Từ lâu, giới chuyên môn đã bàn tán về những bí ẩn phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn, khiến cho nơi này xuất hiện các hiện tượng khác thường (đặc biệt là sự kiện tắm máu học sinh sinh viên năm 1989).

Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông (Ảnh: Jorge Lascar/ Flickr)
Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông (Ảnh: Jorge Lascar/ Flickr)

Gần đây, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn đã đề nghị dời Nhà kỷ niệm Mao Trạch Đông ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Có báo khơi lại việc nhà biên kịch nổi tiếng Ngô Tổ Quang trước đây đã từng cao giọng đòi đem hỏa thiêu Mao. Truyền thông Đại Lục cũng từng đăng tin có nhà phong thủy tiết lộ Nhà tưởng niệm Mao đối với Quảng trường Thiên An Môn là một ‘điểm đen’ phong thủy.

Theo tạp chí “Tranh Minh” của Hồng Kông số tháng 8/2016, ông Vương Kỳ Sơn dẫn đầu, theo đó là Cục trưởng Cục Tổ chức Trung ương Triệu Lạc Tế và Phó tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Diên Đông cùng nhau đề đạt ý kiến đem Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông dời đến Thiếu Sơn ở Hồ Nam. Ý kiến này gần đây đã được một hội nghị của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua với số phiếu quá bán.

Phần 1: Linh đường ngay quảng trường trung tâm thành phố

Nội tình vật báu trấn giữ thành lầu bị gỡ bỏ

Theo bài viết “Trùng kiến Thiên An Môn” của tác giả Dương Li đăng trên Nhật báo Bắc Kinh ngày 5/4: Do thời gian, chiến tranh và động đất, cổng lầu Thiên An Môn “đầy những vết thương”. Tháng 3/1966, khu Hình Đài tỉnh Hà Bắc xảy ra trận địa trấn cấp 7.2 gây chấn động tới Bắc Kinh khiến thành lầu Thiên An Môn bị hư hoại nặng nề. Năm 1969, chính phủ Trung Quốc quyết định tháo dỡ toàn bộ thành lầu Thiên An Môn cũ và xây dựng lại theo quy cách và kiến trúc ban đầu. Công trình được thực hiện bí mật, chính thức khởi công ngày 15/12/1969 và hoàn thành vào đầu tháng 4/1970.

Ông Diệp Dung Khê, một công nhân đã nghỉ hưu từng tham gia làm việc dỡ bỏ thành lầu nhớ lại, câu chuyện khó quên nhất là khi dỡ bỏ cái hộp báu. Nó nằm ngay tại trung tâm nóc thành lầu, ông phải tới lấy ra giao cho phó chỉ huy Ngô Kim Thiết. Khi đó cái hộp cũng đã tan thành từng mảng, không biết có phải nó làm bằng gỗ trinh nam (phoebe zhennan) không, nhưng bên trong có vật trông giống “mụn đồng”, bên cạnh “mụn đồng” có 3 – 4 vật giống như viên đá. Qua chuyên gia giám định xác nhận, vật trông giống “mụn đồng” là vật báu bằng vàng, những vật giống viên đá là chu sa và lương thực ngũ sắc.

Chuyên gia nghiên cứu Miến Thụ Quân chia sẻ với giới truyền thông rằng, theo ghi ghép về văn hóa cổ Trung Hoa trong sử sách đời Minh – Thanh thì những thứ trong cái hộp dùng để yểm thành lầu, dùng để trừ tà.

Sau này vật báu trấn thành lầu không biết bị thất lạc đi đâu mất. Vài tháng sau khi thành lầu xây dựng xong, ở vị trí trước đây để bùa yểm người ta đặt vào hòn đá cẩm thạch trắng, trên khắc chữ “Xây dựng lại từ tháng 1 ~ 3 năm 1970”.

Truyền thông Trung Quốc: Nhà kỷ niệm Mao ở Thiên An Môn là điểm đen phong thuỷ

Ngày 16/9/2014, trang mạng quân sự Trung Quốc (xilu) đăng bài “Huyền cơ giấu trước Thiên An Môn: Bí mật lớn mà người Trung Quốc không biết”, theo đó bài viết nhận định về tấm màn đen phong thủy gây họa cho Trung Quốc là ở Thiên An Môn.

Bài viết chỉ ra, Quảng trường Thiên An Môn là quần thể kiến trúc phong thủy, còn “Kỷ niệm đường” của Mao mà nhiều người hay đến tham quan là trái tim của kiến trúc phong thủy này.

Theo bài viết, “nhà lãnh đạo cách mạng Tân Hợi là Tôn Trung Sơn chỉ được an táng tại lăng Trung Sơn ở Nam Kinh. Nhưng ông Mao Trạch Đông lại nằm ngay Quảng trường Thiên An Môn”. Đây là làm theo tâm nguyện của Mao. Từ đây, “linh đường của Mao trở thành điểm tham quan miễn phí, du khách đi qua đi lại tấp nập, dương khí của người sống bù vào âm khí của người chết” (theo dân gian là quỷ hút khí người).

“Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân ở trước Nhà kỷ niệm Mao trông giống cái gì? Có giống thanh bảo kiếm cắm xuống đất không? Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân này cũng là bia mộ của anh hùng nhân dân, đồng thời cũng là bia mộ của Mao”.

“Cột cờ trước bia kỷ niệm có giống nén nhang dành cho Mao không? Tại Quảng trường Thiên An Môn hàng ngày đều cử hành nghi thức kéo cờ, nghĩa là hàng ngày đều tỏ lòng thành với Mao!”

Còn chân dung của Mao treo ở cổng thành lầu chính là “di ảnh” treo ở linh đường. Theo bài viết, “xây dựng cái linh đường ngay quảng trường trung tâm thành phố, có lẽ điều này chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc 5000 năm”.

Mời xem tiếp phần 2: Nội tình ướp xác Mao Trạch Đông