Trong một bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tán thành việc phát triển công nghệ Blockchain. Có phân tích cho rằng, ĐCSTQ thúc đẩy công nghệ này là có 3 mục đích.

Tập Cận Bình tán thành công nghệ Blockchain
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh cắt từ video của CCTV)

Hôm 24/10, tại buổi học tập tập thể lần thứ 18 của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, cần coi  Blockchain trở thành công nghệ trọng tâm và cánh cửa quan trọng cho tự chủ sáng tạo mới, cũng như đẩy nhanh phát triển công nghệ Blockchain và sáng tạo sản xuất. Gần đây, truyền thông nhà nước liên tiếp đưa tin liên quan đến công nghệ Blockchain.

Cách đây 3 năm, ĐCSTQ bắt đầu thúc đẩy công nghệ Blockchain. Năm 2016, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố Kế hoạch thông tin hóa quốc gia giai đoạn “5 năm lần thứ 13”, theo đó, Blockchain được liệt vào “công nghệ chiến lược tuyến đầu”. Từ đó về sau, từ trung ương đến địa phương, ĐCSTQ liên tiếp đưa ra các chính sách hỗ trợ công nghệ này. Theo thống kê chưa hoàn chỉnh, nửa đầu năm 2019, Trung Quốc có ít nhất 23 khu hành chính cấp tỉnh công bố 106 thông tin về chính sách hỗ trợ Blockchain, 35 thông tin liên quan đến chính sách quản lý giám sát công nghệ Blockchain.

Công nghệ Blockchain tại Trung Quốc đã được thực hiện một thời gian, tuyến tàu hỏa Trung Quốc – Châu Âu chính là một ví dụ. Theo một bản tin ngày 17/10, trong cùng ngày, tuyến tàu Trung – Âu từ thành phố Bayern của Đức đi đến Tứ Xuyên của Trung Quốc đã ứng dụng thống nhất vận đơn, vận đơn đều được đưa vào nền tảng Blockchain, đây cũng là lần đầu tiên tuyến tàu hỏa Trung – Âu thí điểm ứng dụng công nghệ này.

>> TikTok cũng là một công cụ kiểm duyệt của ĐCSTQ

Blockchain là gì? Vì sao được ĐCSTQ nâng tầm lên như “chiến lược quốc gia”?

Blockchain (chuỗi khối) bản chất là một cơ sở dữ liệu phân cấp, lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Đối với tuyến đường sắt Trung – Âu mà nói, “block” chính là thông tin mỗi toa tàu và thùng chứa hàng hóa của nó, cùng các giao dịch và hồ sơ của các nhà bán lẻ và bán buôn khác nhau dọc theo tuyến đường, còn “chain” chính là hệ thống thông tin được cập nhật tức thời, lập hồ sơ tức thời và kết nối giữa công ty kho vận, ngân hàng, hải quan và chính phủ.

Tập Cận Bình tán thành công nghệ Blockchain

Nhà bình luận tài chính kinh tế Tần Bằng chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, ĐCSTQ đưa Blockchain lên tầm chiến lược quốc gia, là muốn chiếm lấy cơ hội trước, về cơ bản là có 3 mục đích:

Mục đích đầu tiên là giám sát, mục đích thứ hai là tranh giành quyền xưng bá tài chính với Mỹ, thứ ba là xây dựng một “cộng đồng toàn cầu cùng chia sẻ cùng phát triển” mang đặc sắc ĐCSTQ.

Theo Tần Bằng, từ lý luận mà nói, từ tầng diện công nghệ Blockchain đối với ĐCSTQ là tương đối đáng sợ, bởi vì nó có đặc tính là một cơ sở dữ liệu phân tầng. Nói cách khác, bản thân chính phủ trong quá trình này thực tế là có chút bị đưa ra rìa. Cho nên lúc này, vì ĐCSTQ đã có kinh nghiệm về dữ liệu lớn (big data), nên họ muốn chiếm trước nền tảng công nghệ cao này, một trong số các mục đích là giám sát. Cần phải chiếm trước cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn và thiết kế cấp cao, để đạt được mục đích kiểm soát và quản lý xã hội.

Đối với mục tiêu thứ 2 của ĐCSTQ, theo Tần Bằng, ĐCSTQ muốn thực hiện cái gọi là “tiền tệ kỹ thuật số quốc gia”, rất có khả năng không chỉ là làm tiền tệ quốc gia, mà còn có thể tiến hành vận hành tiền tệ số quốc gia ở những nước dọc “Một vành đai, Một con đường”. Ví dụ như qua mặt Mỹ để mua dầu mỏ từ Iran, theo tình huống hiện tại ĐCSTQ  sẽ bị chế tài, bởi hiện nay là theo hệ thống đồng Đô la Mỹ.

Được biết, hiện tại việc chuyển khoản xuyên biên giới cần thông qua Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), hệ thống này kết nối đến hơn 11.000 ngân hàng, tổ chức chứng khoán, cơ sở hạ tầng thị trường và người dùng doanh nghiệp, độ bao phủ hơn 200 quốc gia và khu vực.

Mặc dù khi đăng ký, SWIFT là cơ quan trung lập, nhưng do giao dịch chủ yếu là dùng Đô la Mỹ, hơn nữa lượng giao dịch của Mỹ cũng chiếm số lượng tương đối nhiều, do đó Mỹ có sức ảnh hưởng tương đối lớn. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ chính thức chế tài đối với Iran, SWIFT sau đó đã tạm dừng dịch vụ đối với một số ngân hàng Iran. Hai năm trước, Bắc Triều Tiên cũng bị SWIFT loại bỏ, dẫn đến tất cả các ngân hàng toàn cầu không thể nào chuyển tiền đến Bắc Triều Tiên, tương đương với việc cắt đứt nguồn tiền của Bắc Triều Tiên.

Tần Bằng cho biết, nếu giao dịch Blockchain mà ĐCSTQ muốn thành công, thì nó có thể dùng để thực hiện các loại giao dịch với nhiều nước thuộc “Một vành đai, Một con đường”, phương diện này rất có thể ĐCSTQ sẽ hình thành một vòng tròn nhỏ, ở một ý nghĩa nào đó mà nói là đang tranh bá với đồng Đô la Mỹ. Cũng chính là tạo ra cái gọi là “cộng đồng cùng chia sẻ tương lai” blockchain, đây chính là mục tiêu thứ 3 của họ.

Từ góc độ phát triển Blockchain mà nói, tương lai có thể thay đổi nhiều lĩnh vực như tài chính, kho vận, sản xuất, quân sự, v.v. Nếu ĐCSTQ có thể chiếm cơ hội trước, thậm chí có được quyền kiểm soát tương đối lớn và quyền lực thực thi công nghệ, tương lai có thể giống như Huawei trong lĩnh vực 5G – có được nhiều quyền kiểm soát hơn, điều này có thể sẽ giúp đỡ rất lớn cho dã tâm xưng bá toàn cầu của ĐCSTQ.

>> ĐCSTQ đẩy mạnh kiểm soát tôn giáo bằng ứng dụng di động

Tần Bằng cho rằng, “Blockchain đặc sắc ĐCSTQ” chắc chắn có thể giúp cho ĐCSTQ thấy các công ty khác nhau có liên quan ở mỗi quốc gia và dữ liệu khác nhau của các cá nhân và dòng chảy của các giao dịch đó. ĐCSTQ muốn làm người siêu quản lý của cái này, họ có thể nhìn thấy được tất cả các dữ liệu, tất cả các quy trình và tất cả các thứ, cho nên đây là điều mà ĐCSTQ muốn làm.

Đối với xu thế phát triển của Blockchain, Tần Bằng cho rằng, tiền tệ thực tế là cần vấn đề lòng tin, nếu không có lòng tin, thì mọi người cũng chẳng quan tâm; có thể chấp nhận hay không, thực tế đó là một thách thức đối với ĐCSTQ.

Còn về tính an toàn của Blockchain, Tần Bằng cho rằng, ngoài lo lắng về công nghệ chưa thành thục, ẩn hoạn không an toàn thực sự vẫn là đến từ sự kiểm soát của ĐCSTQ, thực tế đây là một thứ nguy hiểm.

Blockchain dưới thể chế của ĐCSTQ, nó nhấn mạnh là không cần phân tầng, mà cần trung gian hóa. Tần Bằng nói, quan chức thương mại của ĐCSTQ nói, họ sẽ thông qua blockchain để tạo dựng lòng tin để nâng cao năng lực điều tiết và kiểm soát vĩ mô cho chính phủ. Nói cách khác, khái niệm Blockchain đến lúc này đã không còn là Blockchain thực sự, rất có thể đã bị biến đổi khái niệm thành một “Blockchain đặc sắc Trung Quốc”, nó sẽ thay đổi mọi thứ dựa vào nhu cầu.

“Bởi vì nếu thực sự phân cấp [như blockchain], ví dụ muốn ghi lại quy trình giao dịch. Ví dụ, ĐCSTQ trên quốc tế nói gì, làm gì, giao dịch gì, ĐCSTQ thực tế sẽ không cách nào thay đổi nó, bất cứ ai cũng không cách nào trực tiếp thay đổi nó, những hành vi này tương lai đều sẽ hoàn toàn được ghi vào hồ sơ.” Tần Bằng nói: “Đây là điều mà ĐCSTQ sẽ tuyệt đối không làm, cho nên mới nỗ lực đi giải quyết, không cần đi làm cái gọi là ‘phân cấp’, mà có thì cũng là ‘phân cấp’ đặc sắc Trung Quốc, đến cuối cùng vẫn cần tăng cường giám sát, đây là thứ mà ĐCSTQ kỳ vọng.”

Trí Đạt

Xem thêm: