Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992, đến ngày 20/7/1999 bị chế độ cộng sản bức hại vì số người thực hành môn tu luyện lên tới ít nhất 70 triệu, nhiều hơn số đảng viên ĐCSTQ. Cuộc đàn áp tàn bạo xảy ra đúng 21 năm trước đây đã khiến nhiều người tu luyện bị bắt bớ, giam cầm và bị tra tấn tàn bạo. ĐCSTQ còn âm thầm thu hoạch tạng của các học viên Pháp Luân Công để kiếm lợi bất chính.

“Tôi đã chứng kiến quá nhiều mặt tối của Trung Quốc”

Trong 21 năm qua, Amy Minghui Yu đã bị cướp đi sự mái ấm gia đình sau khi bố mẹ cô bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt vì thực hành Pháp Luân Công, một môn tự tu luyện cổ xưa dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn.

“Gia đình tôi đã bị phá vỡ… Tôi đã chứng kiến quá nhiều mặt tối của Trung Quốc,” Amy nói với tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn. Gia đình của  Amy chỉ là một trong vô số hàng triệu gia đình bị tan vỡ vì cuộc bức hại.

20110819211copy
Ông Zonghai Yu (Ảnh: Amy Yu)

Cha của Amy, ông Zonghai Yu, một hoạ sĩ tại thư viện thành phố Mudanjiang, bị bắt lần đầu vào năm 1999 và bị kết án một năm trong trại lao động cưỡng bức. Sau khi được thả, ông lại bị bắt lần nữa vào năm 2001 vì đã treo biểu ngữ viết “Pháp Luân Đại Pháp là tốt!” Lần này cha của Amy bị kết án tới 15 năm tù và bị tra tấn tàn bạo, khiến ông bị tập tễnh và rách tuyến lệ vĩnh viễn.

Ông đã kể lại sự tra tấn kinh hoàng trong một báo cáo tự viết đăng trên Minh Huệ Net – một website có trụ sở Mỹ chuyên theo dõi cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

“Khi tôi tới thăm cha, chân của ông đã bị gãy,” Amy nói năm 2013 khi hồi tưởng lại chuyến đi thăm ở trại tù. “Cha nói với tôi rằng ông bị đánh rất mạnh vào ngực bằng dùi cui điện, và ông rất khó thở. Trong quá khứ, ông có trái tim khỏe mạnh, nhưng nay ông có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Ông bị đập mạnh vào đầu bằng vật gì đó, và giờ ông thường cảm thấy chóng mặt,” Amy nói.

Lo lắng cho sức khoẻ của cha, Amy quyết định chiến dịch giải cứu cha khi cô tới nước Anh để học thiết kế thời trang tại một trường đại học ở Cambridge. 

Cha của Amy cuối cùng đã được thả năm 2016; mẹ cô, bà Wang Meihong, bị kết án 11 vào năm tù năm 2003, được thả hai năm trước đó.

“Mỗi Ngày Tôi Đều Lo Lắng Liệu Tôi Có Còn Được Gặp Lại Cha Hay Không”

Paul Li cùng mẹ di cư từ Trung Quốc tới Canada khi anh mới 13 tuổi. Cha anh, ông Xiaobao Li giờ đã gần 65 tuổi, từng là người đứng đầu một quận và là một doanh nhân thành đạt. Năm 2005, ông bị kết án 7 năm tù do viết những bài báo lên tiếng chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

ET TC8
Anh Paul Li giữ một bức ảnh của cha mình, Xiaobo Li, tại một cuộc họp báo ở Ottawa vào ngày 26 tháng 8 năm 2016. (Ảnh: Pam McLennan / The Epoch Times)

Được thả năm 2012, nhưng chỉ hơn 2 năm sau đó, ông Li lại bị bắt và kết án 8 năm tù do từ chối bỏ đức tin của mình. Từ khi cha bị bắt, anh Paul đã cố gắng giải cứu ông bằng cách tham dự và liên tục phát biểu tại các cuộc mít tinh và họp báo. Năm 2015, Paul đã thuê hai luật sư ở Trung Quốc để bảo vệ cha, nhưng anh nói cha anh không có quyền được xét xử công bằng. 

“Luật sư của cha tôi chắc chắn là bản án đã có trước khi xét xử, và đây đơn giản chỉ là một phiên tòa dàn dựng,” anh Paul nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Epoch Times. 

Trong phiên toà, cha của Paul đã nói: “Thậm chí nếu các ông kết án tử hình, tôi vẫn quyết đi theo đức tin của tôi và nói rõ sự thực về Pháp Luân Công.”

Paul nói với Minh Huệ năm 2019 rằng cha anh vẫn còn bị cầm tù tại Trung tâm giam giữ Longquanyi. Ông đã bị hỏng mắt trái do bị tra tấn.  

“Sự can đảm và đạo đức của cha là điều khiến tôi kính trọng, nhưng tôi lo lắng mỗi ngày liệu tôi có còn được gặp lại ông hay không,” anh Li hiện nói.

 > Hơn 600 nghị sĩ thế giới yêu cầu Bắc Kinh ‘lập tức ngừng’ bức hại Pháp Luân Công

“Tôi mơ ước một ngày mà… chúng tôi lại được ở bên nhau”

Eric Jia là một người tị nạn Trung Quốc trẻ tuổi từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng tất cả đã chấm dứt vào ngày cha anh bị bắt. Khi đó anh mới chỉ 3 tuổi. 

ET TC10
Eric Jia cùng mẹ, Li Liu, tại một cuộc mít tinh ở Martin Place, Sydney, Australia, vào ngày 20 tháng 7 năm 2015. (He Wei / The Epoch Times)

Cha của Eric, ông Ye Jia, đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt do tập luyện Pháp Luân Công. Ngoài cha anh Eric, những người thân của anh, gồm cả bà và các dì cũng bị bắt nhiều lần cùng vì một lý do và đã phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau khi bị giam cầm.

 Ví dụ, vào tháng Tư năm 2013, khi cha của Eric bị kết án 8 năm tù, những người lính đã tra tấn ông bằng cách đổ nước ớt vào mũi ông trong khi treo ông lộn ngược. Sau đó, họ không cho phép ông chữa bệnh khi ông bị nôn ra máu hàng tháng trời, theo báo cáo của Minh Huệ.

Lần gần đây nhất cha của Eric bị bắt là vào tháng 9 năm 2017. Ba tháng sau, ông được thả khi Nghị sĩ đảng Xanh của Australia Victoria Janet Rice gửi một bức thư cho thị trưởng TP Tây An, Trung Quốc, yêu cầu ông ta thả Ye Jia “ngay lập tức và vô điều kiện”. 

Câu chuyện của Eric cho thấy nhiều học viên Pháp Luân Công hải ngoại vẫn có gia đình bị ĐCSTQ đàn áp tại Trung quốc Đại lục. Năm 2012, Eric đã cùng mẹ trốn sang Australia và đã làm công việc tình nguyện nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc bức hại.

“Không có gì sai trái khi tin vào Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã sử dụng tất cả các phương tiện để khiến chúng tôi từ bỏ đức tin của mình,” Eric nói tại một cuộc tụ tập ở Martin Place tại Sydney năm 2018 để tưởng niệm những người đã mất dưới chế độ Trung Quốc.

“Tôi mơ ước có một ngày họ được tự do và chúng tôi lại có thể được bên nhau,” anh Eric nói.

 

“Cha tôi tin rằng đây là thông điệp của Chúa, và tôi tin cha tôi”

Đã hơn 1.000 ngày kể từ khi luật sư nhân quyền Cao Chí Thịnh mất tích vào ngày 12/8/2017. Ông Cao đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Là một người Cơ Đốc giáo tận tụy, từ năm 2006 ông Cao đã nhiều lần bị bắt, bị bỏ tù vì đại diện cho các nhóm thiểu số bị đàn áp như các học viên Pháp Luân Công. Khi ở trong tù, ông Cao bị cảnh sát tra tấn tàn bạo, như bị sốc bằng dùi cui điện, bị đấm đến lung lay răng, và thậm chí còn bị dùng tăm đâm vào bộ phận sinh dục.

Vợ ông, bà Geng He, và hai con đã liên tiếp phải đối mặt với sự quấy nhiễu của cảnh sát. Họ đã trốn tới Mỹ năm 2009. Sống trên một đất nước tự do đã một thập kỷ, gia đình ông Cao chưa bao giờ ngừng lo lắng về việc ông đang ở đâu.

Con gái ông, cô Grace Geng tin rằng quyển sách của cha cô, có tựa đề tiếng Trung là “Năm 2017: Trung Quốc vùng lên,” gửi một thông điệp kiên định cho thế giới là ĐCSTQ sẽ sớm sụp đổ.

 

ET TC10 1
Grace Geng, con gái ông Cao Trí Thịnh và cuốn sách của ông Cao tại lễ ra mắt sách ở Hồng Kông vào ngày 16 tháng 6 năm 2016. (Stone Poon / The Epoch Times)

“Cha tôi tin rằng đây là thông điệp của Chúa và tôi tin cha tôi,” cô Grace nó trong một buổi lễ ra mắt cuốn sách tại Hồng Kông ngày 16/6/2016.

Cô Grace gần đây đã Tweet một đoạn video cuộc đoàn tụ của một luật sư nhân quyền Trung Quốc: ông Wang Quanzhang và gia đình. Ông Wang đã được thả sau 4,5 năm ngồi tù vì tội “chống phá nhà nước.” 

Trong đoạn tweet, Grace viết cô hy vọng có một ngày mẹ cô có thể có người chồng ở bên và em trai cô có thể được cha khuyên bảo khi quyết định những vấn đề của cuộc sống, và cô thì có một gia đình không bị chia cắt.

Không còn chút  hy vọng đoàn tụ nào!

Trong khi năm gia đình bên trên lo lắng mong chờ ngày đoàn tụ với những người cha của họ, thì đối với Xu XInyang, cuộc đoàn tụ này sẽ không bao giờ xảy ra vì cha của cô đã bị bức hại đến chết.

“Trong trí nhớ của tôi, phần lớn thời thơ ấu của tôi trôi qua trong sợ hãi và kinh hoàng,” Xu Xinyang nói tại một diễn đàn ngày 4/12/2018 tại Điện Capitol để nhấn mạnh tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi ở Trung Quốc.

ET TC13
Xu Xinyang (phải), có cha (trong ảnh) đã chết vì bị tra tấn ở Trung Quốc vì niềm tin vào Pháp Luân Công, phát biểu tại Diễn đàn Nhân quyền tại Quốc hội ở Washington vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Cha mẹ của Xinyang đều tu luyện Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt vì in các tài liệu phơi bày cuộc đàn áp. Cha cô bị kết án 8 năm tù và đã mất 13 ngày sau khi được thả.  

“Khi tôi còn nhỏ ông muốn ôm tôi, nhưng tôi quá sợ hãi và trốn sau lưng mẹ. Tôi từ chối cho ông ôm vì tôi chưa bao giờ biết về ông. Điều này trở thành nỗi tiếc nuối suốt đời của tôi.”

Thậm chí sau khi cha cô bị bức hại đến chết, Xinyang và mẹ cô không được tha. Cảnh sát bắt hiệu trưởng và một số giáo viên của cô, tất cả đều là học viên Pháp Luân Công, tại trường trong ngày sinh nhật cô. Xiangyang bị cảnh sát truy nã.

May mắn thay, Xinyang đã cùng mẹ trốn sang Thái Lan khi cô 12 tuổi và tới Mỹ năm 2017.

Jocelyn Neo, Epoch Times (Ngân Hà biên dịch)

Xem thêm: