc Lan của Disney do Lưu Diệc Phi đóng vai chính: “Cho dù cô ấy tình nguyện thể hiện quan điểm của mình hay bị buộc phải tuyên bố vì lý do chính trị thì cũng đều cho thấy hậu quả của vấn đề, trên thị trường quốc tế mọi người sẽ thấy rằng vào thời điểm quan trọng các nghệ sĩ Hồng Kông và Đài Loan đã có lựa chọn đúng đắn, biết hy sinh lợi ích cá nhân. Lúc này mọi người sẽ nhận rõ ràng, cuối cùng chúng ta phải chọn chỗ đứng, hiên ngang hay quỳ gối.”

Trong số đông đảo người tham gia biểu tình dù cũng có những người lớn tuổi, nhưng phần nhiều là những người trẻ tuổi. Sinh viên năm nhất Christina và một nhóm học sinh trung học cũng đã đến. Cô cho biết cô đã tham gia hơn 80% các hoạt động: “Việc gia tăng số lượng người (biểu tình) từ 1,03 triệu lên 2 triệu người vì không được đáp ứng, cộng thêm cách  ứng xử của cảnh sát là quá mạnh, khiến người Hồng Kông thấy không thích hợp, cho nên có tình hình hiện tại.”

Cô nhấn mạnh rằng là người trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ Hồng Kông: “Tôi sẽ tiếp tục phát triển ở Hồng Kông, tôi không muốn thấy Hồng Kông rơi vào vô vọng, tôi không muốn vì buổi học mà bỏ đi phản đối, tham gia hỗ trợ biểu tình là thể hiện tấm lòng.”

Một bà cụ đã ngoài bảy mươi tuổi mái tóc bạc trắng, bà đi cùng với hai người hàng xóm cũng có mái tóc trắng như vậy: “Rút lại luật lệ phi lý, (đáp ứng) năm yêu cầu chính, rút ​​lại điều luật độc ác và tiến hành điều tra (thành lập ủy ban điều tra độc lập)”, bà nhấn mạnh rằng bà tham gia để hỗ trợ các sinh viên trẻ.

Đến khoảng 4 giờ chiều, người biểu tình rời khỏi Công viên Victoria và đến ngoài Tòa án Trung thẩm tại đường Chater. Khoảng 9 giờ tối CHRF mới tuyên bố ngừng cuộc biểu tình. Đến 10 giờ có thông báo cho biết khoảng 1,7 triệu người tham gia biểu tình tại Công viên Victoria và Vịnh Causeway lần này.

Một số hình ảnh trong cuộc biểu tình ngày 18/8:

Bieutinh HK 3

Bieutinh HK 4

Bieutinh HK 5

Bieutinh HK 6

Bieutinh HK 7

Bieutinh HK 8

Bieutinh HK 9

Bieutinh HK 10

Bieutinh HK 11

Bieutinh HK 12

Bieutinh HK 13

Bieutinh HK 14

Phân tích: Hồng Kông đã đến thời điểm quan trọng

Phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ của người dân Hồng Kông đã bắt đầu vào tuần thứ 11, lần biểu tình hôm 18/8 qua được nhiều nhà quan sát cho rằng là thời điểm rất quan trọng, bởi vì trước đó tràn ngập tin đồn rằng quân đội hoặc cảnh sát vũ trang Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ thực hiện thiết quân luật hoặc quản lý quân sự đối với Hồng Kông.

Hôm 1/8 thương gia giàu có Quách Văn Quý người Trung Quốc Đại Lục xin tị nạn ở Mỹ đã gây chú ý khi loan tin trên kênh Youtube cho biết ông nhận được thông tin đáng tin cậy rằng ĐCSTQ có thể “tiến hành thiết quân luật” tại Hồng Kông.

Trong khi cũng có tin từ giới truyền thông cho biết quân cảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trú tại Hồng Kông đã bí mật tiếp quản Hồng Kông. Một nguồn tin cho biết ĐCSTQ đã dùng vũ lực tiếp quản Hồng Kông vào ngày 4/8, nhiều người cũng cho rằng thông tin này là sự thật. Những thông tin bên lề chỉ ra, vây cánh của ĐCSTQ từ lâu đã kiểm soát trên khắp Hồng Kông: băng đảng Yuen Long, thành viên Hội đồng lập pháp Junius Ho, băng đảng Phúc Kiến, phe Kiến chế (thân Bắc Kinh), Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, và lực lượng quân đội và cảnh sát tiếp quản Hồng Kông.

Về vấn đề này, ngày 16/8 tờ Vision Times tại Mỹ đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dương Quang thường trú ở Hồng Kông trong 7 năm, ông phân tích:Gần đây, Tổng thống Mỹ Trump đã lên tiếng trên Twitter khuyên Tập Cận Bình bình tĩnh, cũng bày tỏ sẵn sàng trao đổi với các cơ quan truyền thông. Động thái này cho thấy sự khôn ngoan của TT Trump khi biết rằng ĐCSTQ có hai trung ương.”

“Theo trải nghiệm của tôi trong nhiều năm quan hệ với giới truyền thông và chính trị ở Hồng Kông, quân sư Tăng Khánh Hồng (cựu Chủ tịch nước của ĐCSTQ) của ông Giang Trạch Dân đã xây dựng thế lực ngầm kiểm soát Hồng Kông từ lâu, việc lần này cảnh sát đen và xã hội đen tấn công những người biểu tình ôn hòa ở Hồng Kông đó là băng đảng của phái Giang gây ra. Họ muốn ép đến mức cho Tập Cận Bình xuất binh giới nghiêm Hồng Kông nhưng chưa thành công.”

“Thế lực phái Giang đang tìm cách cho tình hình ngày càng căng thẳng, khiến ông Tập Cận Bình rơi vào cảnh cùng quẫn. Nếu ông Tập cho quân đội can thiệp Hồng Kông thì số phận ông ta sẽ giống như ông Lý Bằng (vừa mới qua đời gần đây), phải gánh tai họa vì tham gia trấn áp trong vụ Thiên An Môn ngày 4/6/1989; hơn nữa hiện tại toàn bộ cộng đồng quốc tế đang chú ý đến Hồng Kông. Do đó nếu cho quân đội đàn áp đồng nghĩa với tự sát chính trị của Tập Cận Bình. Trump đang hiểu tình cảnh của Tập Cận Bình, vì vậy muốn giang tay giúp đỡ, hy vọng ông Tập sẽ không làm những điều ngu ngốc.”

Nhiều nguồn tin ngoài Hồng Kông cũng chỉ ra, do người Hồng Kông rất tuân thủ luật pháp, tổ chức phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ rất văn minh khiến mục đích của phái Giang gây sức ép cho Tập Cận Bình đưa quân đội vào Hồng Kông không thể đạt được. Do đó người của Tăng Khánh Hồng đã cải trang thành người biểu tình cực đoan, sử dụng bạo lực tấn công các cơ quan chính phủ, làm tình hình leo thang. Trong phong trào biểu tình kéo dài hơn hai tháng qua, phe Tăng Khánh Hồng luôn ngụy trang thành người biểu tình cực đoan khiến cho cảnh sát Hồng Kông phải tăng cường vũ lực, dùng đến vũ khí gây sát thương, còn lực lượng quân đội cũng đang sẵn sàng. Đây chính là cãi bẫy đối với ông Tập Cận Bình nếu tạo ra một sự kiện Thiên An Môn thứ hai, lúc đó Tập Cận Bình có thể bị ép đến buộc phải từ chức.

Nhưng đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn không xuất binh khiến phái Giang đang tức giận, từ giới đặc vụ tại Hồng Kông đến hệ thống ngoại giao… đều xung trận lên án người biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ. Phái Giang ở Bắc Kinh, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, do thế lực phái Giang kiểm soát, đã gán tội danh “khủng bố” với những người biểu tình, nhằm đạt được mục đích đàn áp người dân Hồng Kông và hệ quả cuối cùng để ép Tập Cận Bình từ chức.

Hiện tại tình hình đã đến mức không thể che giấu, khiến nhiều nước phương Tây cũng phải lên tiếng phản đối. Do đó việc gần đây Tổng thống Mỹ Trump và một số chính trị gia quan trọng của Mỹ đồng loạt lên tiếng cảnh báo ĐCSTQ không sử dụng vũ lực chống lại Hồng Kông mang nhiều ẩn ý. Ngày 16/8 Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Mỹ đã ra tuyên bố chính thức rằng nếu ĐCSTQ đàn áp người dân Hồng Kông sẽ dẫn đến hậu quả thảm họa.

Chuyên gia truyền thông Dương Quang chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng Tập Cận Bình sẽ có lựa chọn đúng đắn trong vấn đề Hồng Kông, hiểu rõ về âm mưu thâm độc của thế lực Giang Trạch Dân.”

Tuyết Mai (Theo Vision Times)

Xem thêm: