Đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà nói, duy trì ổn định quan trọng hơn ngăn chặn dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19). Đối với các quốc gia phương Tây mà nói, một mực lấy lòng ĐCSTQ sẽ mang tới hậu quả chí mạng. Ý là một tấm gương tày liếp.

shutterstock 1667937838
(Ảnh: Shutterstock)

Mặc dù gần đây, ĐCSTQ đang dàn dựng hình ảnh tuyệt vời “ca ngợi chính phủ chống dịch”, tuy nhiên một vài sự thực không thể chối cãi đã chứng tỏ ĐCSTQ vẫn không thể thoát khỏi dịch bệnh. Mặt khác, các kênh truyền thông nước ngoài không hề tin vào thông tin dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.

ĐCSTQ định hướng dư luận vì lợi ích bản thân

Ngày 9/3, “Nikkei Asian Review” cho biết, ĐCSTQ kiểm soát dư luận trên mạng internet, thường biến hóa theo sự thay đổi hình thế chính trị của mình. Do vậy, những bài viết được phép đăng tải trên mạng internet của cư dân mạng Trung Quốc, thông thường là “theo kịp thời đại” so với những sự kiện quan trọng của chính quyền Bắc Kinh.

Ví như, khi mùa Xuân năm 2019 bắt đầu, những bình luận từ “thù hận” Nhật Bản chuyển thành “biểu hiện tốt”. Bởi vì chính quyền ĐCSTQ muốn cải thiện hình ảnh nước Nhật trong lòng dân chúng, nhằm tạo ra hình tượng tốt đẹp cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Nhật vào tháng Tư năm nay.

Bài viết trên Nikkei nói rằng những lời bình luận gần đây có thể được viết từ “đội quân 5 xu” tại Trung Quốc Đại Lục. Đây là một nhóm người phát tán tin đồn và kiểm soát dư luận do chính quyền ĐCSTQ biên tạo.

Vài tuần gần đây, bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ cực lực tạo dựng dư luận về “hình thế biến chuyển tốt”, nhằm khiến cư dân mạng thay đổi lối nghĩ bất mãn trước những thất sách phòng ngừa dịch của Bắc Kinh. Mặt khác, Bắc Kinh lại rất khó che đậy sự thực về việc không thể chống đỡ dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’. Ví dụ như ĐCSTQ buộc phải trì hoãn Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên được khai mạc vào ngày 12/3, trì hoãn vô thời hạn cuộc viếng thăm của Tập Cận Bình tới Nhật, vài trăm triệu cư dân trên toàn quốc bị hạn chế du lịch, nhà xưởng không thể hoạt động trở lại một cách toàn diện. Ngày 9/3, “Nikkei Asian Review” cho biết, nhà của gần 830.000 cư dân Bắc Kinh đã trở thành “nhà tù”.

ĐCSTQ không chia sẻ thông tin, các nước gặp họa

Ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo biểu thị: “Chế độ kiểm duyệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép phóng viên trong và ngoài nước cùng nhân viên y tế được tự do phát ngôn và điều tra, vậy thì giới quan chức ĐCSTQ và các quốc gia khác sớm đã được chuẩn bị tốt, nhằm ứng phó với thách thức này.”

Kênh truyền thông của giới chức ĐCSTQ tuyên truyền rằng virus corona mới có thể bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc. Về việc này, ông Pompeo phản bác rằng: “Chúng ta biết chắc chắn rằng virus có nguồn gốc từ đâu.”

Ông Pompeo còn nói, Mỹ cũng tin chắc rằng một vài thông tin vốn có thể có được nhanh chóng, một vài số liệu lẽ ra ĐCSTQ đã có thể cung cấp và chia sẻ với các chuyên gia toàn cầu, nhưng thật không may là, “Họ không làm như vậy.”

Trước những lời dối trá của ĐCSTQ, truyền thông hải ngoại: Không thể tin

Ngày 29/1, Daniel Henninger, nhà văn của chuyên mục “Nhật báo phố Wall” viết rằng, “Xét về tình hình hiện tại, dẫu vô tình hay cố ý, Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng sẽ thực hiện các hành động gây thiệt hại đáng kể cho phần còn lại của thế giới.”

Ngày 20/2, Victor Davis Hanson, nhà sử học nổi tiếng, cũng viết rằng, “Chính phủ ĐCSTQ không chỉ đe dọa sinh tồn của 1,4 tỷ dân nước mình, mà còn uy hiếp toàn thế giới.”

“The Sunday Times” cho biết, cuối tháng 12 năm ngoái, phòng thực nghiệm tại Trung Quốc đã phát hiện một virus bất minh có khả năng lây lan cao, nhưng chính quyền ĐCSTQ đã ra lệnh ép họ phải dừng xét nghiệm và tiêu hủy mẫu, đồng thời đàn áp thông tin. Ngoài ra, phải vài tuần sau đó, ĐCSTQ mới thừa nhận virus corona mới đã xuất hiện khả năng lây nhiễm qua người.

Trong khi các nước phòng ngừa ‘viêm phổi Vũ hán’, ĐCSTQ vẫn đàn áp sự thực. “Nam Hoa Tảo Báo” cho biết, ngày 11/2, một nhóm do giáo sư Trương Vĩnh Trinh Trung tâm Lâm sàng Y tế Cộng đồng Thượng Hải đứng đầu, đã công bố trình tự gen virus corona mới đầu tiên trên thế giới tại trang web virologic.org. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau chính quyền ĐCSTQ đã đóng cửa phòng thực nghiệm này với lý do “tu sửa”. Một nguồn tin đã nói với “Nam Hoa Tảo Báo”, Trung tâm này từng 4 lần xin cấp phép mở cửa trở lại, nhưng “vẫn không nhận được câu trả lời”.

Phillip Ngũ (Phillip Wu), một nhà văn tự do tại Bắc Kinh, nói: “Trận dịch lần này hoàn toàn vạch trần sự hủ bại, chủ nghĩa quan liêu, chế độ kiểm soát và sàng lọc thông tin của quốc gia (ĐCSTQ).”

Ý là một tấm gương tày liếp

Thật không may, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã áp dụng biện pháp ngược lại, “khen ngợi” hành động phòng chống dịch của ĐCSTQ. Một số các quốc gia châu Âu cũng bận rộn lấy lòng ĐCSTQ.

ĐCSTQ che giấu dịch bệnh gây hại cho những quốc gia khác, đặc biệt là những nước láng giềng. Ý, một trong những nước tham gia “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ là một trong những quốc gia thiệt hại nặng nề nhất. Tính tới hết thứ Hai ngày 9/3, số ca chẩn đoán nhiễm bệnh tại Ý đã vượt qua 9.172 người, 463 người tử vong. Ông Giuseppe Conte, Thủ tướng Ý, đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc nhằm bảo vệ sinh mệnh và sức khỏe quốc dân.

Massimo Galli, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Sacco tại Milan, cho biết: “Chúng tôi đang ở trong tình trạng khẩn cấp, tôi rất lo lắng,… Như một trận sóng thần, hơn nữa, đây chỉ là một góc khuất của núi băng. Dẫu có một cơ cấu y tế tốt nhất thế giới như chúng tôi, cũng không thể đảm đương nổi nguy cơ này.”

Sai lầm chí mạng của Ý là tin vào chính quyền ĐCSTQ. Từ tháng Một năm nay, nước này vẫn không đóng cửa biên giới, cũng không sàng lọc tất cả hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc (gồm người Trung Quốc và người Ý). Nền kinh tế miền Bắc nước Ý tê liệt, người dân hoang mang, phập phồng lo sợ, siêu thị tại thành phố Milan vắng hoe.

Cái giá khi tin vào những lời dối trá: Không thể phân biệt thật giả

Chính trị gia Dương Đại Lợi, giáo sư Đại học Chicago, trong một buổi phỏng vấn trên “Nam Hoa Tảo Báo” đã nói, ảnh hưởng của virus corona mới tương đương với Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986, mọi người sẽ phải chiến đấu với virus trong nhiều năm tới.

Thật không may, trong khi các quốc gia phương Tây đang ứng phó với ĐCSTQ, cũng đã phạm phải sai lầm không thể tha thứ tương đồng như khi đối đãi với Liên Xô: Tin tưởng vào sự thống trị độc tài hoang tưởng và tàn nhẫn.

Mã Kiến, một nhân sĩ bất đồng chính kiến với ĐCSTQ, chỉ ra rằng: “Rất rõ ràng, virus toàn trị của Tập Cận Bình không chỉ đe dọa sức khỏe của người dân Trung Quốc, mà còn uy hiếp sức khỏe và sự tự do của tất cả chúng ta.”

Một bài viết trên Wechat về bác sĩ Vũ Hán Lý Văn Lượng, một trong số những “người thổi còi” dự báo sớm tại Vũ Hán, đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng của Valery Legasov, một nhà hóa học Liên Xô, rằng: “Cái giá của những lời dối trá là gì? Không phải là chúng ta tin đó là thực. Hiểm họa thực sự là, nếu chúng ta nghe quá nhiều những lời dối trá, sẽ không thể phân biệt thật giả…”

Legasov đã điều tra thảm họa hạt nhân Chernobyl. Mặc dù ông muốn nói ra sự thực, nhưng bị chính quyền Xô Viết đàn áp, bức hại và buộc phải nói dối, cuối cùng ông đã lựa chọn tự sát.

Các quốc gia phương Tây cảm thấy hối hận vì đã không thúc giục chính quyền ĐCSTQ chịu trách nhiệm với tội ác máu lạnh của mình, mà vẫn đối đãi như với Liên Xô trước kia. Lấy lòng Bắc Kinh không chỉ là chính sách thất bại, đồng thời cũng là mối đe dọa chết người.

Theo Epoch Times

Xem thêm: