Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc đang ngày càng lan rộng. Vào ngày 24/2, tại tỉnh Tứ Xuyên, một người phụ nữ xét nghiệm 8 lần đều cho kết quả âm tính, tới lần thứ 9 mới được chẩn đoán nhiễm bệnh. Cơ quan chức năng nói rằng họ tiến hành xét nghiệm nhiều lần như vậy là do phim X quang chụp phổi và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân này không hề thuyên giảm. Tần suất xuất hiện “âm tính giả” tại Trung Quốc vì sao lại cao như vậy? Có học giả Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân là do mẫu thu thập được của cơ quan chức năng đã xử lý “bất hoạt” trong điều kiện nhiệt độ cao.

fotonoticia 20200215063403 1200
Một người phụ nữ tại tỉnh Tứ Xuyên 8 lần xét nghiệm đều âm tính. Nhưng vì phim X quang chụp phổi và triệu chứng lâm sàng chưa thuyên giảm, nên đơn vị hữu quan tiếp tục kiểm tra. Phải tới lần thứ 9 mới xét nghiệm dương tính, và được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: CNA)

Theo thời báo “Liberty Times” và nhật báo “Apple Daily” cho biết, vào ngày 24/2 Trung tâm Kiểm soát Dịch thành phố Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên thông báo, huyện An Nhạc, tỉnh Tư Dương đã xuất hiện trường hợp một bệnh nhân nữ họ Đường, sau khi xét nghiệm đường hô hấp 8 lần và cho kết quả âm tính, mãi tới ngày 24/2, sau khi xét nghiệm lần thứ 9, mới cho kết quả dương tính, và được chẩn đoán là nhiễm bệnh. Không ít trường hợp cho kết quả “âm tính giả” khi xét nghiệm ‘viêm phổi Vũ Hán’, do vậy virus COVID-19 được coi là một loại virus “giảo hoạt”.

Thông báo cho biết, nữ bệnh nhân họ Đường này rửa bát cho một nhà hàng tại thành phố Trùng Khánh. Cô đã từng tiếp xúc với một nhân viên nhiễm bệnh trong nhà hàng, do vậy mới được cơ quan hữu quan đưa đi cách ly, theo dõi.

Theo Trương Đại Quyền, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa Dịch thành phố Tư Dương, trong khoảng thời gian từ ngày 7/2 – 13/2, bệnh nhân này đã lần lượt tiến hành xét nghiệm mẫu đường hô hấp 4 lần, nhưng kết quả đều âm tính. Nhưng sau khi bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính, kết quả lại cho thấy phổi bị mờ, nên các chuyên gia đã liệt cô vào trường hợp tình nghi lây nhiễm. Ngoài ra, phim X quang và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân này sau đó không hề thuyên giảm, do vậy cơ quan hữu quan lại tiếp tục xét nghiệm virus cho cô lần thứ 5. Cuối cùng vào ngày 23/2, phải sau lần xét nghiệm thứ 9 mới cho phản ứng dương tính. Hiện nay bệnh nhân này đang đợi được tiếp nhận, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Số 1 thuộc thành phố Tư Dương.

Nhưng, vì sao những trường hợp “âm tính giả” tại Trung Quốc lại thường xuyên xảy ra như vậy? Theo các video giảng dạy và hướng dẫn của Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, Ủy ban Y tế Thành phố Bắc Kinh và chi nhánh Phòng Thí nghiệm của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc cho biết, trước khi xét nghiệm axit nucleic, các mẫu được thu thập phải được xử lý “bất hoạt” trong nhiệt độ dưới 56°C. Đồng thời báo cáo cũng xác nhận rằng đại đa số các bác sĩ xét nghiệm đều làm theo quy chuẩn, các quy trình khử virus được thực hiện tại nhiệt độ dưới 56°C trong các thời điểm khác nhau.

Về điều này, giáo sư Triệu Khánh Thuận thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mô hình Động vật, khi trả lời phỏng vấn cho biết, việc xử lý khử virus xuất phát từ cân nhắc về an toàn sinh học, nhằm bảo vệ nhân viên xét nghiệm không bị lây nhiễm. Nhưng bước này rất có thể làm suy giảm axit nucleic của virus, khiến virus không được xét nghiệm chính xác, từ đó thường xuyên tạo nên những trường hợp “âm tính giả”.

Do vậy, giáo sư Triệu kiến nghị, các mẫu nên được lưu trữ trong dịch bảo tồn để bảo vệ virus tránh thiệt hại trong nhiệt độ cao, nhằm đảm bảo chất lượng của virus trước khi xét nghiệm.

Minh Tú (theo KanZhongGuo)

Xem thêm: