Hệ thống Ngoại giao của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục được điều chỉnh từ cách tổ chức đến nhân sự, gần đây Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương mới được thành lập đã có phiên họp đầu tiên, ba vị trí đứng đầu Ủy ban là ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn, như vậy là đã khẳng định sự thực Vương Kỳ Sơn phụ trách ngoại giao. Trong cùng thời gian, các nhân viên của Bộ Ngoại giao đã liên tục được thay đổi, vị trí Thứ trưởng của ông Lý Bảo Đông (Li Baodong) đã bị bãi miễn.

Embed from Getty Images

Đầu năm nay, giới truyền thông ngoài dòng chính tiết lộ chính quyền Bắc Kinh đang có những cải tổ triệt để hệ thống ngoại giao (Ảnh: Getty Images).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc điều chỉnh nhân sự

Theo tờ “Tin Nóng” (ThePaper.cn) của nhà nước Trung Quốc đưa tin, ngày 17/5 trong mục “Cán bộ chủ chốt” của trang web chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lý Bảo Đông đã không còn giữ chức Thứ trưởng.

Ông Lý Bảo Đông sinh năm 1955 ở Bắc Kinh, từng là Tham tán Quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng hoà Zambia, Đại diện thường trú tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva Thụy Sĩ… Nhậm chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao năm 2013.

Từ Đại hội 19 ĐCSTQ đến nay, giới chức Bắc Kinh đã thực hiện những thay đổi lớn đối với hệ thống ngoại giao.

Tại “lưỡng hội” Trung Quốc vào tháng Ba, ông Vương Nghị được thăng chức Ủy viên Chính phủ và tiếp tục là Bộ trưởng Ngoại giao. Ông Dương Khiết Trì từ Ủy viên Chính phủ đã được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị, hiện là “Chủ nhiệm Văn phòng của Ban Công tác đối ngoại Trung ương”.

Ngày 30/3, trang web chính của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có cập nhật tin mới, qua đó Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao Trương Nghiệp Toại không còn là Thứ trưởng; thay vào đó đã bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao mới là Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), phụ trách công tác nghiệp vụ ngoại giao thường ngày.

Có thông tin cho rằng, vai trò Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Vương Nghị có thể phải bàn giao trước thời hạn cho ông Lạc Ngọc Thành.

>>Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có thể sẽ giải nhiệm sớm vì các vụ bê bối

Ông Vương Kỳ Sơn mới là người điều hành trực tiếp?

Hồi tháng Ba, nhà chức trách Bắc Kinh công bố chương trình cải cách tổ chức Đảng và Nhà nước, thành lập mới Ban Công tác đối ngoại Trung ương, ban lãnh đạo cao nhất có Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn, Vương Hỗ Ninh, Hàn Chính. Như vậy là đã xác định cơ cấu nhân sự lãnh đạo ngoại giao cấp cao nhất của ĐCSTQ.

Tập Cận Bình
Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Getty Images)

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình là Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương, Lý Khắc Cường là Phó Chủ nhiệm, Vương Kỳ Sơn là Ủy viên. Dù ông Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính có tham gia nhưng không phải là Ủy viên.

Một thay đổi rõ ràng là, tiền thân của Ủy ban Đối ngoại này là Tổ Chỉ đạo Đối ngoại Trung ương có nhân sự chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước giữ hai chức Tổ trưởng và Tổ phó, như thời ông Hồ Cẩm Đào thì Hồ Cẩm Đào là Tổ trưởng, khi đó ông Tập Cận Bình là Phó Chủ tịch nước giữ chức Tổ phó; sau Đại hội 18, ông Tập Cận Bình là Tổ trưởng, Tổ phó là Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều.

Nhưng ở tổ chức mới này thì ông Thủ tướng Lý Khắc Cường giữ chức Phó Chủ nhiệm, ông Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn là Ủy viên, khác với thông lệ.

Trang tin Duowei News tại Mỹ có bài viết cho rằng, cách tổ chức này cho thấy công việc ngoại giao được nâng cao một bậc, hai người đứng đầu Đảng và Chính phủ đứng đầu Ban Đối ngoại, có nghĩa ngoài việc cân bằng các vấn đề như quy cách và tài chính, an ninh quốc gia, còn cho thấy đặc trưng quan trọng khác là sau này ông Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn sẽ phối hợp trong các việc đối ngoại của Trung Quốc.

Thông tấn xã Trung ương Đài Loan có nhận định, dù theo thứ tự danh sách từ cuộc họp đầu tiên của cơ quan này thì ông Vương Kỳ Sơn ở vị trí thứ ba, nhưng chính ông Vương Kỳ Sơn mới là người trực tiếp chỉ đạo công việc đối ngoại.

Tại Đại hội 19 ông Vương Kỳ Sơn phải bàn giao lại tất cả các chức vụ, nhưng đến Đại hội Nhân đại toàn quốc hồi tháng Ba đã trở lại với vai trò Phó Chủ tịch nước, khi đó giới quan sát đã cho rằng ông Vương Kỳ Sơn có thể chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại mà chủ yếu nhất là về quan hệ Trung-Mỹ, và báo cáo trực tiếp công việc cho ông Tập Cận Bình .

Sau khi ông Vương Kỳ Sơn nhậm chức đã thường xuyên gặp các quan chức hàng đầu nước ngoài. Những nguồn tin cho biết, ông Vương Kỳ Sơn là người đứng sau các hoạt động đẩy mạnh ngoại giao giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Ấn Độ gần đây, và thậm chí đóng một vai trò quan trọng trong đàm phán xung đột thương mại Trung-Mỹ.

Mặt khác, trước đây ông Vương Hỗ Ninh vốn đóng một vai trò quan trọng về ngoại giao, nhưng trong cơ cấu ngoại giao này cũng nằm dưới ông Vương

Hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ từ lâu đã nằm dưới sự kiểm soát của phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Trong thời gian ông Hồ Cẩm Đào cầm quyền thì hầu như bị những thân tín từ thời ông Giang Trạch Dân thao túng. Từ năm 1993 – 2013, bốn nhân vật hàng đầu phụ trách ngoại giao Trung Quốc như Tiền Kỳ Tham, Đường Gia Triền, Lý Triệu Tinh, Dương Khiết Trì đều là người phái Giang.

Tuyết Mai

Xem thêm: