Bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông ngày 24/11 cho thấy phe thân Bắc Kinh đã đại bại. Nhiều nhà quan sát mô tả cuộc bầu cử này như là “biến thể” của một cuộc trưng cầu dân ý, khiến cả chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông đều mất thể diện hoàn toàn. Cũng có nhiều nhận định cho rằng giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị sốc vì vấn đề này, nhưng đây là chuyện không đáng ngạc nhiên.

Dưới đây là bài phân tích của ông Trịnh Trung Nguyên:

Tập Cận Bình
Phe thân ĐCSTQ đã đại bại trong bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, cả Bắc Kinh và Chính phủ Hồng Kông đều bị mất thể diện hoàn toàn (Ảnh: Shutterstock)

Vốn dĩ vì trước đó Bắc Kinh dường như khá tin tưởng bà Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga xử lý ổn thỏa tình hình bầu cử như trước đây, có lẽ họ thực sự mong rằng “đa số người Hồng Kông im lặng” hãy lên tiếng, nhằm ngăn Tổng thống Mỹ Trump chuẩn bị ký Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã thua toàn diện, còn ông Trump cũng theo tình thế để tặng cho người dân Hồng Kông món quà lớn trước Lễ Tạ ơn.

Liên quan đến chuyện Trung Nam Hải đánh giá sai tình hình Hồng Kông nói chung và biểu tình của người dân Hồng Kông nói riêng, mới đây hãng tin Reuters tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình không hài lòng với cách xử lý tình hình Hồng Kông của Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ và có kế hoạch thay Chủ nhiệm Văn phòng Vương Chí Dân, sau này sẽ dùng cứ điểm Trung Nam Hải tại Thâm Quyến kiểm soát hoạt động của Văn phòng này. Tuy nhiên thông tin này đã bị chính quyền Bắc Kinh cáo buộc là “đồn nhảm”.

Nếu lần này ông Vương Chí Dân của Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ bị truy cứu trách nhiệm thì cũng chỉ như là ‘vật tế thần’ mà thôi. Nhưng không chỉ vậy, bức xức của ông Tập Cận Bình còn liên quan đến tầng cấp cao hơn là ông Trương Hiểu Minh – Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao, cho đến tầng trên cùng là ông Hàn Chính – Trưởng ban Ban Điều phối Sự vụ Hồng Kông và Mao Cao, ngoài ra còn hệ thống tình báo. Toàn bộ hệ thống này đã không ngừng thao túng công tác tuyên truyền về Hồng Kông khiến bộ máy lãnh đạo tối cao ĐCSTQ hàng ngày ngây ngất tưởng rằng “tình hình luôn tuyệt vời”, cho rằng “tất cả trong tầm kiểm soát”, vì thế kết quả có lẽ khiến ông Tập càng thêm khó chấp nhận.

Ứng viên phe dân chủ đã giành chiến thắng áp đảo trong bầu cử của Hội đồng quận Hồng Kông, thế nhưng giới truyền thông của ĐCSTQ lại không dám đề cập. Trong một bài viết gần đây của phóng viên James Palmer thuộc Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ đã cho biết, trước thềm cuộc bầu cử Hội đồng quận, các tổ chức truyền thông hàng đầu ĐCSTQ như Thời báo Hoàn Cầu đã huy động giới biên tập viên viết bài nhận định rằng phe kiến chế thân ĐCSTQ đang chiếm thế thượng phong, chỉ ra rằng tỷ lệ bỏ phiếu cho thấy “người dân Hồng Kông không muốn tình trạng hỗn loạn tiếp diễn”, qua đó ông nhận định cách tuyên truyền này đã khiến giới chức hàng đầu của ĐCSTQ bị hoang tưởng. Ông chế nhạo: “Tuyên truyền là loại thuốc độc làm đau đầu, đã khiến Bắc Kinh đắm chìm trong tự sướng”.

>> Bầu cử Hồng Kông: Trò “tẩy não” của ĐCSTQ đã thảm bại

Thời báo Hoàn Cầu là cơ quan truyền thông chủ lực về tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ, trong chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ của người Hồng Kông lần này, đích thân Tổng biên tập Hồ Tích Tiến đã đến túc trực tại Hồng Kông đưa tin và có nhiều bình luận khiến cộng đồng mạng tức giận. Lần này có lẽ ông Hồ đã tự ‘húc đầu mình vào tường’.

Nhưng dĩ nhiên không chỉ có ông Hồ Tích Tiến, mà đó là toàn bộ cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, hiện đã có dấu hiệu hỗn loạn. Ví dụ như tổ chức tuyên truyền của ĐCSTQ bên ngoài Đại Lục là kênh tin Dwnews gần đây đã liên tục tung ra nhiều bài viết phản ánh về kết quả cuộc bầu cử Hồng Kông, nhằm cảnh tỉnh về thảm bại mang tính lịch sử của phe kiến chế trong cuộc bầu cử này.

Nội dung của các bài viết này đã thẳng thắn chỉ ra rằng chính quyền trung ương Bắc Kinh và Chính phủ Hồng Kông đã đánh giá sai nghiêm trọng tình hình trước bầu cử, lên án các tổ chức truyền thông Đại Lục và các cơ quan phụ trách Hồng Kông của trung ương đã “tô đẹp thái bình” suốt 22 năm qua, đã áp dụng phương pháp giải quyết mâu thuẫn kiểu địch – ta để giải quyết vấn đề có bản chất hoàn toàn khác, đó là sai lầm nghiêm trọng.

Trong nhiều tháng biểu tình tại Hồng Kông, các tổ chức truyền thông của Đại Lục đã dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ, bịa đặt, công kích người biểu tình Hồng Kông, ở trong nước thì kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc và tạo tâm lý căm thù người biểu tình Hồng Kông. Kết quả hiện giờ, việc truy cứu hoạt động tuyên truyền sai lạc này nhắm vào ai?

Tất nhiên, tuyên truyền là địa bàn của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Vương Hỗ Ninh. Cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ thường không tiện cho truyền thông ĐCSTQ tại Đại Lục loan tin, vậy là chuyển sang cho truyền thông thân ĐCSTQ ở nước ngoài, chỉ dấu hiệu này cũng có thể thấy “cuộc trưng cầu dân ý” ở Hồng Kông lần này khó tránh khỏi việc làm tăng thêm mâu thuẫn tại Trung Nam Hải.

Trước đây tôi đã chỉ ra rằng hệ thống quản trị của ĐCSTQ liên quan đến Hồng Kông và Ma Cao vẫn không thay đổi trong 20 năm qua, đội ngũ thao túng do những người thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng phụ trách có thể xem là “bất di bất dịch”, phía sau cục diện hỗn loạn tại Hồng Kông là nhiều thủ đoạn ma quỷ. Hiện nay những nhân vật chóp bu phụ trách phải kể như Hàn Chính (Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Ban Sự vụ Hồng Kông – Ma Cao), Trương Hiểu Minh (Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao), Vương Chí Dân (Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ), nhưng đáng kể chính là ông Vương Hỗ Ninh chịu trách nhiệm chính trong cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ mà đã không ngừng bôi nhọ người biểu tình Hồng Kông.

Nhưng từ sự cố này ở Hồng Kông, ông Tập Cận Bình đã tìm thấy cơ hội đầu tiên để đưa Triệu Khắc Chí (Phó Bí thư Ban Chính pháp kiêm Bộ trưởng Bộ Công an, quan chức “bang Phúc Kiến” thân thiết với ông Tập) đảm trách Phó ban Ban Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao, còn Trần Đông Dược cũng sẽ lên Phó Chủ nhiệm thứ nhất của Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ tại Hồng Kông.

Hiện không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy những nhân vật đứng đầu các cơ quan như Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macao, Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ, Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, và thậm chí cả bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ bị truy cứu trách nhiệm, nhưng điều này không có nghĩa là mọi thứ yên ổn. Nếu ĐCSTQ có nội loạn, những ‘con dê thế mạng’ đầu tiên rất có thể là quan chức bên dưới, khả năng bị hạ bệ của các quan chức như Trương Hiểu Minh và Triệu Khắc Chí là không nhỏ, nhưng cả những ‘bàn tay đen’ của ĐCSTQ đứng sau giật dây Chính phủ Hồng Kông đàn áp người biểu tình cũng sẽ khó thoát cảnh tan đàn xẻ nghé, bởi vì vỗn dĩ hệ thống này cũng không phải một khối vững chắc.

Tất nhiên, một mặt vì giới chức cấp cao của Bắc Kinh bị ảnh hưởng bởi tư duy cứng nhắc của văn hóa Đảng nên dường như mọi tiếng nói phản biện về ý dân Hồng Kông và quan niệm chính trị dân chủ của Hồng Kông đều khó lọt tai họ, chừng nào còn cố thủ trong thể chế ĐCSTQ thì cơ chế quản lý Hồng Kông mà giới cầm quyền chú trọng sẽ chỉ theo xu hướng hành xử theo những gì quan trường ĐCSTQ thấy vui thích, chỉ đưa tin làm sao không khiến giới lãnh đạo phải boăn khoăn lo lắng.

Trên thực tế, ngay trước Hội nghị Bắc Đới Hà năm ngoái ông Vương Hỗ Ninh đã bị “đấu tố” trong Đảng, không ngừng xuất hiện những tin đồn. Ngày càng nhiều quan chức giấu tên chia sẻ trên các phương tiện truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh cho rằng hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung phải do quan chức của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ chịu trách nhiệm, mũi dùi chĩa thẳng vào Vương Hỗ Ninh, cho nên từng có dạo phổ biến tin đồn rằng Vương khó giữ được quyền lực. Nhưng sau Hội nghị Bắc Đới Hà, ông Tập Cận Bình công khai lên tiếng rằng công tác tuyên truyền là “hoàn toàn chính xác, hoàn toàn đáng tin cậy” như để xoa dịu dư luận, cho thấy trước tuyên bố này là một quá trình đấu đá dữ dội, để rồi tìm được một thỏa hiệp chính trị để bảo vệ Đảng!

Vậy nên, cho dù đó là màn đấu đá nội bộ hay truy cứu trách nhiệm lẫn nhau, từ nền tảng của ĐCSTQ, việc sa vào vũng lầy “chiến tranh nhân dân” ở Hồng Kông cho thấy cơn đau đầu của người nắm quyền lực ở Bắc Kinh vẫn không thể nguôi ngoai.

Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết chỉ đại diện cho ý kiến ​​cá nhân của tác giả)

Xem thêm