Gần đây, Thành Báo (Sing Pao) Hồng Kông đã lên án ông Trương Đức Giang, Phó Thủ tướng Trung Quốc và ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, can thiệp vào nội bộ Hồng Kông, vi phạm nguyên tắc “một nước hai chế độ”.

Tờ Sing Pao Hồng Kông tiếp tục lên án ông Trương Đức Giang và Trương Hiểu Minh. (Ảnh số báo cũ)
Tờ Sing Pao Hồng Kông tiếp tục lên án ông Trương Đức Giang và Trương Hiểu Minh. (Ảnh số báo cũ)

Ngày 14/2 là ngày bắt đầu công bố danh sách ứng viên Đặc khu trưởng Hồng Kông, hiện đã có nhiều ứng viên tỏ thái độ sẽ tham gia tranh cử. Tuy nhiên truyền thông Hồng Kông có nhận định ông Trương Đức Giang và Trương Hiểu Minh thường xuyên gây sức ép với phe kiến chế, tạo áp lực cho các ứng viên khác nhằm đưa bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên cầm quyền.

Ngày 10/2, tờ Thành Báo đăng tin ông Trương Đức Giang mới đến Thâm Quyến gặp một số nhân vật quan trọng phe kiến chế trong Ủy ban Bầu cử và tỏ thái độ muốn đưa bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên làm Đặc khu trưởng.

Bài viết cho rằng, qua hành vi này, ông Trương Đức Giang và Trương Hiểu Minh đã thách thức ông Tập Cận Bình, chống lại “Tập hạt nhân”.

Cùng ngày, tờ Thành Báo lại đăng bài viết “Năm vấn đề thị dân Hồng Kông hỏi Trương Đức Giang”. Theo bài viết, khi đến gặp gỡ những nhân vật quan trọng trong phe kiến chế tại Thâm Quyến cùng ông Tôn Xuân Lan (Trưởng ban Mặt trận Thống nhất), ông Trương Đức Giang đã nói thẳng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là “ứng viên duy nhất được lòng trung ương”, “Bộ Chính trị đã nhất trí ủng hộ bà ấy”.

Bài viết dẫn lại những quan điểm của ông Tập Cận Bình để chất vấn ông Trương Đức Giang:

  1. Ông Tập Cận Bình ra chỉ thị đối với Ủy viên Bộ Chính trị: “Phải chấp hành chế độ báo cáo nghiêm túc, xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa trung ương và địa phương”. Vậy tại sao ông Trương Đức Giang lại không tuân thủ nguyên tắc bầu cử mà gây sức ép đối với phe kiến chế vì muốn đưa bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên cầm quyền?
  2. Ông Tập Cận Bình yêu cầu các Ủy viên Bộ Chính trị “phải có lập trường đặc biệt vững vàng trong những vấn đề trọng đại liên quan đến toàn cục”. Thế nhưng ông Trương Đức Giang không những không làm tốt công tác giám sát ông Trương Hiểu Minh mà còn gây áp lực cho phe kiến chế vì muốn ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, như vậy là vi phạm nguyên tắc “dùng quyền lực đúng phạm vi cho phép và thận trọng” do ông Tập nêu ra.
  3. Ông Tập Cận Bình yêu cầu “tuân thủ đúng quy trình thăng tiến quan chức”, vậy tại sao ông Trương Đức Giang lại “chỉ định ủng hộ” bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga?
  4. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh quan chức phải biết lắng nghe, tiếp thu những lời phê bình hợp lý. Tuy nhiên những đồng nghiệp dưới quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thường phê phán bà Lâm hay xúc phạm người khác, thích lĩnh công lao nhưng lại thoái thác trách nhiệm. Tại sao ông Trương Đức Giang tùy tiện đề bạt người như thế? Ông Trương và bà Lâm có quan hệ thân mật gì?
  5. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “không dung thứ” việc làm trái nguyên tắc kỷ luật trong thay đổi nhân sự nhiệm kỳ mới. Thế nhưng khi đưa bà Lâm vào danh sách thì bà Lâm chưa nêu ra cương lĩnh chính trị, đồng thời quan chức của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc còn gây sức ép muốn phe kiến chế ủng hộ bà Lâm, tạo áp lực đối với những ứng viên khác. Như vậy “kỷ luật chính trị” của ông Trương Đức Giang ở đâu?

Tác giả bài viết cho rằng, ông Trương Đức Giang dùng vấn đề Hồng Kông gây cản trợ kế hoạch “chống tham nhũng” của ông Tập Cận Bình, trong đó có thể kể như phong trào Ô dù vào ngày 31/8/2014, còn năm ngoái là vấn đề “diễn giải Luật Cơ bản”… làm tình hình Hồng Kông thường xuyên bất ổn.

Từ ngày 30/8 năm ngoái, tờ Thành Báo đã liên tục đăng bài viết lên án ông Trương Đức Giang, Lương Chấn Anh và Trương Hiểu Minh, cho rằng những người này dùng thế lực đen Hồng Kông để gia cố địa vị chính trị, làm xã hội Hồng Kông đầy bất ổn mâu thuẫn.

Ngày 30 Tết năm nay, tỷ phú Tiêu Kiến Hoa, người nắm cổ phần tập đoàn Minh Thiên đã bị áp giải về Trung Quốc đại lục từ Hồng Kông (được cho là phải bỏ đến Hồng Kông sống để tránh chiến dịch “đả hổ” của ông Tập Cận Bình). Có thông tin chỉ ra, tỷ phú này rửa tiền cho nhiều quan chức Trung Quốc, có quan hệ mật thiết với những quan to như ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, và hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm là ông Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn. Vì thế tỷ phú này bị bắt về đại lục là tín hiệu bất lợi cho ông Trương Đức Giang, cũng là dấu hiệu của cuộc đấu đá quyết liệt tại Trung Nam Hải trước Đại hội 19.

Nguyễn Đoàn

Xem thêm: