Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi do đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xúc tiến đã kết thúc 5/9, tại Diễn đàn phía Trung Quốc công bố cung cấp 60 tỷ USD (Đô la Mỹ) sang châu Phi, bao gồm viện trợ, cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng trong kế hoạch của Trung Quốc tại châu Phi thì vấn đề chính trị đáng lo ngại hơn nhiều vấn đề  khủng hoảng nợ ở châu Phi.

tập cận bình
Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi 2018 được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 3/9 (Ảnh: Getty Images)

Ý đồ chính trị phía sau “núi tiền” của Bắc Kinh

Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi diễn ra ngày 03/9 tại Bắc Kinh, trong thời gian này Bắc Kinh tuyên bố do các vấn đề nợ nần nghiêm trọng của châu Phi, Trung Quốc sẽ cung cấp 60 tỷ USD viện trợ cho châu Phi, trong đó 15 tỷ bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản vay không lãi suất và ưu đãi.

Tuy nhiên, trên tờ Le Monde của Pháp, tác giả Gweat của Cameroon chia sẻ bài viết cảnh báo rằng dư luận thế giới hiện nay quá tập trung vào vấn đề nợ của châu Phi, nhưng thực tế so với khủng hoảng nợ thì còn những vấn đề khác đáng lo ngại hơn, như vấn đề lợi ích chính trị, ngoại giao và lợi ích kinh tế của ĐCSTQ ở châu Phi. Các nước châu Phi phải thận trọng về vấn đề chủ quyền, đặc biệt là quyền tự do đi lại.

Tờ Daily Mirror của Đức có bài viết chỉ ra, ở châu Phi, ĐCSTQ có tham vọng vượt xa so với việc theo đuổi lợi ích kinh tế, sáng kiến “Vành đai và Con đường” triển khai tại châu Phi giúp ĐCSTQ có được ảnh hưởng địa chính trị to lớn. Ngoài ra vấn đề truyền bá hệ tư tưởng cũng phát triển nhanh chóng: Bằng cách trao một số lượng lớn học bổng khiến số lượng sinh viên châu Phi học tập tại Trung Quốc ngày càng tăng, qua đó truyền bá ý thức hệ của ĐCSTQ.

Còn tờ Frankfurter Rundschau thì chỉ ra, một trong những lý do giúp ĐCSTQ xây dựng được vị trí vững chắc ở châu Phi chính là nhờ vào những khoản tiền đầu tư khổng lồ. Deutsche Welle của Đức dẫn lời nhà kinh tế  Kappel (Robert Kappel) tại Đại học Leipzig cho biết, nhiều dự án xây dựng vô cùng tốn kém, trong khi sau này các nước châu Phi phải hoàn trả các khoản vay này, ĐCSTQ không cho không ai.

Trên Twitter, bà Hà Thanh Niên (He Qinglian), chuyên gia kinh tế sống tại Mỹ cho biết, châu Phi đã trở thành chiến trường thứ hai trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, việc Bắc Kinh chi khoản tiền lớn lần này trên thực tế là chính sách thay đổi chiến lược kinh tế quốc tế của Bắc Kinh do phải đối mặt với áp lực quá lớn từ cuộc chiến thương mại của Mỹ; thứ hai là chức năng thay thế xuất khẩu ở châu Phi; thứ ba là việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ ở châu Phi, giảm bớt áp lực từ đồng USD.

Tờ Nikkei của Nhật Bản cũng chỉ ra, Trung Quốc muốn nhập khẩu thêm nhiều dầu mỏ từ Angola và các nước khác để để bù đắp mức thuế quan thương mại Trung – Mỹ, và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại xuất khẩu dầu của Iran.

Năm 2017, Trung Quốc nhập khoảng 40% lượng dầu từ Trung Đông và khoảng 20% ​​ từ châu Phi. Năm nay, nhập khẩu của ĐCSTQ từ châu Phi tăng thêm khoảng 1/5.

Tranh biếm họa trên truyền thông Kenya gây chú ý

Vấn đề ĐCSTQ rải tiền vào châu Phi cũng trở thành một chủ đề nóng bàn luận trong công chúng và truyền thông châu Phi.

Tờ The Standard của Kenya ngày 5/9 đăng trên trang đầu một hình ảnh biếm họa có nội dung một nửa trang là hình con heo mẹ nằm xoài trên mặt đất, trên mình con heo có dòng chữ “CHINA (Trung Quốc)”, và xung quanh heo mẹ là 10 con heo con tranh nhau hút sữa, trên mình mỗi con heo con ghi “AFRICAN LEADERS (các lãnh đạo châu Phi)” .

bao standard
Hình biếm họa trên tờ Standard của Kenya (Nguồn: Twitter)

Nội dung này đã gây chú ý và tranh luận. Một số người dùng Twitter cho biết bức tranh của người vẽ tranh minh họa nổi tiếng Gado, đã được tờ báo lớn thứ hai của Kenya này chọn làm hình minh họa. Có người chia sẻ cảm xúc: “Đây là ĐCSTQ lấy tiền của nhân dân Trung Quốc nịnh hót châu Phi.”

Tờ The Standard là tờ báo có lịch sử lâu đời nhất ở Kenya.

Huệ Anh

Xem thêm: