Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ vẫn liên tục nóng lên, những ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc cũng dần dần thể hiện ra. Mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc công khai thừa nhận, chịu ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v.

 

Embed from Getty Images

Ảnh minh họa từ Getty Images.

Cùng với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ liên tục nóng lên, ngành sản xuất của Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng. Tại một cuộc họp báo ngày 18/10, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong đã thừa nhận, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc chịu xung kích, giá cả tăng cao, đơn đặt hàng giảm, một số doanh nghiệp “đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất, chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v.”

Tháng Tám năm nay, Jess – một thương nhân Hồng Kông có nhà máy tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông từng chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài, dự đoán tại tỉnh Quảng Đông sẽ có ít nhất một nửa nhà máy sẽ bị đóng cửa.

Ngành sản xuất chế tạo là trụ cột của kinh tế Trung Quốc, số liệu cho thấy, trong lượng hàng hóa xuất khẩu quý 3 năm nay, tổng kinh ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc Đại lục chiếm tỉ trọng 47,9%. Có phân tích cho rằng, hồi tháng Chín vừa qua, Mỹ áp dụng danh sách thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) dường như bao gồm tất cả các đồ dùng gia dụng hàng ngày, điều này sẽ khiến cho ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng.

Hiện tại, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ đang khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành xu thế. Trong số đó có các doanh nghiệp quốc tế như Seagate Technology, Sam Sung Samsung Electronics, Toshiba, Sony, Asahi Kasei, v.v. đã di chuyển hoặc chuẩn bị di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đến các nước có giá nhân công rẻ như khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Brazil hoặc là trực tiếp di chuyển đến các thị trường chính như Mỹ, Liên minh Châu Âu để xây dựng nhà máy.

Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) gần đây có đưa tin, để tránh thuế quan của Mỹ, các nhà sản xuất xe ô tô cá nhân, lốp xe, sản phẩm nhựa, sản phẩm dệt may đang di chyển máy móc và dây chuyền sản xuất đến Việt Nam, Serbia và Mexico nhằm tránh mác “Made in China”.

Trong đó có công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Hasbro, công ty sản xuất máy ảnh Olypmpus, thương hiệu sản xuất giày dép Deckers, v.v. cũng đang di chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Để tránh ảnh hưởng bởi cuộc chiến thuế quan, GoerTek – doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc về thiết bị âm thanh điện tử và cũng là nhà cung cấp phụ kiện chủ yếu cho Apple, mới đây cũng đã xác nhận kế hoạch đem dây chuyền sản xuất đến Việt Nam.

Lưu Khai Minh – Giám đốc Trung tâm Quan sát Nghiên cứu xã hội đương đại Thâm Quyến có bài viết chỉ ra, “Chuỗi cung ứng toàn cầu di tản khỏi Trung Quốc đã là sự thực đang xảy ra, những doanh nghiệp rời đi không chỉ là các doanh nghiệp không đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất dày da, quần áo, mà còn cả các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư lớn như Sam Sung, LG, Toshiba, Sony.” 

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời đi, có thể khiến cho kinh tế Trung Quốc mất đi “động lực tăng trưởng”. Bài viết của ông cũng lấy ví dụ Tập đoàn Pou Chen (Đài Loan): Tập đoàn này tại Trung Quốc Đại lục đã thuê hơn 200 nghìn nhân công, mấy năm nay đã chuyển đến các nước Đông Nam Á, hiện tại tập đoàn này tại Việt Nam có đến hơn 160 nghìn nhân viên, tại Indonexia có đến 120 nghìn nhân viên.

Ngoài ra, Tập đoàn Sam Sung từng thuê 150 nghìn nhân công tại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 60 tỷ USD, tuy nhiên, gần 2 năm qua, Sam Sung đã từng bước rời khỏi Trung Quốc, xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam, Ấn Độ. Tháng Tư năm nay, công ty này đóng của nhà máy cuối cùng tại Thâm Quyến.

Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, mà rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang liên tiếp chạy khỏi Trung Quốc, còn những doanh nghiệp không có khả năng hoặc không cách nào rời khỏi Trung Quốc thì sẽ đối diện với nguy cơ đóng cửa. Điều này dẫn đến vấn đề thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng, khiến Bắc Kinh cảm thấy lo lắng.

Tập đoàn Vĩnh Thái (Yong Tai) tại Sơn Đông là một doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất lốp xe tại Đại lục gần đây cũng đã nộp đơn xin phá sản, chiến tranh thương mại được coi là nguyên nhân cuối cùng khiến cho tập đoàn này đóng cửa. Phó chủ tịch Ủy ban Tư vấn pháp luật thuộc Tòa án tối cao Trung Quốc là Đỗ Phương Hoa trước đó cũng có một bài viết đăng trên tờ báo “Tòa án Nhân dân” cho biết, nếu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp đón làn sóng phá sản, tòa án cần sớm nghiên cứu chính sách ứng phó với vấn đề này.

Thanh Vân

Xem thêm: