Mới đây, truyền thông Hồng Kông có bài phân tích cho rằng, năm 2019, Bắc Kinh sẽ không dễ trải qua những ngày tháng tốt đẹp. Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình cũng cho biết, cần phải chuẩn bị để ứng phó với “sóng to gió lớn”. 

 

Embed from Getty Images

Ngày 25/12, tờ Minh Báo (Ming Pao) tại Hồng Kông có đăng bài viết với tựa đề “Năm 2019 nhiều khó khăn của Trung Quốc” của tác giả Tôn Gia Nghiệp, bài viết nói, năm tới, ngày kỷ niệm của Trung Quốc đặc biệt nhiều. Các tài liệu công khai cho thấy, năm 2019 là năm kỷ niệm 100 năm cuộc vận động Ngũ Tứ, 80 năm bùng phát chiến tranh thế giới thứ 2, 60 năm Hội nghị Lư Sơn, 40 năm Trung – Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị ném bom, 70 năm đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền, 60 năm chống bạo động Tây Tạng, 30 năm sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn), 20 năm chuyển giao chủ quyền Mao Cau.

Trong đó phong trào vận động Ngũ Tứ và Lục Tứ đều liên quan đến vận động sinh viên và thanh niên, mức độ nhạy cảm chính trị rất cao; sự kiện Lục Tứ bùng nổ có liên quan đến đấu đá cao tầng ĐCSTQ và tình trạng lạm khiến người dân bất mãn với đặc quyền “mua quan bán tước”, nên năm 2019 cao tầng ĐCSTQ sẽ cảnh giác với những lo sợ này.

Bài viết cho biết, về phương diện kinh tế, dư luận phần lớn cho rằng năm tới sẽ là năm mà kinh tế Trung Quốc trượt dốc. Cũng đúng lúc kế hoạch “5 năm lần thứ 13” của Trung Quốc vào giai đoạn cuối, kỳ hạn đàm phán thương mại Trung – Mỹ đến ngày 2/3 sẽ hết hạn, những vấn đề này cũng đều đang khảo nghiệm chính quyền Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, ngày 1/1/2019 chính là ngày kỷ niệm 40 năm Trung – Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, nguyên thủ 2 nước Trung – Mỹ sẽ tiếp xúc và kỷ niệm ngày này thế nào, cũng là một trong những dấu hiệu để quan sát xem đàm phán thương mại giữa hai nước sau hai tháng sau sẽ thành công hay thấy bại.

Năm nay, khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ khiến chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với cục thế khó khăn cả đối nội lẫn đối ngoại. Trên quốc tế, Trung Quốc liên tục bành trướng và xâm nhập ra toàn cầu, nhưng đã bị Mỹ và các nước phương Tây toàn lực ngăn chặn; doanh nghiệp mà Trung Quốc kiếm soát như ZTE và Huawei cũng liên tục gặp rắc rối, còn sách lược “Một vành đai Một con đường” cũng gặp phải nhiều cản trở.

Ngày 20/9 năm nay, chính phủ Mỹ đột nhiên tuyên bố tiến hành chế tài đối với Trung tướng Lý Thượng Phúc thuộc Bộ Phát triển vũ trang Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đóng băng tài sản thuộc Bộ Quân bị và của ông Lý Thượng Phúc tại khu vực thuộc quản hạt của Bộ Tư pháp Mỹ, đồng thời hạn chế thông qua hệ thống tài chính Mỹ để bước vào thị trường tài chính toàn cầu.

Từ Hồ sơ Panama được công bố đã cho thấy, tài sản mà các gia tộc quyền quý tại Trung Quốc chuyển ra nước ngoài từ lâu đã là con số khổng lồ. Lần này ông Trump ra đòn đã khiến cho quan trường Bắc Kinh xuất hiện một hiệu ứng lo sợ bất lợi cho chính quyền, hiệu ứng này vẫn đang lan lan tỏa.

Tháng 10 năm nay, trong bài phát biểu tại Viện Hudson, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích Trung Quốc can dự vào chính sách và nội chính của Mỹ, đồng thời có ý đồ thay đổi trật tự quốc tế.

Trong khi nội bộ ĐCSTQ đang rơi vào cuộc tranh đoạt lợi ích một mất một còn, ngoài việc các tập đoàn lợi ích liên tục khuấy động cục thế, kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào khủng hoảng, nợ địa phương tăng cao, nạn nhân P2P liên tục biểu tình, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường cổ phiếu và ngoại hối đi xuống, kinh tế của khối doanh nghiệp tư nhân lâm vào khó khăn chưa từng có, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.

Dịch heo châu Phi liên tiếp bùng phát tại Trung Quốc khiến người dân lo lắng; làn sóng quân nhân xuất ngũ các nơi biểu tình tăng mạnh.

Ngày 18/12, tại đại hội kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa, ông Tập Cận Bình đã nói rõ, cần chuẩn bị ứng phó với “sóng to gió lớn”.

Có bình luận cho rằng, có lẽ Bắc Kinh đã dự đoán được khó khăn trong năm 2019. Môi trường chính trị, kinh tế trong và ngoài nước ngày càng đáng sợ và gay gắt, đấu tranh kịch liệt là khó tránh khỏi. Đây có lẽ là “sóng to gió lớn” mà Bắc Kinh nghĩ đến.

Trí Đạt

Xem thêm: