Mới đây một đoạn video ngắn của một bé gái người Kazakh cầu cứu thế giới bên ngoài đã được lan truyền nhanh nhanh chóng trên internet, trong video bé gái cố giữ bình tĩnh nói, “Cháu là Akerke Bekesh, ông nội cháu là Manapkhan, cha cháu là Bekesh, còn 2 anh trai nữa, họ đều bị nhốt trong trại tập trung của Trung Quốc, hy vọng mọi người có thể giúp cháu!” Đối diện với những chỉ trích ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế, quan chức Tân Cương hôm 12/3 đã có trả lời về vấn đề Tân Cương.

tran toan quoc
Bí Thư Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc và hình ảnh bé gái đã trốn thoát khỏi Tân Cương (Ảnh từ Getty / Facebook)

Bé gái tại Tân Cương rơi nước mắt khi phỏng vấn, thỉnh cầu “mọi người giúp cháu!”

Ngày 11/3, trang Facebook “@justadullan” có đăng một đoạn video, trong video có thể thấy một bé gái đáng yêu người Kazakh Tân Cương sau khi khi trốn thoát khỏi Trung Quốc sang Kazakhstan, bé gái đã nói với phóng viên, cháu là Akerke Bekesh, cháu ở đây để tìm cách cứu ông nội Manapkhan, bố Bekesh, hai anh trai Erbolat và Ezhenbay, họ đang bị nhốt ở trong ‘Trại tập trung’ ở Tân Cương, cháu rất nhớ họ!”

Bé gái nói với phóng viên, “Cháu nghe nói một người anh của cháu sắp bị mù. Cháu rất nhớ họ, hy vọng mọi người có thể giúp đỡ cháu tìm họ.” Bé gái nói và nhìn các phóng viên nước ngoài rồi không cầm được nước mắt, mọi người tại hội trường nghe xong lời tự thuật của cô bé, cũng rướm nước mắt.

Tân Cương không có “Trại tập trung”?

Đối diện với những chỉ trích ngày càng nhiều và gay gắt của cộng đồng quốc tế, hôm 12/3, Phó Bí thư Khu tự Trị Tân Cương Shohrat Zakir cho biết, Tân Cương không có “Trại tập trung” (hay còn gọi là Trại giáo dục cải tạo), chỉ có “Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp” được xây dụng để chống khủng bố, đồng thời ông cũng miêu tả trung tâm này là “trường nội trú”.

Ông nói, quốc tế nói Tân Cương có “Trại tập trung” hay “Trại giáo dục cải tạo”, “những lời này toàn là bịa đặt để nói dối, và vô cùng hoang đường. Shohrat Zaki còn nói, “Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp” của Tân Cương, không giống như dư luận nói rằng đó là nơi hạn chế tự do hoặc ngược đãi người, thực ra đó là trường học nội trú, còn miễn phí ăn ở, học viên được học tiếng Hán, luật pháp và các kỹ năng khác.

Ông Shohrat Zaki không giải thích cụ thể cái gọi là “Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp” rốt cuộc có bao nhiêu người, chỉ nói nó không như truyền thông nước ngoài nói là có hơn 1 triệu người.

Tuy nhiên, người đưa ra chính sách này là Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc, cũng có mặt trong buổi họp báo hôm 12/3 nhưng lại không trả lời vấn đề liên quan đến “Trại tập trung”.

Đại sứ Tự do Tôn giáo Mỹ: Chính quyền Trung Quốc sợ người dân có tín ngưỡng

Thực tế, từ lâu, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận Tân Cương tồn tại “trại tập trung”.

Hôm 8/3, tại Hồng Kông, Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ Sam Brownback đã có bài phát biểu về tự do tôn giáo, ông phê bình Bắc Kinh phát động “chiến tranh tín ngưỡng”, ông nói đảng Cộng sản Trung Quốc sợ người dân có tín ngưỡng, nhóm người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị bức hại tại Trung Quốc Đại lục là ví dụ điển hình.

Ông nói, “Đây là cuộc chiến tranh mà họ không thể nào thắng. ĐCSTQ cần phải nghe thấy lời kêu gọi yêu cầu tự do tín ngưỡng của người dân, đồng thời có hành động để sửa chữa sai lầm của chính mình.”

Về việc này, Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông đã lên tiếng, chỉ trích lời của ông Sam Brownback là công kích ác ý, đảo lộn trắng đen, đánh lừa dư luận.

Tuy nhiên, hôm 11/3, trong cuộc họp báo tại Đài Loan, ông Sam Brownback được giới truyền thông hỏi về vấn đề mà chính quyền Trung Quốc đáp trả khi ông phát biểu tại Hồng Kông, ông đã tiết lộ thêm về tình tiết về đấu khẩu với quan chức Trung Quốc.

Ông nói, hồi tuần trước, tại Liên Hiệp Quốc, có quan chức Trung Quốc cũng gặp những chỉ trích tương tự, ông nói với quan chức đó, “luôn có người Duy Ngô Nhĩ phản ánh với tôi, họ cung cấp danh sách nói rằng người nhà họ mất tích, có thể những người mất tích đó đang ở trong trại tập trung của Trung Quốc.” “Ông có thể giúp tôi tìm xem là người nào không?”, vị quan chức Trung Quốc đó nghe xong không biết nói gì.

Ông còn cho biết, ông sẽ tiếp tục đặt vấn đề với quan chức Trung Quốc, “ở đây tôi có danh sách hàng trăm người mất tích, họ ở đâu? Vì sao người nhà họ không tìm thấy họ?” và “Vì sao chùa chiền của Tây Tạng lại phải đóng cửa?”, v.v.

Ông nói, khi quan chức Trung Quốc nói nghi ngờ cáo buộc của ông là vô căn cứ, “Tôi sẽ yêu cầu họ (chính quyền Trung Quốc) trả lời cụ thể về những cáo buộc này.”

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Tự do Tôn giáo Mỹ Sam Brownback thăm Hồng Kông và Đài Loan từ ngày 6 – 13/3.

Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp và trại giam không khác gì nhau

Theo Tạp chí Bitter Winter chuyên về tình hình tự do tôn giáo và tình hình nhân quyền tại Trung Quốc số ra tháng 11 năm ngoái tiết lộ, cái mà chính quyền Trung Quốc gọi là “Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp” không khác gì với nhà giam.

Tháng 8/2018, phóng viên của tạp chí này cũng đã ngầm tới “Trung tâm bồi dưỡng giáo dục kỹ năng nghề nghiệp Anh Dã Nhĩ thành phố Y Ninh” ở làng Anh Dã Nhĩ, thành phố Y Ninh của Tân Cương. Tại đây, phóng viên đã phát hiện, cửa sổ của trung tâm này đều có song thép và được bọc bằng thép gai, cửa ra vào đều bằng thép, trên các tầng có nhiều camera giám sát tất cả các hướng và mọi ngóc ngách để theo dõi mọi hành vi của người bị giam giữ, chỉ cần vào trong nơi này, thì người dân sẽ không có gì gọi là riêng tư.

Từng có không ít người từng trải trong trại tập trung này tiết lộ, “nơi đó (trại giáo dục cải tạo) chính là một nhà tù, bảo vệ được trang bị đầy đủ vũ trang, còn cả có roi điện”, “ngày nào cũng có người bị đánh, bị hành hạ”, “chúng tôi thường xuyên nghe thấy tiếng kêu thảm thiết”, “nghe những tiếng kêu thê thảm đó lại càng khiến người khác sợ hãi, mọi người đều không dám lên tiếng, chỉ dám nhìn nhau…”

Trí Đạt

Xem thêm: