Từ sau Đại hội 18, ông Tập Cận Bình lên cầm quyền và phát động chiến dịch “đả hổ”, đến nay đã xử lý hơn 200 quan to từ chức phó cấp tỉnh và bộ trở lên, còn việc xử lý “ruồi nhặng” thì vô số kể.

Điểm lại 10 quan to “ngã ngựa” trong năm 2016.
Điểm lại 10 quan to “ngã ngựa” trong năm 2016.

Dường như các vụ án quan tham “ngã ngựa” ở Trung Quốc vụ nào cũng gây “sốc”: Bạch Ân Bồi ăn hối lộ gần 250 triệu nhân dân tệ (RMB), Ngụy Bằng Viễn ăn hối lộ hơn 200 triệu RMB, Cảnh Xuân Hoa gần 150 triệu RMB, Chu Minh Quốc 141 triệu RMB, Chu Vĩnh Khang ăn hối lộ 130 triệu RMB, Kim Đạo Minh 120 triệu RMB, Vạn Khánh Lương 1100 triệu RMB… Những con số vừa kể là con số được truyền thông nhà nước thông báo chính thức, trong khi giới quan sát cho rằng con số thực tế lớn hơn nhiều.

Có quan điểm, tình trạng thoái hóa biến chất trong quan trường Trung Quốc bắt đầu lạm phát từ thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền vì là thời điểm bùng nổ tình trạng mua quan bán chức. Bộ máy quyền lực suy thoái trải khắp các lĩnh vực: quân đội, tư pháp, y tế, giáo dục, thể thao, doanh nghiệp nhà nước… Thực tế, rất nhiều quan chức “ngã ngựa” kể từ sau Đại hội 18 là những đối tượng được thăng tiến nhanh trong thời ông Giang Trạch Dân cầm quyền.

Ngày 21/11, trang mạng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (UBKLTW) có bài viết nhận định, những quan to bị đưa ra xét xử vì tham vọng chiếm quyền lực lớn hơn trong Đảng và chính quyền, nằm trong vòng tròn lợi ích kinh tế – chính trị, kéo kết bè phái trục lợi, có kẻ theo chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bè phái, gây chia rẽ đoàn kết…

Xin điểm lại 10 quan to “ngã ngựa” đáng chú ý trong năm 2016.

1. Ngụy Hoằng, cựu Tỉnh trưởng Tứ Xuyên

Ngày 31/3/2015, xuất hiện nhiều tin đồn về quan to này bị điều tra sau khi liên tục vắng mặt trong nhiều hội nghị tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 22/1/2016, Ngụy Hoằng (Wei Hong) bị cách chức Tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên. Ngày 4/2, UBKLTW thông báo Ngụy Hoằng bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin, sau khi bị cách chức thì Ngụy Hoằng tự sát nhưng không thành.

Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Ngụy Hồng bị lập án điều tra ngày 4/2/2016.
Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Ngụy Hoằng bị lập án điều tra ngày 4/2/2016.

Theo thông tin, con đường thăng tiến của Ngụy Hoằng là nhờ mối quan hệ thân với cựu Bí thư Ban Chính pháp Trung ương Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Khi Chu Vĩnh Khang chuẩn bị rời khỏi Tứ Xuyên đã đề bạt Ngụy Hoằng làm Trưởng ban Tổ chức để có thể tiếp tục thao túng tình hình nhân sự tỉnh Tứ Xuyên.

Ngụy Hoằng rất thân với Chu Vĩnh Khang. Mỗi khi quan to này đến Bắc Kinh đều cùng Chu chè chén. Trước khi Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”, Ngụy Hoằng còn dẫn theo bà Lý Giai (Li Jia), Bí thư thành phố Tư Dương tỉnh Tứ Xuyên (cán bộ cũ của Chu) đến thăm. Tháng 11/2014, sau khi “ngã ngựa” thì bà Lý Giai đã tố giác lại Ngụy Hoằng.

Ngoài ra, Ngụy Hoằng cũng tích cực theo các cựu lãnh đạo Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang và Giang Trạch Dân bức hại người tập Pháp Luân Công, là nhân vật phụ trách chính trong hoạt động đàn áp Pháp Luân Công ở Tứ Xuyên, nhiều lần bị nêu tên trên trang mạng Minh Huệ của Pháp Luân Công.

2. Cung Thanh Khái, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đài Loan

Ngày 19/1, ông Cung Thanh Khái (Gong Qinggai), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đài Loan bị thông báo điều tra; ngày 21/4 bị “song khai” (khai trừ Đảng và loại khỏi hệ thống công chức); ngày 13/5 bị lập hồ sơ án.

Ông Cung Thanh Khái có thời gian dài công tác ở Phúc Kiến, từng vào Ban Thường vụ thành phố Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến, Phó Bí thư thành phố; Bí thư thành phố Tấn Giang; Phó Bí thư thành phố Nam Bình, Phó Thị trưởng, Thị trưởng; Chủ nhiệm Ban Quản lý kiêm Bí thư Ban Công tác Đảng khu Thực nghiệm tổng hợp Bình Đàm tỉnh Phúc Kiến. Tháng 10/2013 nhậm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đài Loan.

Ngày 19/1, ông Cung Thanh Khái, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đài Loan bị tuyên bố điều tra.
Ngày 19/1, ông Cung Thanh Khái, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đài Loan bị tuyên bố điều tra.

Có thông tin chỉ ra, tại Tấn Giang – Phúc Kiến, quan to này có biệt danh là “Cung một tỷ”, tức ông này sở hữu tài sản cả tỷ RMB; sau khi Cung Thanh Khái nhậm chức tại Văn phòng Công tác Đài Loan đã bị tố cáo ăn hối lộ của doanh nhân Đài Loan trong thời gian phụ trách khu phát triển Bình Đàm – Phúc Kiến; vụ án ông Cung Thanh Khái cũng liên quan đến vụ án ông Tô Thụ Lâm – Tỉnh trưởng Phúc Kiến “ngã ngựa” vào tháng 10/2015.

3. Lưu Chí Canh, cựu Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông

Ngày 4/2, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Canh (Liu Zhigeng) bị thông báo điều tra; ngày 18/4 bị “song khai”; ngày 25/4 bị lập hồ sơ án.

Cuối năm 2013, Tổ Tuần tra thứ 8 của UBKLTW Trung Quốc tuần tra tỉnh Quảng Đông đã thu được nhiều tài liệu tố cáo ông Lưu Chí Canh, quan to này được cho là đã bảo kê cho nghề mại dâm ở thành phố Đông Hoản.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Canh bị cáo buộc bảo kê cho nghề mại dâm ở thành phố Đông Hoản.
Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Lưu Chí Canh bị cáo buộc bảo kê cho nghề mại dâm ở thành phố Đông Hoản.

Tháng Hai năm nay truyền thông Trung Quốc đưa tin, UBKLTW đã đóng băng nhiều tài khoản ngân hàng của ông Lưu Chí Canh nhờ bạn bè và người thân đứng tên, tổng số tiền quan to này có lên đến 37 tỷ RMB. Ngoài ra, quan to này còn có nhà tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 thành phố tại các tỉnh khác nhau, sở hữu số công trái trong và ngoài nước lên đến 51 tỷ RMB.

Theo thông tin, cơ quan điều tra còn thu giữ của quan to này khoảng 300 bất động sản với tổng trị giá khoảng 1 tỷ RMB. Còn số tài sản chưa thu bao gồm nhiều xe hơi, rượu ngoại đắt tiền, vàng, ngoại tệ cũng như tiền mặt.

Ông Lưu Chí Canh là quan to phái Giang, được ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang đề bạt, thời gian ông Trương Đức Giang phụ trách tỉnh Quảng Đông là lúc nghề mại dâm ở Đông Hoản phát triển bùng nổ. Sau khi ông Tăng Khánh Hồng về hưu đã thường xuyên đến Quảng Đông vì “lọt bẫy tình Đông Hoản”, được ông Lưu Chí Canh đón tiếp long trọng.

4. Vương Mân, cựu Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh

Ngày 4/3, ông Vương Mân (Wang Min), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Giáo dục – Y tế – Văn hóa của Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc khóa 12, cựu Bí thư tỉnh Liêu Ninh bị thông báo điều tra; ngày 10/8 bị “song khai”; ngày 11/8 bị lập hồ sơ án.

Theo thông báo tội trạng của UBKLTW, ông Vương Mân phạm các tội: vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, bàn luận ngông cuồng đối với Trung ương, liên quan đến mua bán phiếu bầu Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh Liêu Ninh.

Vào tháng Chín năm nay đã xảy ra vụ án mua phiếu cử tri đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh Liêu Ninh gây chấn động Trung Quốc, có 108 Ủy viên cơ quan này ở tỉnh Liêu Ninh bị đình chỉ tư cách. Quan to Vương Mân bị cáo buộc có liên quan đến vụ án.

Quan to Vương Mân bị cáo buộc có liên quan đến vụ án mua phiếu cử tri đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh Liêu Ninh. Đã có 4 “hổ to” bị xử lý, nhiều thành viên “bang Liêu Ninh đang đối diện bị điều tra.
Quan to Vương Mân bị cáo buộc có liên quan đến vụ án mua phiếu cử tri đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh Liêu Ninh. Đã có 4 “hổ to” bị xử lý, nhiều thành viên “bang Liêu Ninh đang đối diện bị điều tra.

Liêu Ninh được cho là địa bàn nhiều quan to phái Giang chiếm cứ, bao gồm Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu… Những quan to này đã cài cắm hệ thống thân tín rộng khắp, hình thành “bang Liêu Ninh”.

Ông Vương Mân cũng nằm trong danh sách truy cứu của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công.

Ngoài ra, quan to này cũng đóng vai quan trọng trong sự kiện Mã Tam Gia năm 2013. Khi đó quan trường Liêu Ninh bị bài báo nổi tiếng “Thoát khỏi Mã Tam Gia” vạch tội ác, quan chức Liêu Ninh cũng chống lại lệnh hủy bỏ chế độ cưỡng bức lao động của ông Tập Cận Bình.

5. Trương Việt, cựu Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc

Ngày 16/4, Trương Việt (Zhang Yue) Bí thư Ban Chính pháp, Ủy viên Thường vụ tỉnh Hà Bắc bị thông báo điều tra; ngày 28/7 bị “song khai”; tháng Tám lập án điều tra.

Trong dân gian, Trương Việt được mệnh danh là “vua Hà Bắc”, là tâm phúc của Chu Vĩnh Khang, từng có thời gian dài làm quan tại Sở Công an Bắc Kinh thuộc hệ thống Chính pháp do Chu Vĩnh Khang phụ trách, lên đến Phó Sở trưởng Công an Bắc Kinh, Cục trưởng Cục 26 Bộ Công an (được cho là Văn phòng 610) chuyên trách trấn áp những người tập Pháp Luân Công.

Trước khi bị bắt, Trương Việt cá tính điên cuồng. Năm 2015 quan to này từng bị bắt ba lần nhưng cuối cùng đều phải thả.
Trước khi bị bắt, Trương Việt cá tính điên cuồng. Năm 2015 quan to này từng bị bắt ba lần nhưng cuối cùng đều phải thả.

Thông tin cho rằng, Trương Việt là “quan lớn” dưới quyền Chu Vĩnh Khang, sau khi lên chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Bắc đã thành vua một phương. Tại đây, Trương Việt đã thành lập một đội biệt động riêng, chi nhánh thứ nhất của đội biệt động này là Cục Công an thành phố Thừa Đức.

Cuối tháng Ba năm nay, ông chủ Quách Văn Quý (Guo Wengui), người kiểm soát tập đoàn Chính Tuyền (Zheng Quan) bị truyền thông Trung Quốc phanh phui có quan hệ mật thiết với Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mã Kiến (Majian), trong đó có nhắc đến Trương Việt nhưng không nói thẳng tên, chỉ cho biết có người cùng Mã Kiến là nhân vật quan trọng trong mạng lưới thương nhân – chính trị khổng lồ của Quách Văn Quý.

Ngày 2/12, vụ án Nhiếp Thụ Bân (người thị xã Lộc Tuyền tỉnh Hà Bắc, bị xử tử hình ngày 27/4/1995) đã được minh oan vô tội. Sau đó truyền thông Trung Quốc lên tiếng kêu gọi truy cứu trách nhiệm kẻ đứng sau gây ra án oan này. Theo thông tin, ông Hứa Vĩnh Dược (Xu Yongyue), Phó Bí thư tỉnh Hà Bắc khi đó (sau lên chức Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia) và Trương Việt là kẻ đứng sau gây ra án oan này.

Trương Việt cũng nằm trong dánh sách truy cứu của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công.

>> Xem thêm: Ông Trương Việt bị “ngã ngựa” vì bức hại Pháp Luân Công?

6. Tô Hồng Chương, cựu Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Liêu Ninh

Ông Tô Hồng Chương (Su Hongzhang), Bí thư Ban Chính pháp, Ủy viên Thường vụ tỉnh Liêu Ninh bị thông báo điều tra ngày 6/4; ngày 25/7 bị “song khai”; sau đó lập án điều tra.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, cơ quan điều tra khám nhà quan to này đã tìm ra được cả kho tiền; để vào Ban Thường vụ tỉnh Liêu Ninh, Tô Hồng Chương đã tặng nhiều hiện vật làm bằng vàng cho cấp trên.

Ngày 6/4, Tô Hồng Chương bị tuyên bố điều tra; ngày 25/7 bị “song khai”, sau đó bị lập án điều tra.
Ngày 6/4, Tô Hồng Chương bị tuyên bố điều tra; ngày 25/7 bị “song khai”, sau đó bị lập án điều tra.

Theo hồ sơ án công khai, cấp trên từng được quan to này biếu hiện vật bằng vàng là Vương Mân (Wangmin), thời điểm ông này làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh. Con đường quan lộ của Tô Hồng Chương thăng tiến nhanh chóng kể từ sau khi ông Vương Mân nhậm chức Bí thư tỉnh Liên Ninh.

Ngoài ra, Tô Hồng Chương cũng nằm trong dánh sách truy cứu của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại những người tập Pháp Luân Công.

7. Điền Tu Tư, cựu Chính ủy Không quân

Ngày 9/7, ông Điền Tu Tư (Tian Xiusai), Chính ủy Không quân bị lập án điều tra, là Thượng tướng Không quân thứ ba sau Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị xử lý.

Ông Điền Tu Tư có thời gian gần 40 năm làm việc ở Quân khu Lan Châu, có nhiều liên hệ trong công việc với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng (đã “ngã ngựa”). Thời ông Quách Bá Hùng làm Tư lệnh Quân khu Lan Châu được mệnh danh là “hổ Tây Bắc”, trong thời gian nắm quyền tại đây đã đề bạt nhiều cán bộ xây dựng vây cánh.

Ngày 9/7, quan to Điền Tu Tư bị lập án điều tra, là Thượng tướng Không quân thứ 3 sau Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị xử lý.
Ngày 9/7, quan to Điền Tu Tư bị lập án điều tra, là Thượng tướng Không quân thứ 3 sau Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị xử lý.

Có nhận định, quan to này bị điều tra vì liên quan đến vụ án ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.

Nhiều cơ quan truyền thông bên ngoài Trung Quốc Đại lục đưa tin, để lên chức Chính ủy vào năm 2012, ông Điền Tu Tư đã hối lộ Quách Bá Hùng 50 triệu RMB. Còn ông Từ Tài Hậu sau khi bị cách chức đã giao nộp 130 triệu RMB cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội, khai báo nhiều vấn đề liên quan, nhưng cuối cùng vẫn không thể vượt được cửa ải.

Ngoài ra, trong thời gian làm Chính ủy Quân khu Thành Đô, ông Điền Tu Tư là vây cánh đắc lực của Bạc Hy Lai.

Có nhận định, trong thời ông Hồ Cẩm Đào cầm quyền, ông Giang Trạch Dân dùng ông Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu khống chế quân đội, khiến tình trạng mua quan bán tước trong hệ thống này ngày càng điên cuồng. Kể từ sau Đại hội 18 ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch “đả hổ” đã thanh lý hơn 50 quan to quân đội (đa số có quân hàm cấp tướng). Giới quan sát độc lập có nhận định, trong cải cách quân đội ở Trung Quốc, nhiều tướng lĩnh phái Giang đã bị thanh lý.

>> Xem thêm: Trung Quốc: Hơn 1.000 quan chức tự sát trong đảng, chính quyền, quân đội

8. Hạ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Pháp chế Chính phủ

Ngày 19/7, trang thông tin của Văn phòng Pháp chế Chính phủ xóa tên Hạ Dũng (Xia Yong) khỏi danh sách lãnh đạo văn phòng. Ngày 31/8, Hạ Dũng bị hủy tư cách Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc.

Con đường quan lộ của Hạ Dũng đi lên từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Đảm nhiệm qua các chức vụ: Phó ban Điều tra Nghiên cứu Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ban Cơ mật Trung ương, Cục trưởng Cục Bảo mật Quốc gia. Hạ Dũng lên chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Pháp chế Chính phủ vào tháng 3/2013.

Ngày 24/5, truyền thông Trung Quốc đưa tin quan to này bị điều tra vì liên quan đến vụ án ông Lệnh Kế Hoạch.

Quan to Hạ Dũng liên quan đến vụ án ông Lệnh Kế Hoạch.
Quan to Hạ Dũng liên quan đến vụ án ông Lệnh Kế Hoạch.

Theo thông tin, ông Hạ Dũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống cơ mật quốc gia do ông Lệnh Kế Hoạch phụ trách.

Ngoài ra, trong thời gian ông Hạ Dũng công tác tại Viện Khoa học Xã hội đã xây dựng nhiều chính sách liên quan đến đàn áp người tập Pháp Luân Công. Năm 2005, Hạ Dũng vào Ban Thường vụ “Hội chống tôn giáo X”, bị Tổ chức quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công đưa vào danh sách xét hỏi.

9. Hoàng Hưng Quốc, cựu Thị trưởng và Bí thư Thiên Tân tạm quyền

Ông Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo), cựu Thị trưởng và Bí thư tạm quyền thành phố Thiên Tân bị tuyên bố điều tra ngày 10/9. Ngày 13/9 quan to này bị buộc miễn nhiệm toàn bộ các chức vụ trong bộ máy quyền lực.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Hoàng Hưng Quốc lạm dụng quyền lực trục lợi thông qua giới kinh doanh đầu cơ, cưỡng ép giải tỏa trong dự án khu mới Thiên Tân, liên quan đến vụ án của con rể cựu Thị trưởng Thiên Tân Đới Tương Long (Dai Xianglong), có liên đới trách nhiệm trong vụ nổ Thiên Tân gây chấn động vào năm ngoái.

Theo nhiều hãng truyền thông bên ngoài Trung Quốc đưa tin, trong thời quan to này phụ trách Ninh Ba đã cho dựng tượng ông Giang Trạch Dân trên nhiều điểm mút các đường cao tốc ở Ninh Ba.

Hoàng Hưng Quốc, cựu Thị trưởng và Bí thư tạm quyền Thiên Tân bị “ngã ngựa” ngày 10/9.
Hoàng Hưng Quốc, cựu Thị trưởng và Bí thư tạm quyền Thiên Tân bị “ngã ngựa” ngày 10/9.

Thiên Tân một thời là địa bàn cai quản của Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ hiện nay, bị xem là vùng quan trường đặc biệt phức tạp. Ông Hoàng Hưng Quốc được cho là có quan hệ mật thiết với ông Trương Cao Lệ.

Ngày 27/11, một bài viết trên tạp chí của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điểm danh các “hổ to” bị xử lý, theo đó ông Hoàng Hưng Quốc và cựu Bí thư thành phố Tế Nam Vương Mẫn bị mô tả là nhân vật “hai mặt” điển hình, “lên sân khấu một mặt, xuống sân khấu mang bộ mặt khác, ở phía trước người đối thoại mang một bộ mặt, phía sau lại có bộ mặt khác”.

>> Xem thêm: Thị trưởng Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc “ngã ngựa”

10. Ngưu Chí Trung, Phó Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang

Ông Ngưu Chí Trung (Niu Zhizhong), Phó Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang Trung Quốc bị khai trừ khỏi Đảng ngày 27/10, trở thành tướng lĩnh cấp cao nhất của Bộ đội Cảnh sát vũ trang Trung Quốc bị “ngã ngựa”.

Thực tế trước đó, ngày 8/4 đã có nguồn tin ở Bắc Kinh cho biết quan to này bị bắt hồi tháng Hai ngay tại Văn phòng làm việc ở tổng bộ Cảnh sát vũ trang, tuy nhiên khi đó chưa tiết lộ chi tiết tình hình.

Ngưu Chí Trung, Phó Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang Trung Quốc bị khai trừ khỏi Đảng ngày 27/10.
Ngưu Chí Trung, Phó Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang Trung Quốc bị khai trừ khỏi Đảng ngày 27/10.

Ông Ngưu Chí Trung năm nay 61 tuổi, phục vụ trong quân tập đoàn 38 năm, từng là Sư trưởng Sư 114 Bộ đội Cảnh sát vũ trang, Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang Quảng Đông và Tây Tạng; năm 2007 nhậm chức Phó Trưởng Tham mưu Bộ đội Cảnh sát vũ trang, năm 2009 lên Trưởng Tham mưu, tháng 7/2010 lên hàm Trung tướng, mới lên Phó Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang vào tháng Mười năm ngoái.

Bộ đội Cảnh sát vũ trang có một thời gian dài do ông Chu Vĩnh Khang quản lý, được xem như “trung ương thứ hai” , nằm trong quản lý của Ban Chính pháp, nhiều lần tham gia trong âm mưu chính biến của phái Giang.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đã không ngừng thanh trừng hệ thống này, đến nay đã xử lý 10 quan to, tiêu biểu như cựu Tư lệnh Ban Chỉ huy Giao thông Lưu Chiêm Kỳ (Liu Zhanqi), cựu Chính ủy Vương Tín (Wangxin), cựu Phó Tư lệnh Cù Mộc Điền (Ji Mutian)…

Kết

Những quan chức Trung Quốc “ngã ngựa” kể từ sau Đại hội 18 không chỉ vì vấn đề tham ô. Có nghiên cứu tổng kết, đa số họ đều là hung thủ bức hại những người tập Pháp Luân Công, vì tham gia tích cực trong hoạt động này nên được phái Giang ghi nhận công lao, theo đó thăng tiến nhanh trên quan trường. Đa số họ đều nằm trong danh sách truy cứu của Tổ chức quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công. Ví dụ những quan to “ngã ngựa” như: Chu Vĩnh Khang, Tô Vinh, Từ Tài Hậu, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Lệnh Kế Hoạch, Chu Bản Thuận, Vương Mân, Lý Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, Vạn Khánh Lương, Chu Minh Quốc, Dương Vệ Trạch, Cừu Hòa, Lữ Tích Văn.

Cũng có bình luận chỉ ra, hiện nay Trung Quốc đang cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhưng rất thiếu nguồn vốn, việc xử lý những tham quan phái Giang giúp thu hồi lại được số tiền của khổng lồ, đồng thời dọn dẹp tham quan cũng là mấu chốt trong giải quyết nhiều vấn đề khốn khó về kinh tế của Trung Quốc hiện nay. 

Mộc Vệ (T/H)

Xem thêm: