Tình hình dịch viêm phổi do virus corona mới tại Trung Quốc đang mất kiểm soát, để làm giảm sự phẫn nộ của người dân, chính quyền Trung Quốc tiếp tục “ném dê thế tội” ra. Ngày 13/2, Tỉnh ủy Hồ Bắc có biến động về nhân sự, Thị trưởng Thành phố Thượng Hải Ưng Dũng thay thế ông Tưởng Siêu Lương nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc. 

20200213171328 DIADF
Ông Tưởng Siêu Lương bị miễn nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc (Ảnh từ internet)

Lúc 11 giờ sáng ngày 13/2, Tân Hoa Xã công bố thông tin biến động nhân sự tại tỉnh ủy Hồ Bắc: Ông Ưng Dũng (Ying Yong) nhậm chức Ủy viên, Thường ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc; ông Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang) không còn nhậm chức Bí thư, Thường ủy, Ủy viên Tỉnh ủy Hồ Bắc nữa. 

Thông tin công khai cho thấy, ông Ưng Dũng, sinh tháng 11/1957, người Chiết Giang, từng có nhiều năm nhậm chức tại Chiết Giang, và có nhiều năm cộng sự với ông Tập Cận Bình, được coi là nhân vật đại diện cho phe ông Tập Cận Bình. 

Ông Tưởng Siêu Lương, sinh tháng 8/1957, xuất thân có bối cảnh liên quan đến ngành tài chính, có thời gian dài công tác trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp quốc hữu, nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Giao thông, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm; tháng 10/2016, ông Tưởng Siêu Lương nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc. 

Tưởng Siêu Lương từng là trợ thủ đắc lực của ông Vương Kỳ Sơn. Năm 1997 bùng nổ khủng hoảng tài chính châu Á, tỉnh Quảng Đông từng thiết lập “Tiểu ban điều phối về xử lý rủi ro tài chính của các tổ chức tài chính vừa và nhỏ địa phương và Hiệp hội tài chính nông nghiệp tỉnh Quảng Đông“, trưởng tiểu ban này là ông Vương Kỳ Sơn, phó tiểu ban là ông Tưởng Siêu Lương. 

Ngày 29/11/2019, tờ Nhật báo Hồ Bắc đưa tin, ngày 28/11, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương nói về Hội nghị Trung ương 4 tại Trường đảng của Tỉnh ủy, trong đó có 10 lần đề cập đến tên của ông Tập Cận Bình, yêu cầu quan chức “ghi nhớ kỹ những răn dạy của Tổng Bí thư Tập Cận Bình”, giữ nhất trí ở mức độ cao với Trung ương.

Mặc dù từng là cấp dưới của ông Vương Kỳ Sơn, và từng có thời điểm biểu thị trung thành với ông Tập Cận Bình, nhưng ông Tưởng Siêu Lương cũng khó tránh khỏi số phận bị sa thải vào thời khắc quan trọng. 

Dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ hiện đã mất kiểm soát, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị ngoại giới và người dân phê bình vì che giấu tình hình dịch bệnh, đặc biệt là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng xác nhận, ĐCSTQ từ ngày 3/1 đã bắt đầu thông báo tình hình dịch bệnh cho phía Mỹ, nhưng người dân Đại Lục lại chẳng hay biết gì, cho đến ngày 20/1, sau khi ông Tập Cận Bình có chỉ thị, thì mới nghe được chuyên gia chính thức nói virus có thể lây truyền từ người sang người. 

Dư luận vẫn luôn thảo luận về việc truy trách nhiệm khi chính quyền bất lực trong xử lý dịch bệnh, trên mạng lan truyền một bức “sơ đồ truy trách nhiệm” đối với 4 quan chức địa phương bao gồm cả thành phố Vũ Hán, lần lượt là Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương, Tỉnh trưởng Hồ Bắc Vương Hiểu Đông, Bí thư Thị ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng; 4 người này được cho là dẫn đầu tai họa khi che giấu báo cáo tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. 

Ngoại giới phân tích cho rằng dưới thể chế độc đảng chuyên chính của ĐCSTQ, quan chức địa phương cũng đều chỉ là “con dê thế tội”.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) có bài viết nói, tình hình ‘viêm phổi Vũ Hán’ nghiêm trọng đến thế này, vì sao Trung ương ĐCSTQ, Quốc vụ viện lại chậm trễ biểu đạt thái độ, hiển nhiên là vì ông Tập Cận Bình chưa biểu đạt thái độ. Còn truyền thông của ĐCSTQ vẫn luôn đổ toàn bộ trách nhiệm về dịch bệnh lên đầu quan chức đứng đầu Vũ Hán và Hồ Bắc. Nhưng thực ra những quan chức địa phương này hiểu rất rõ chính trị của Bắc Kinh, họ đều là nhảy múa theo thanh điệu của ông Tập Cận Bình. 

Một bài viết trên Secretchina có tiêu đề “Lý Văn Lượng chết oan, Trung ương và địa phương bắt đầu chém giết để bảo vệ quyền lực” chỉ ra, nhà khoa học Tăng Quang thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, trả lời phỏng vấn của Thời báo Hoàn Cầu đã cho biết, trong làn sóng dịch bệnh này, ngoài vấn đề khoa học, quan chức còn cần cân nhắc đến vấn đề chính trị, duy trì ổn định, kinh tế, vấn đề nhu cầu dân sinh trong dịp lễ tết, lời của nhà khoa học “thường chỉ là một bộ phận mà quan chức đưa vào trong quyết sách”. 

Bài viết cho rằng, lời của ông Tăng Quang đã lột trần tư duy phòng dịch của ĐCSTQ, sinh mạng không phải là điều cân nhắc trước tiên, điều cân nhắc số một là chính trị của ĐCSTQ, thứ hai là duy trì ổn định, thứ ba là kinh tế. Mạng sống của người dân ngay cả vị trí thứ 3 cũng không có chỗ. Thể chế này coi mạng người như cỏ rác. Dưới cường quyền thì không có sự thật.

Trí Đạt