Mới đây, hành động và phát ngôn gợi liên tưởng đến đại nạn diệt chủng của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai của giới chức Hồng Kông đã khiến nhiều chuyên gia và học giả phải lên tiếng bất bình.

Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát Hồng Kông quát người biểu tình là “con gián” (Ảnh qua The Standnews)

Gần đây có luật sư đến đồn cảnh sát Hồng Kông để gặp đương sự đã phát hiện nhiều người bị bắt bị cảnh sát Hồng Kông ghi số hiệu trên cẳng tay, cách làm gợi liên tưởng đến tù nhân của Đức Quốc xã bị giam giữ trong các trại tập trung thời Thế chiến thứ Hai. 

Viết số hiệu lên da thịt người bị bắt

Nhật báo Apple của Hồng Kông đưa tin về vụ việc này cho biết chuyện xảy ra tại Sở cảnh sát Yuen Long, theo đó ngày 1/11, một luật sư đã gặp thanh niên bị bắt vào ngày 30/10 vì phản đối vụ rò rỉ khí ở Tuen Mun, luật sư phát hiện cảnh sát Hồng Kông đã dùng loại mực màu khó tẩy viết lên cẳng tay người bị bắt.

Thông tin cho biết, trước đây vị luật sư này chưa từng biết cách làm viết số hiệu lên cánh tay, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến, đã không khỏi cảm thấy khó chấp nhận và tức giận, cho rằng cách làm của cảnh sát Hồng Kông không khác gì cách làm của Đức Quốc xã đối với tù nhân vào thời Thế chiến thứ Hai.

Ngày 2/11, bộ phận Quan hệ Công chúng cảnh sát Hồng Kông đã phản hồi vấn đề này rằng, tối ngày 30/10 có những người biểu tình đã tập trung tại Tuen Mun có các hành vi như chặn đường và phá hoại an ninh công cộng, cảnh sát Hồng Kông nỗ lực cảnh cáo nhưng không tác dụng nên mới áp dụng hành động mạnh để giải tán. Trong quá trình này, cảnh sát đã bắt giữ 45 nam giới và 17 nữ giới, cảnh sát Hồng Kông cho biết do số lượng lớn người tham gia bị bắt nên sau khi đưa họ vào đồn cảnh sát phải đánh số hiệu đối với từng người để giúp dễ dàng cho nhận diện, đảm bảo giúp công tác điều tra theo dõi thuận tiện.

Theo các nguồn tin từ truyền thông Hồng Kông, tổng số người bị bắt vì tham gia chiến dịch chống Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã lên đến gần 3.000 người, nhiều người sau khi được thả ra đã tố cáo họ bị cảnh sát Hồng Kông đối xử vô nhân đạo trong thời gian bị giam giữ.

>>Nữ sinh Hồng Kông kể chuyện ngược đãi tại sở cảnh sát Kwai Chung

Ví người biểu tình là “con gián”

Một hành động nữa mới đây liên quan đến cách ứng xử của giới công chức Hồng Kông là chuyện phát ngôn của một quan chức Sở cứu hỏa Hồng Kông khi gọi người biểu tình là “con gián”.  Động thái cũng gây chú ý vì gợi liên tưởng đến những nạn nhân người Do Thái (gần 6 triệu người) của Đức quốc xã thời Thế chiến thứ Hai, hay như trong đại nạn diệt chủng người Tutsi ở Rwanda, vì trước thảm họa các nạn nhân cũng từng bị giới công quyền gọi là “con gián”.

Theo Stand News (Hồng Kông), Sở cứu hỏa Hồng Kông đã xác nhận rằng trong phát biểu tại hội thảo của Học viện Cứu hỏa và Cứu thương Pak Shing Kok ở Tseung Kwan, Phó Giám đốc Lương Vĩ Hùng đã tức giận gọi người biểu tình là “con gián”. Nhưng Sở cứu hỏa giải thích rằng từ “con gián” này chỉ là ám chỉ “côn đồ”, không phải là gọi tất cả người biểu tình, đồng thời cũng nhắc lại rằng phát ngôn khi đó không ở trong hoàn cảnh công khai trước công chúng.

Tuy nhiên Tiến sĩ Chu Thiếu Chương thuộc Khoa Triết học Đại học Baptist Hồng Kông đã chia sẻ trên tờ Stand News cho biết, theo giải thích từ Sở cứu hỏa thừa nhận có hành vi này, dù phát biểu không diễn ra trước công chúng nhưng cũng trước quan khách tham dự tọa đàm hôm đó, chắc chắn có những người cũng không đồng ý với ngôn từ “con gián” kiểu này. Cho dù bài phát biểu có trong trường hợp công khai hay không thì phát ngôn phản cảm này cũng là thực tế không thể chống chế, mà đã là thực tế xảy ra thì dù gì cũng nên xin lỗi.

Đồng quan điểm, có thị dân chỉ ra vấn đề giới chức Hồng Kông mà đặc biệt là cảnh sát ngang ngược, không bao giờ có ý thức tự nhìn lại lỗi lầm của họ là chuyện đã trở thành quen đối với thị dân Hồng Kông, thể hiện nổi rõ ở nhân vật đứng đầu là Trưởng Đặc khu. Còn đối với đội phòng chữa cháy là bộ phận vào sinh ra tử trong nhiều năm qua, luôn nỗ lực để xây dựng hình ảnh tốt, nhưng rất có thể hình ảnh và uy tín này đã bị ảnh hưởng không nhỏ vì phát ngôn của người có địa vị cao trong hệ thống này.

Tuyết Mai

Xem thêm: