Tổ chức Nhân quyền “Ngôi nhà Tự do” (Freedom House) mới đây đã công bố báo cáo “Tự do và truyền thông năm 2019”, trong đó có nhắc đến mức độ tự do truyền thông của Đài Loan được xếp ngang hàng với Úc, Canada, Pháp, Đức, là những quốc gia có mức độ tự do truyền thông cao nhất thế giới.

GettyImages 73849242
(Ảnh minh họa từ Getty Images)

Freedom House gần đây đã công bố báo cáo “Tự do và Truyền thông 2019: Một hình xoắn ốc đi xuống” (Freedom and the Media:A Downward Spiral). Đài Loan nằm mức cao nhất (mức 4); Trung Quốc nằm ở mức thấp nhất (mức 0), bị liệt vào nước không có tự do truyền thông.

Báo cáo còn đặc biệt điểm tên Trung Quốc, không chỉ mức độ tự do truyền thông bằng 0, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến tự do truyền thông toàn cầu, “Trung Quốc còn muốn lợi dụng truyền thông, tạo tin tức giả để can dự vào bầu cử tại Đài Loan.”

Báo cáo nhắc đến việc Trung Quốc đang cố gắng lợi dụng truyền thông để can dự vào bầu cử của Đài Loan, “Tin tức giả và hình ảnh bị cắt ghép đến từ Trung Quốc đang được lan truyền trên các mạng truyền thông xã hội, với ý đồ làm tổn hại đến danh tiếng của chính phủ Đài Loan, một phần các tin tức đó còn đăng trên trang các trang báo.”  Trung Quốc cũng gây áp lực và khống chế hệ thống phát hành, ảnh hưởng đến việc đưa tin của các kênh truyền thông toàn cầu.

Sarah Cook – Tác giả của báo cáo, nhà phân tích Đông Á của Tổ chức Ngôi nhà Tự do chỉ ra, chính quyền trung Quốc và những đại diện ở nước ngoài nhanh chóng mở rộng sức ảnh hưởng đến việc làm tin và các kênh phát hành của truyền thông nước ngoài. Sách lược chủ yếu là thông qua các phương tiện truyền thông thân thiện, gây áp lực lên các phương tiện truyền thông hoặc các nhà ngoại giao để tác động đến các quan điểm chính, tác động đến hệ thống phân phối nội dung quản và lý thị trường truyền thông ở nhiều quốc gia khác nhau.

Báo cáo cho rằng, cách làm này đã làm suy yếu dân chủ và tự do truyền thông, phá vỡ sự cạnh tranh công bằng, can nhiễu đến cộng đồng người Hoa, suy yếu nền pháp trị, đồng thời xây dựng đường ngầm can dự chính trị đến chính trị nước khác.

Do sự ảnh hưởng phụ diện mà Trung Quốc mang đến cho các phương tiện truyền thông nước ngoài, báo cáo cũng đưa ra kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách của các nước dân chủ, cần có các chính sách yêu cầu truyền thông Trung Quốc công khai thông tin; khi nhân viên ngoại giao Trung Quốc cố gắng muốn can dự đến truyền thông nước khác đưa tin, cần phải phản đối một cách nghiêm nghị, những người vi phạm nghiêm trọng, cần cân nhắc đưa vào danh sách không được chào đón.

Báo cáo cũng kiến nghị các nước nên tổ chức các cuộc điều trần, để đi sâu vào tìm hiểu phạm vi giám sát, tính chất và ảnh hưởngkhi Trung Quốc thẩm duyệt chính trị đối với nền tảng WeChat; đồng thời thảo luận về biện pháp để gây áp lực với Trung Quốc nhằm duy hộ tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người dùng tại các nước dân chủ.

Ngoài ra, báo cáo cũng kiến nghị, các nước dân chủ cũng nên ủng hộ các kênh truyền thông độc lập của người Hoa ở nước ngoài, cùng chống lại áp lực của nhân viên ngoại giao đến từ Trung Quốc.

Trí Đạt

Xem thêm: