Ngày 3-5/9 vừa qua, lãnh đạo các nước trong khối BRICS đã tiến hành hội nghị lần thứ 9 tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là lần thứ 2 Trung Quốc đứng ra tổ chức hội nghị BRICS kể từ sau hội nghị năm 2011 diễn ra tại thành phố Tam Á.

brics2017
Các nhà lãnh đạo BRICS tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc

Trước đó, Hội nghị Bộ trưởng Tthương mại các nước khối BRICS diễn ra hồi tháng 8 đã đặt nền móng cho Hội nghị BRICS lần này. Trong lễ khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu mang tính định hướng.

Từ năm 2009, 4 nước gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil lần đầu tiên tổ chức hội nghị chính thức tại thành phố Yekaterinburg của Nga. Đến nay, BRICS đã tổ chức 9 lần hội nghị. Hội nghị lần thứ 9 năm nay được nhấn mạnh với chủ đề “Hướng đi 10 năm dưới cơ chế BRICS” nên đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các giới.

Ngày 4/9, các nước BRICS phát biểu tuyên bố chung. Phần cuối của tuyên bố cũng thông báo năm 2018, Nam Phi sẽ tổ chức Hội nghị BRICS lần thứ 10.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ chế hợp tác của BRICS từ khi thành lập đến nay, quốc tế vẫn luôn thảo luận và nghi ngờ về hiệu quả của nó. Nhất là vài năm gần đây, trước thực tế là tình hình kinh tế của 5 nước thành viên không có dấu hiệu tốt hơn lên, những đánh giá rằng BRICS mất đi bản sắc  hay “cơ chế không có hiệu quả” liên tục xuất hiện.

Một học giả người Bazil cho rằng, BRICS không có hiến chương và cơ chế tổ chức, không có trụ sở chính cũng không thiết lập ban thư ký, thậm chí không có quỹ cố định để triển khai các hoạt động cần thiết, trong khi đây là những điều kiện cần mà bất cứ cơ cấu tổ chức nào muốn có được thành công.

Một học giả Ấn Độ chỉ ra, Hội nghị BRICS và các hội nghị quan trọng khác đã đề xuất nhiều mục tiêu có vẻ to lớn. Nhưng do thiếu cơ chế hóa, nên 5 nước trong khối BRICS không cách nào thực hiện, theo dõi và đôn đốc một cách có hiệu quả những văn kiện quan trọng của khối này.

Trước đó, hồi tháng 5, Trung Quốc đã tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Một vành đai, một con đường”, diễn đàn cũng nêu bật rằng “Một vành đai, một con đường” từ quy hoạch đang dần dần bước sang giai đoạn thực thi. So sánh có thể thấy, khối BRICS từ khi thành lập đến nay, quốc tế ngày càng kém lạc quan về hiệu quả của tổ chức này, nhất là khi cơ chế hợp tác của “Một vành đai, một con đường” và BRICS có không ít điểm trùng lặp. Chẳng hạn như hai nước Nga và Ấn Độ – 2 nền kinh tế lớn trong BRICS đã dọc tuyến “Một vành đai, một con đường”. Do đó, có học giả cho rằng, cơ chế hợp tác của BRICS đã đến lúc “nghỉ hưu” rồi.

Năm 2001, nhà kinh tế học Jim O’Neil, người đứng đầu công ty Goldman Sachs lần đầu tiên đề xuất khái niệm “4 nước BRIC”, tên BRIC được lấy từ chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của 4 nước, Brazil, Russia, India, China. Năm 2003, trong một bản báo cáo nghiên cứu có tựa đề “Cùng mộng tưởng với  ‘4 nước BRIC’” đã dự đoán, đến năm 2050, tình hình kinh tế thế giới sẽ xáo trộn lần nữa, các nước BRIC sẽ vượt qua các nước phát triển như Anh, Pháp, Ý, Iceland, Đức. Sau khi bản báo cáo này được công bố, BRIC đã thu hút được sự chú ý của thế giới, và khái niệm này cũng nhờ đó mà được nhiều người biết đến. Ngày 23/12/2010, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Bazil đồng thuận cho Nam Phi (South Africa) gia nhập làm thành viên chính thức, do đó có tên “5 nước BRICS”.

Trí Đạt

Xem thêm: