Ngày 19/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử của Ma Cao tại Trung Quốc Đại Lục và triển khai thử nghiệm mở tài khoản thanh toán của hệ thống tài chính Đại Lục tại Ma Cao. Ngày 20/12, đi cùng đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền Ma Cao về Đại Lục, chính quyền Bắc Kinh đã có những động thái mà theo quan sát có thể nhằm hiện thực hóa kế hoạch biến Ma Cao thành một trung tâm tài chính thay thế vị thế quốc tế của Hồng Kông.

Macau
Chính quyền Bắc Kinh có ý định biến Ma Cao thành trung tâm tài chính (Ảnh: ESB Professional / Shutterstock)

Gần đây chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều động thái nhằm thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và chính quyền Ma Cao trước thềm ngày kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền Ma Cao về Hồng Kông (ngày 20/12).

Động thái của chính quyền trung ương tại Ma Cao

Ngày 19/12, trang web của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố thông tin vào ngày kỷ niệm 20 năm chủ quyền Ma Cao trở về Đại Lục sẽ triển khai gói biện pháp hỗ trợ thanh toán tiện lợi; theo đó để giúp người dân Ma Cao làm việc, du lịch và sống ở Đại Lục có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán di động tiện lợi, sẽ hỗ trợ người dùng App Ngân hàng Di động Ngân hàng Ma Cao Trung Quốc và Ví Mpay thanh khoản tại các đại lý của Ngân hàng Trung Quốc Đại Lục.

Thông cáo cho biết, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã tổ chức một chương trình thí điểm mở tài khoản tại Ma Cao để người Ma Cao có thể thuận tiện mở tài khoản ngân hàng loại II và III tại các ngân hàng thí điểm ở Ma Cao, để người dân Ma Cao xử lý các dịch vụ thanh toán ngân hàng Đại Lục. Bước tiếp theo, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Tiền tệ Ma Cao, hướng dẫn thực hiện các chính sách kinh doanh thanh toán của Hellomacau và hỗ trợ xây dựng liên kết khu vực vịnh lớn gồm Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao.

Trước đó, ngày 18/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng ra thông tin sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chuyển tiền RMB (Nhân dân tệ) xuyên biên giới của người Ma Cao, tăng giới hạn chuyển tiền hàng ngày của cá nhân công dân Ma Cao vào tài khoản cùng tên ở Trung Quốc Đại Lục từ 50.000 RMB lên 80.000 RMB; tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và kinh doanh nhân dân tệ tại Ma Cao.

Từ ngày 18 đến 20/12, lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình tới thăm Ma Cao để tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm trở lại của Ma Cao và lễ khánh thành Chính phủ thứ năm của Đặc khu hành chính Ma Cao, đồng thời khảo sát tình hình Ma Cao. Buổi chiều ngày 19, khi ông Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sĩ các giới tại Ma Cao, đã có những phát biểu ghi nhận về tình hình phát triển của Ma Cao.

Trước đó, một nguồn tin độc quyền của Reuters vào ngày 12/12 tiết lộ ông Tập Cận Bình sẽ công bố một loạt các chính sách mới trong khi tham dự lễ kỷ niệm tại Ma Cao, những chính sách sẽ khiến Ma Cao phát triển thành một trung tâm tài chính quốc tế dựa trên ngành công nghiệp cờ bạc.

Thông tin tiết lộ các chính sách này bao gồm xây dựng sàn giao dịch chứng khoán bằng RMB ở Ma Cao, thành lập trung tâm thanh toán RMB, gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á… Ngoài ra, chính quyền trung ương Trung Quốc cũng sẽ triển khai một kế hoạch tại Chu Hải tỉnh Quảng Đông (liền kề với Ma Cao) để thúc đẩy phát triển ở Ma Cao.

Ma cao có khả năng thay thế Hồng Kông thành trung tâm tài chính?

Theo Đài RFA (Á châu Tự do), ông Trần Khuê Đức, chủ tịch điều hành của Học viện Princeton Trung Quốc tại Mỹ đã phân tích rằng, trong bối cảnh phong trào biểu tình dân chủ mạnh mẽ của người Hồng Kông, động thái của Bắc Kinh tại Ma Cao nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế trong nước. Chính phủ Trung Quốc đang có ‎ kế hoạch biến Ma Cao thành một trung tâm chi nhánh tài chính, chủ yếu để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra ở Trung Quốc và cuộc chiến tài chính với Mỹ. Ông cho rằng đây là biện pháp tương đối thụ động. Dù sao, bất kỳ thành phố nào của Trung Quốc cũng không thể thay thế được vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông.

Trong một bài viết liên quan đăng trên tờ Vision Times (Mỹ), Nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận đã chỉ ra những số liệu quan trọng: trong ba năm qua Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ; còn Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc; Trung Quốc Đại Lục là đối tác thương mại lớn nhất của Hồng Kông, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hồng Kông; Hồng Kông là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc Đại Lục, và Hồng Kông là đối tác thương mại lớn thứ 19 của Mỹ, là nơi xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 19 của Mỹ. Trong vị thế là một cảng tự do và một khu vực thương mại tự do, Trung Quốc Đại Lục có thể dựa vào Hồng Kông để thực hiện các đơn hàng khổng lồ.

Một chỉ số của cơ quan đánh giá quốc tế cũng cho thấy Ma Cao không dễ có thể thay thế được địa vị trung tâm tài chính quốc tế Hồng Kông.

Ngày 16/12, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch đã cho biết, triển vọng xếp hạng tín dụng của Ma Cao đã chuyển từ ổn định thành “bất ổn”, trong khi xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn vi ước (IDR) vẫn duy trì cấp “AA”, nguyên nhân vì các phương diện chính trị và kinh tế giữa Mao Cao và Trung Quốc Đại Lục đang ngày càng tiến tới tương đồng.

Fitch giải thích triển vọng xếp hạng của Ma Cao sụt giảm vì các mối quan hệ kinh tế, tài chính và chính trị xã hội của Ma Cao đã trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc Đại Lục, kéo theo tương ứng trong xếp hạng ở hai nơi. Vào tháng 9 năm nay, Fitch đã hạ xếp hạng IDR của Hồng Kông từ “AA +” xuống “AA” vì lý do tương tự.

Fitch cho rằng xếp hạng IDR hiện tại của Ma Cao vẫn cao hơn hai cấp so với A + của Trung Quốc Đại Lục, nguyên nhân vì tình hình quản trị, luật pháp, khung chính sách kinh tế cùng môi trường pháp lý và kinh doanh của Ma Cao vẫn khác với Trung Quốc Đại Lục, nhưng với thông báo mới về chính sách liên quan đến khu vực vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao thì có thể dự đoán rằng Trung Quốc Đại Lục sẽ tích hợp chặt chẽ hơn khu vực hành chính đặc biệt Ma Cao và Hồng Kông vào hệ thống quản trị quốc gia tại Đại Lục.

Ngoài ra, ngày 11/12 vừa qua, Fitch cũng đã công bố một báo cáo cho biết, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bất ổn xã hội sẽ làm tổn hại vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông; dù vậy tình trạng hỗn loạn cũng đã khiến đánh giá của giới đầu tư liên quan tình hình quản trị tại Hồng Kông và nhận thức Hồng Kông như một trung tâm thương mại quốc tế ổn định bị suy yếu đáng kể.

Huệ Anh

Xem thêm: