Năm 2020 sắp đến, nhìn lại năm 2019, tình hình kinh tế Trung Quốc có nhiều biến động bất ngờ: Chiến tranh thương mại tạm hòa hoãn, hai nước Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mang tính giai đoạn, rủi ro tài chính liên tiếp xảy đến, ngân hàng bị nhà nước tiếp quản, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông ảnh hưởng đến trung tâm tài chính và thương mại của Đại Lục, vật giá tăng phi mã đẩy chỉ số CPI tăng cao nhất trong 8 năm, dịch tả lợn châu Phi đẩy giá thịt lợn tăng 101,3%…

Hãy cùng điểm lại những tin tức kinh tế quan trọng của Trung Quốc trong năm 2019 vừa qua.

Thương chiến Mỹ - Trung, Chiến tranh thương mại
Thương chiến làm tổn thương lớn đến kinh tế Trung Quốc (Ảnh: Corona Borealis Studio/Shutterstock)

1. Trung – Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính giai đoạn, thương chiến gây tổn thương lớn đến kinh tế Trung Quốc

Cả năm 2019, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lúc chiến lúc dừng, cũng đã làm xáo động đến thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong tháng 5, Washington nhận được điện báo ngoại giao từ Bắc Kinh về việc có sửa đổi lớn đối với bản thảo thỏa thuận thương mại dài gần 150 trang, những sửa đổi này khiến cho cuộc đàm phán Mỹ – Trung kéo dài nhiều tháng thành công cốc. Trong văn kiện, Trung Quốc đã lật đổ nhiều cam kết mà trước đó họ đã đưa ra, trong đó bao gồm đánh cắp quyền sở hữu và bí mật thương mại của Mỹ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, chính sách cạnh tranh, tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính và thao túng tiền tệ. Những điều này lại chính là vấn đề quan trọng dẫn đến Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. 

Kinh tế Trung Quốc vì thế mà phải chịu áp lực nhiều hơn, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ, tài chính chính phủ cũng căng thẳng thấy rõ. Chịu những ảnh hưởng này, không những rất nhiều doanh nghiệp tư nhân liên tiếp sụp đổ, ngay cả những doanh nghiệp nhà nước được Bắc kinh coi là trụ cột của quan trọng của kinh tế quốc dân cũng liên tiếp gặp nguy hiểm. 

Trong tháng 10, đại diện đàm phán thương mại hai nước đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Mặc dù vào tháng 1/2020, hai nước Trung Quốc và Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng các giới cho rằng cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai bên đã bắt đầu rồi. 

>> Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một ‘về nguyên tắc’

2. Ngày càng nhiều thành phố kiệt quệ trong thanh khoản thị trường bất động sản

Nếu giá thị trường bất động sản Trung Quốc sụt giảm, vậy thì tất cả các vấn đề như bong bóng bất động sản, tài chính đất đai, rủi ro nợ chính quyền địa phương, tăng trưởng GDP, đều sẽ bọc lộ ra. Cho nên, chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng thủ đoạn hành chính mạnh tay để “đóng băng” thị trường nhà ở. 

Doanh nghiệp bất động sản cỡ lớn của Trung Quốc là Vanke đã liệt kê hàng loạt các con số: “Dân số sau năm 1990 ít hơn so với sau năm 1980 là 31 triệu người; sau năm 2000 lại ít hơn so với sau 1990 là 41 triệu người. Ở mức độ rất lớn, điều này sẽ cuốn trôi nhu cầu tăng mới khi tỉ lệ thành đô thị hóa tiếp tục tăng cao. Trong khi tổng dân số có sự biến đổi, ảnh hưởng mà nó mang lại không chỉ là nhu cầu về bất động sản”.

Ngày 12/10, Viện nghiên cứu Chiến lược Tài chính Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội trung Quốc đã công bố báo cáo và đưa ra phán đoán, trong 2 năm tới sẽ là thời kỳ quan trọng trong điều tiết thị trường nhà ở. Cánh cửa điều tiết thị trường nhà ở sẽ đóng cửa vào sau năm 2025. Ngoài ra, sẽ mất một thời gian để hoàn thành điều tiết và vận hành thị trường bất động sản.

shanghai city views with buildings in china7
Giá nhà ở Trung Quốc tăng nhanh bất chấp các biện pháp hạn chế cầu. (Ảnh:goodfreephotos)

3. Rủi ro tài chính bùng phát, ngân hàng bị tiếp quản

Sau khi kinh tế Trung Quốc chững lại, kinh doanh của doanh nghiệp đã xuất hiện vấn đề, cũng dẫn đến rủi ro của hệ thống tài chính liên tiếp bùng nổ. 

Ngày 24/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc đã công bố thông tin cho biết: Ngân hàng Baoshang xuất hiện rủi ro tín dụng nghiêm trọng, do đó quyết định sẽ tiến hành tiếp quản ngân hàng này từ ngày 24/5/2019, thời hạn tiếp quản là 1 năm. 

Ngày 29/5, tờ “Liên hợp thông tin tài chính” thuộc Tập đoàn truyền thông Thượng Hải (Shanghai United Media Group) có đăng một bản tin với tựa đề “Nhà quản lý: Bộ phận ngân hàng thương mại nông nghiệp và thương mại thành phố đang ở bên bờ vực phá sản về hình thức kỹ thuật”. Bản tin trích dẫn thông tin của nhà quản lý tài chính cho biết, “Do đối mặt với rủi ro tín dụng nghiêm trọng, nên một bộ phận ngân hàng thương mại nông thôn và thành thị Trung Quốc đang đứng trước bờ vực phá sản về mặt kỹ thuật. Kiểu cơ cấu tài chính này e là sẽ thoái lui hết theo nguyên tắc thị trường hóa.”

Tin tức liên quan khiến cho giới quan sát chú ý, nhiều kênh truyền thông liên tiếp đăng lại nguồn tin nói trên. Nhưng không lâu sau đó, thông tin này đã bị chính quyền phong tỏa và xóa bỏ. 

Rủi ro của các ngân hàng cỡ vừa và nhỏ liên tiếp bùng nổ, tháng 10 – 11, Ngân hàng Nông thương Yichuan Hà Nam và Ngân hàng Duyên hải Yingkou Liêu Ninh liên tiếp gặp phải sóng gió rút tiền mặt. Nhiều ngân hàng từng gặp phải cảnh tượng mất kiểm soát vì người quá đến quá đông, chính quyền địa phương điều động cảnh sát cưỡng chế duy trì ổn định. 

Người TQ đổ xô đi rút tiền ngân hàng: Đêm tối trước khủng hoảng?

4. Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ: Hồng Kông trở thành điểm yếu của kinh tế Trung Quốc

“Dự luật đối với người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau trong Lập pháp các vấn đề Hình sự (Sửa đổi) 2019” gọi tắt là Dự luật Dẫn độ. Dự luật gây nhiều tranh cãi này một khi được thông qua, chính quyền Hồng Kông có thể dẫn độ tội phạm bỏ trốn đến những quốc gia không có ký kết hỗ trợ tư pháp với Hồng Kông, bao gồm cả Trung Quốc Đại Lục. Trong khi đó, chế độ tư pháp tại Đại Lục bị rất nhiều người Hồng Kông cho là là chế độ “không minh bạch và chính trị hóa”. 

Người dân Hồng Kông diễu hành phản đối dự luật này trên quy mô lớn vào ngày 9/6, có khoảng 1,03 triệu người đã tham gia hoạt động này. Từ đó về sau, liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc diễu hành quy mô lớn khác. 

Cho đến hiện nay, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ vẫn chưa lắng xuống, còn chính phủ Hồng Kông lại làm ngơ trước các yêu cầu của người dân Hồng Kông. 

Chỗ quan trọng tại Hồng Kông đó là Hồng Kông là cửa ngõ ra vào quan trọng của nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của tư bản quốc tế đầu tư vào Trung Quốc có 70% là từ Hồng Kông đi vào Đại Lục; cũng là con đường quan trọng của nguồn vốn chạy ra khỏi Trung Quốc, thời kỳ hưng thịnh Hồng Kông từng có gần 2.000 công ty đổi tiền được cấp phép, nguồn tiền chạy ra khỏi nội địa Trung Quốc, rất nhiều đều là thông qua kênh là các công ty đổi tiền tại Hồng Kông; Hồng Kông là con đường quan trọng của thương mại quốc tế, Hồng Kông có vị thế đặc biệt là đối ngoại độc lập, điều này hình thành cục diện “thương mại quốc tế” phức tạo giữa nội địa Trung Quốc và Mỹ. 

>> Kinh tế Hồng Kông có thể rơi vào khủng hoảng lớn vì Dự luật dẫn độ

5. Tỷ giá đồng Nhân dân Tệ (CNY) CNY/USD vượt mức 7

nhân dân tệ, tỉ giá, ngoại hối
Ngày 5/8, tỉ giá đồng Nhân dân tên của Trung Quốc so với đồng Đô la Mỹ đã vượt mức 7, ty giá thấp nhất là 1 USD tương đương với 7,1057 Nhân dân tệ. (Ảnh minh hoạ từ Shutterstock)

Ngày 5/8, tỷ giá hối đoái CNY/USD vượt mức 7CNY/1USD, đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua đồng CNY của Trung Quốc phá vỡ mức này. Sau đó, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, điều này sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng cho Trung Quốc. 

Xu thế đồng CNY trượt giá đã hình thành, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương nói rằng cần duy trì ổn định tỷ giá đồng CNY, nhưng ngày 6/8 lại can thiệp vào tỷ giá CNY nước ngoài ở Hồng Kông. 

Ngoài ra, đồng CNY trượt giá dẫn đến tiêu tốn nhiều tiền hơn cho việc nhập khẩu vật tư như thực phẩm, khiến khủng hoảng lương thực đang tồn tại của Trung Quốc thêm nghiêm trọng hơn. Miền nam Trung Quốc gặp phải mưa lũ lớn, miền bắc thì hạn hán, không ít nơi đã gặp tình cảnh mất mùa, cộng thêm “sát thủ của lương thực” – sâu keo mùa thu tấn công, khiến cho ngành nông nghiệp nước này chịu tai họa nghiêm trọng.

Xem tiếp phần 2

Huệ Anh

Xem thêm: