Hồng Kông bùng nổ cuộc diễu hành phản đối luật cho phép dẫn độ người sang Trung Quốc hôm 9/6, đây là cuộc diễu hành quy mô lớn nhất kể từ sau khi bàn giao chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997; hơn 1,03 triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường diễu hành yêu cầu rút lại “Dư luật đào phạm”, các kênh truyền thông quốc tế cũng liên tiếp đưa tin về cuộc đại diễu hành này. Tuy nhiên, truyền thông tại Trung Quốc Đại lục lại không hề nhắc gì, thậm chí còn ngăn chặn tất cả các nội dung liên quan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói, số người Hồng Kông tham gia diễu hành nhiều không đại biểu cho ý dân, đồng thời cảnh cáo truyền thông không được “can thiệp”.

dieu hanh 9 6 1
Hình ảnh người dân diễu hành phản đối dự luật dẫn độ đào phạm sang Trung Quốc của chính phủ Hồng Kông (Ảnh: Epoch Times)

Truyền thông Đại lục im lặng, “Hồng Kông cố lên” trở thành từ cấm

Cuộc đại diễu hành phản đối “đưa người sang Trung Quốc”, kháng nghị chính phủ Hồng Kông thẩm định “Luật dẫn độ” đã thu hút được sự quan tâm cao độ của các kênh truyền thông lớn trên thế giới như BBC, The Guardian, New York Times, CNN, Washington Post. Tuy nhiên, điều lạ là, tại Trung Quốc Đại lục, các kênh truyền thông chính thức như Tân Hoa Xã, CCTV, Nhân dân Nhật báo lại chỉ tiếp tục đưa tin các tin tức như Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Kyrgyzstan và Tajikistan, tình hình giao thông và du lịch trong tiết Đoan Ngọ, Kỳ thi đại học tại Trung Quốc kết thúc, v.v.

Không chỉ vậy, khi Hồng Kông xảy ra các sự kiện đột phát như diễu hành xảy ra xung đột, các kênh truyền thông quốc tế hầu như đều đưa các liên quan, nhưng truyền thông Đại lục chỉ đưa tin về trận động đất mỏ 2,3 độ Richter ở Cát Lâm, khiến 9 người chết và 10 người bị thương.

Ngoài ra, trên mạng xã hội tại Trung Quốc, các thông tin liên quan đến cuộc diễu hành ở Hồng Kông chỉ có chỉ trích như “đòi Hồng Kông độc lập”, hoàn toàn không nhìn thấy những hình ảnh nào liên quan đến cuộc diễu hành; những câu như “phản đối giao người cho Trung Quốc”, “Hồng Kông cố lên”, “Ủng hộ Hồng Kông”, “bảo vệ Hồng Kông” cũng bị ngăn chặn. Hiện tại, câu “Hồng Kông cố lên” đã trở thành từ cấm trên Weibo.

Phóng viên Stephen McDonell của Đài BBC cũng đăng một bức ảnh lên Twitter, chỉ ra hiện tại quản lý mạng của Trung Quốc sẽ tự động lọc những bản tin liên quan đến phản đối “Dự Luật dẫn độ đào phạm”.

Hơn 1 triệu người Hồng Kông diễu hành không đại biểu cho ý dân?

Việc Trung Quốc ngăn chặn toàn diện các thông tin liên quan đến cuộc diễu hành hôm 9/6 tại Hồng Kông, khiến dư luận bên ngoài cảm thấy khó hiểu và hiếu kỳ. Có kênh truyền thông nước ngoài đã hỏi chính phủ Trung Quốc đối đãi thế nào với ý dân như thế, kết quả, câu trả lời của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận xôn xao.

Ngày 10/6, trong cuộc họp báo định kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phóng viên của Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) có hỏi, cuộc diễu hành tại Hồng Kông “phản đối giao người cho Trung Quốc” có hơn 1 triệu người tham dự biểu đạt yêu cầu của họ, chính phủ Trung Quốc có nghiêng về phía cho rằng đây là yêu cầu chính đáng, hợp lý, hợp tình hay không?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng không trả lời trực tiếp vào vấn đề ngay, mà tuyên bố rằng hiện có 800.000 người dân Hồng Kông cùng ký tên tham gia hoạt động của “Liên minh bảo vệ công bằng chính nghĩa, ủng hộ sửa đổi luật”, điều này cho thấy rõ dân ý của người Hồng Kông là ủng hộ sửa “Luật đào phạm”, Trung ương Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ đặc khu.

Cảnh Sảng nói tiếp, còn về cuộc diễu hành của hơn 1 triệu người mà phóng viên nhắc tới, theo con số mà chính phủ Đặc khu Hồng Kông đưa ra, là chưa tới 1 triệu người, hơn nữa “con số thực tế lại rất nhỏ so với 1 triệu”.

“Cái gọi là con số lớn, con số nhiều thì đại biểu cho ý dân, là không có sức thuyết phục lắm”. Cảnh Sảng còn yêu cầu kênh truyền thông đưa ra câu hỏi này cần tìm hiểu hơn nữa về tình hình Hồng Kông, nhưng không nên đi “can thiệp”.

Hoàn cầu Thời báo chỉ trích cuộc diễu hành “phản đối luật giao người cho Trung Quốc”

Không chỉ có vậy, ngày 10/6, tờ Hoàn cầu Thời báo xuất bản bài xã luận “Phe đối lập cấu kết phương Tây sẽ không thể nào làm lay động tình hình chung của Hồng Kông”, bài viết chỉ trích cuộc diễu hành phản đối “Luật dẫn độ đào phạm sang Trung Quốc” đang cùng lực lượng ủng hộ của nước ngoài “làm chính trị hoá để mưu lợi”, đồng thời dán nhãn sửa đổi luật thành “đe doạ nhân quyền của Hồng Kông”.

Ngoài ra, bài xã luận cũng cố gắng móc nối tranh cãi hiệu đính “Luật đào phạm” của Hồng Kông với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nói rằng Washington “có biểu hiện vô cùng sôi nổi khi nhúng tay vào sự vụ của Hồng Kông”, và một bộ phận những “người đối lập cấp tiến” mượn cơ hội cấu kết với Mỹ, khiến Hồng Kông trở thành “quân cờ” trong ván cờ Trung – Mỹ, hành vi như thế này của phe đối lập là đi ngược lại với “một nước, hai chế độ”.

Hoàn cầu Thời báo còn đặc biệt nhấn mạnh, trong cùng ngày của cuộc diễu hành này, “Liên minh bảo vệ công bằng chính nghĩa, ủng hộ sửa đổi luật” tại Hồng Kông đã nhận được danh sách ký tên ủng hộ sửa đổi “Luật đào phạm” của 730.000 người dân Hồng Kông, nhắc lại sự chính đáng của việc sửa đổi này, là “nỗ lực của chính phủ đặc khu Hồng Kông và ý nguyện của người dân, vì nền pháp trị và công bằng, tuyệt đối sẽ không bỏ cuộc giữa chừng.”

Ngôn luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và của Hoàn cầu Thời báo đã khiến cho dư luận bàn tàn sôi nổi.

Có cư dân mạng nói, “Quả đúng là thiểu năng chỉ biết nói những lời vô dụng, rốt cuộc là ai đã thay đổi ‘một nước hai chế độ’ của Hồng Kông, toàn thế giới đều rất rõ ràng.”

Cũng có cư dân mạng chỉ ra, “Ở Trung Quốc Đại lục, chỉ có đảng can thiệp vào truyền thông, đảng chỉ huy truyền thông.”, “Hôm nay là Hồng Kông, ngày mai có thể sẽ là Đài Loan.”

Trí Đạt

Xem thêm: