Trong bối cảnh phong trào phản đối Dự luật dẫn độ kéo dài liên tiếp 3 tháng và nội bộ Trung Nam Hải đấu đá quyền lực kịch liệt để tranh giành địa bàn Hồng Kông, mới đây có thông tin cho biết, đến phút chót bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga  (Carrie Lam) được Bắc Kinh mời tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm duyệt binh ngày 1/10 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong buổi đối thoại công đồng tối ngày 26/9. (Ảnh: Vision Times)

Chính phủ Đặc khu Hồng Kông phát đi thông báo hôm 29/9, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu khoảng 240 người bao gồm nhân sĩ các giới tại Hồng Kông đến Bắc Kinh tham gia hoạt động kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền. Truyền thông tiếng Hoa ở ngoài Trung Quốc đưa tin, vào phút chót, tên của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga mới được đưa vào danh sách dự lễ kỷ niệm của Bắc Kinh.

Theo nhiều kênh truyền thông đưa tin, tối ngày 26/9, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có cuộc “đối thoại cộng đồng” đầu tiên với 150 người dân Hồng Kông. Tuy nhiên, một người dân khi nghe bà Lâm cảm thán về việc năm nay là kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, bà không nhận được lời mời tham dự hoạt động liên quan, người dân này đã nói: “Bà hãy nghe cho rõ, trách nhiệm lớn nhất là ở bà, bà cần phải từ chức, cả 5 yêu cầu không thể thiếu 1.”

Phân tích chỉ ra, ông Tập Cận Bình có sự “khó khăn 2 mặt” khi quyết định liệu có để cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tới Bắc Kinh quan sát lễ duyệt binh hay không. Việc gặp gỡ quan chức các khu vực được mời đến đã trở thành thông lệ, có thể thể hiện ra sự “hài hoà” và đoàn kết nhất trí trong nội bộ đảng, nếu không thấy bà Lâm thì sẽ thể hiện ra rằng nội bộ đảng đang mâu thuẫn sâu sắc trong vấn đề Hồng Kông.

Trọng tâm lớn nhất trong phán đoán về việc này chính là, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga liệu có phải đã nghe lời ông Tập Cận Bình rút lại Dự luật dẫn độ hay không. Bởi vì trước một ngày khi Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông chính thức tuyên bố rút lại dự luật vào ngày 4/9, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông – Macao vừa mới tổ chức họp báo, chỉ trích hoạt động đấu tranh tại Hồng Kông, lên án người biểu tình là muốn “đoạt quyền quản trị Hồng Kông”, là muốn biến Hồng Kông thành “độc lập” hoặc “thực thể bán độc lập”. Thậm chí còn nhấn mạnh, từ chối chấp nhận 5 yêu cầu lớn của người Hồng Kông.

Tuy nhiên, sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga biểu thị thái độ, dù là Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay là Văn phòng Sự vụ Hồng Kông – Macao, đều chú ý sát sao đến hướng diễn biến của tình hình Hồng Kông đã không đưa ra trả lời nào. Hàng loạt những biểu hiện khác thường của quan chức ĐCSTQ đã khiến cho dư luận có nhiều đồn đoán.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) chỉ ra, sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại dự luật, tờ Tân Kinh báo tại Bắc Kinh đã dẫn đầu đăng một bài viết và hình ảnh đưa tin về việc này, tiếp theo là tờ Nhật báo Bắc Kinh. Tuy nhiên, thông tin của 2 tờ báo tại Bắc Kinh này, chỉ được đăng lại trên số ít trang truyền thông trực tuyến. Các kênh truyền thông cấp trung ương không lập tức đưa tin.

Ngoài ra, truyền thông xã hội tại Trung Quốc Đại lục cũng khiêu gợi cuộc chiến dư luận, cư dân mạng hầu như vừa phê bình ngược chính phủ Hồng Kông rút lại dự luật, mắng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có lỗi với sự ủng hộ của đồng bào Đại lục. Đồng thời, đối với người biểu tình phản đối dự luật, họ cũng không có lời lẽ nào tốt đẹp, nói rằng việc rút lại dự luật không có chút tác dụng nào đối trong việc hoà hoãn tình hình tại Hồng Kông.

Tuy nhiên, cư dân mạng Đại lục “vượt tường lửa” truy cập vào mạng Internet ở ngoài Trung Quốc lại có thái độ hoàn toàn khác, có người cho biểu thị ủng hộ người Hồng Kông, “5 yêu cầu, không thể thiếu 1”, có người nhắc nhở “Đây là kế hoãn binh của ĐCSTQ vì lễ duyệt binh ngày 1/10, chớ nên vì thế mà bị mắc lừa và dừng lại, nhất định phải tiếp tục gây áp lực cho chính phủ!”

Trí Đạt

Xem thêm: