Ngày 20/9 vừa qua, trang tin news.com.au của Úc đăng bài viết Thực trạng về thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc. Phóng viên Megan Palin đã phỏng vấn nhiều người Trung Quốc nắm được thông tin hoặc từng là nạn nhân, hiện đã di dân sang Úc.

Người tu Pháp Luân Công mô phỏng cảnh mổ cướp nội tạng trên đường phố Hồng Kông. (Ảnh: Cory Doctorow/Flickr)
Người tu Pháp Luân Công mô phỏng cảnh thu hoạch nội tạng trên đường phố Hồng Kông. (Ảnh: Cory Doctorow/Flickr)

Tôi không dám tin điều cho đến khi nó xảy ra với tôi

Ông Lưu Cẩm Đào, một người tu Pháp Luân Công 36 tuổi, chia sẻ với news.com.au rằng ông hiểu được vì sao người ta cảm thấy khó tin rằng chính quyền có thể làm một việc như là thu hoạch nội tạng của người dân trên diện rộng, bởi vì chính ông trước đó cũng không tin.

Ông Lưu Cẩm Đào
Ông Lưu Cẩm Đào

Cho đến khi ông bị bắt phi pháp vào năm 2006, rồi bị giam hơn 2 năm mà không trải qua bất cứ xét xử nào. Ông kể lại cho phóng viên việc các chức trách trong tù tiến hành cưỡng bức  kiểm tra sức khỏe ông và những người khác một cách lộ liễu. Ông bị giam cùng các tội phạm ma túy và thường xuyên bị đánh theo nhiều cách khác nhau. Có một lần, một tên tội phạm lớn tuổi đã vào phòng nhắc nhở những kẻ đang đánh ông là “không được làm hỏng nội tạng”. Từ ngữ rất cụ thể của lời nhắc nhở làm ông vô cùng kinh ngạc. Ông cho biết: “Người ta coi trọng nội tạng của tôi chứ không phải tính mạng của tôi”.

Ông Lưu cũng cho phóng viên biết rằng ông cảm thấy may mắn còn được sống vì rất nhiều tù nhân chính trị mà ông biết đã bị lôi ra khỏi phòng giam và không bao giờ trở lại.

Bác sĩ im lặng

Bà Trương Phụng Anh, 66 tuổi, nói rằng khi liên tục bị ép xét nghiệm y khoa, bà tin rằng mình sẽ bị giết để lấy nội tạng. Năm 2013, bà Trương bị bắt và giam giữ khi bà đang phát các tờ rơi về Pháp Luân Công ở một chợ tại Bắc Kinh. Bà liên tục bị di chuyển giữa các trại tập trung, trại lao động, nhà tù.

20160920043758723
Bà Trương Phụng Anh

Bà đã kể lại cho news.com.au về việc, tại các nơi giam giữ, bà cùng hàng trăm người khác liên tục bị xét nghiệm y khoa, được cho là để đánh giá “chất lượng” của nội tạng. Một lần, khi bị ép lấy mẫu thử máu từ tay và dái tai, bà đã hỏi các bác sĩ ở đó là vì sao họ lấy mẫu thử máu của bà, nhưng họ chỉ im lặng. Bà cũng bị ép phải lấy mẫu thử nước tiểu, chụp X-quang và EKG nhiều lần. Bà cho biết, mỗi lần thử như vậy, có đến 100 người bị dồn vào các xe tải và đưa đi.

Bà được thả vào năm 2014.

Thái độ của Trung Quốc với vấn đề mổ cướp nội tạng

Năm 2014, Trung Quốc chính thức cấm việc sử dụng nội tạng của tù nhân và chuyển sang hệ thống ghép tạng dùng nguồn hiến tặng tự nguyện.

Tuy nhiên, tháng 3/2015, ông Hoàng Khiết Phu, Chủ nhiệm Hội đồng Hiến tạng và Ghép tạng Trung Quốc, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, khi tiếp tờ “Kinh Hoa Thời Báo” đã nói: “Nội tạng của tử tù có ý nguyện hiến tặng thì cũng nằm trong hệ thống phân phối tạng của chúng ta, cũng thuộc vào nhóm công dân tự nguyện hiến tặng.”

Đối với việc này, Thành viên Hội đồng cố vấn của Tổ chức Bác sĩ chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), giáo sư bác sĩ Lý Huy Qua thuộc Trung tâm y tế bệnh viện y Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, đã trích dẫn lại một phần báo cáo của hội đồng châu Âu gần đây. Báo cáo này cho biết, việc nói rằng đang dần dần ngừng sử dụng nội tạng của tử tù chỉ là “trò chơi chữ nghĩa”, “họ chỉ đem ‘tử tù’ biến thành ‘công dân’ mà thôi”.

Theo báo cáo mới công bố tháng 6 vừa qua của cựu chính trị gia người Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo Ethan Gutmann, số lượng ghép nội tạng tại Trung Quốc là vào khoảng 60.000 đến 100.000, vượt xa con số 10.000 mà chính quyền Trung Quốc công bố. Hàng chục ngàn nội tạng lấy từ các tù nhân chính trị và tôn giáo. Theo các tác giả, nạn nhân chủ yếu là những người tu Pháp Luân Công, ngoài ra còn có người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và một số người Ki-tô giáo.

Tự Minh

Xem thêm: