Truyền thông Trung Quốc đưa tin, việc tổ chức Hội nghị của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế tại Hồng Kông cho thấy giới y học ghép tạng ở Trung Quốc đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, Chủ tịch của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế không thừa nhận điều này.

cay ghep noi tang

Quốc tế bị kinh sợ vì Trung Quốc

Theo New York Times, báo chí trong Trung Quốc và thân Bắc Kinh tại Hồng Kông đã có 5 bài viết tự nhận rằng, việc tổ chức Hội nghị Ghép tạng Quốc tế tại Hồng Kông chứng minh rằng giới y học ghép tạng Trung Quốc, vốn sử dụng nội tạng của tù nhân trong suốt hàng chục năm qua đến nay đã được cộng đồng quốc tế hoàn toàn thừa nhận.

Tuy nhiên, đối với quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế, ông Philip O’Connell thể hiện sự quan ngại. “Các ông cần hiểu rõ rằng, cách làm của Trung Quốc trong quá khứ một mạch đến nay đã làm cho cộng đồng quốc tế cảm thấy kinh sợ, đó là một vấn đề vô cùng quan trọng”, ông O’Connell nói với đại biểu quan chức Trung Quốc.

Ông O’Connell còn nhấn mạnh, “không có ai có thể” nói rằng cách làm của Trung Quốc đã được “cộng đồng ghép tạng quốc tế thực sự tiếp nhận”. “Họ có thể nói theo cách như vậy, nhưng đó hoàn toàn không phải sự thực”, ông O’Connell nói.

Trên thực tế, trong ngày đầu tiên của Hội nghị, ông O’Connell cùng cựu Chủ tịch của Hiệp hội, hiện đang là chủ biên của tờ “Khoa học Ghép tạng”, tạp chí của Hiệp hội, ông Jeremy Chapman, đã gửi đi một bức email mà hai người cùng ký tên, trong đó có viết “Lần này tổ chức hội nghị tại Hồng Kông không có ý rằng hệ thống ghép tạng của Trung Quốc ‘có thể nhìn thấy ánh sáng’”, rằng việc chọn Hồng Kông để tổ chức có một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của đảo chính ở Thái Lan nên địa điểm được chọn từ trước đã “không thể sử dụng được”.

O’Connell và Chapman cũng nói rằng, trong quá trình tuyển chọn luận văn, trong số 28 luận văn của Trung Quốc thì 10 luận văn có điểm khuất tất về nguồn gốc nội tạng nên đã bị rút khỏi Hội nghị.

Quốc tế đặt nghi vấn về việc tiếp tục sử dụng nội tạng tử tù

Theo truyền thông Hồng Kông, tờ “Minh Báo” cho biết, ông Hoàng Khiết Phu, Chủ nhiệm Hội đồng Hiến tạng và Ghép tạng Trung Quốc, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, trong ngày đầu tiên của Hội nghị, đã công bố Trung Quốc năm 2015, số lượng nội tạng được hiến ước khoảng 10.000, là nhiều nhất trong khu vực châu Á, đứng thứ 3 thế giới, chiếm 8.5% toàn cầu.

Ông Hoàng Khiết Phu đang rời khỏi hội trường Đại hội. (Ảnh: NTDTV)
Ông Hoàng Khiết Phu đang rời khỏi hội trường Đại hội. (Ảnh: NTDTV)

Ông O’Connell vẫn bảo lưu ý kiến nghi ngờ vì đây là số liệu một chiều không rõ nguồn gốc của chính quyền Trung Quốc, không biết rõ có bao gồm việc sử dụng nội tạng của tử tù để tiến hành cấy ghép hay không. Vì vậy, Hiệp hội không thể công nhận rằng số liệu này có đúng sự thực hay không. Ông còn yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra các con số dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.

Đại biểu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, Trung Quốc từ năm 2010 đến nay không hề cung cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới các số liệu theo đúng tiêu chuẩn về số lượng nội tạng hiến tặng, yêu cầu Trung Quốc bổ sung các số liệu liên quan.

Phía quan chức Trung Quốc cho biết, từ năm 2015 đến nay đã đình chỉ việc sử dụng nội tạng của tử tù, hơn nữa còn nói rằng nguồn nội tạng hiện nay duy nhất đến từ các công dân tự nguyện hiến tặng. Tuy nhiên, tháng 3/2015, ông Hoàng Khiết Phu khi tiếp tờ “Kinh Hoa Thời Báo” đã nói: “Nội tạng của tử tù có ý nguyện hiến tặng thì cũng nằm trong hệ thống phân phối tạng của chúng ta, cũng thuộc vào nhóm công dân tự nguyện hiến tặng.”

Đối với việc này, Thành viên Hội đồng cố vấn của Tổ chức Bác sĩ chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), giáo sư bác sĩ Lý Huy Qua thuộc Trung tâm y tế bệnh viện y Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, đã trích dẫn lại một phần báo cáo của hội đồng châu Âu gần đây. Báo cáo này cho biết, việc nói rằng đang dần dần ngừng sử dụng nội tạng của tử tù chỉ là “trò chơi chữ nghĩa”, “họ chỉ đem ‘tử tù’ biến thành ‘công dân’ mà thôi”.

Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Israel, kiêm thành viên Hội đồng Đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế, ông Jacob Lavee, cùng Giám đốc Tổ chức Bác sĩ chống Mổ cướp Nội tạng, ông Trey Torsten, ngày thứ 4 vừa qua đã đăng bài trên báo y học “Tạp chí Cấy ghép Nội tạng Mỹ”, đặt nghi vấn về việc Trung Quốc có thực sự đình chỉ chính sách cũ hay không. Bài viết cho rằng, trừ phi có chứng cứ xác thực, nếu không giới y học cần phải có trách nhiệm tiếp tục cấm Trung Quốc tham gia các hoạt động giao lưu học thuật về ghép tạng.

Theo tờ New York Times, lúc ông Lavee thực hiện phỏng vấn trước đây, đối với nghi vấn về nguồn gốc nội tạng dùng để ghép của Trung Quốc, đã thể hiện có cùng mối quan ngại giống như Hạ nghị viện Mỹ. Vào tháng 6 năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết số 343, trong đó thể hiện sự quan ngại sâu sắc với các “báo cáo đáng tin cậy” về việc “tiếp tục diễn ra” hành vi cưỡng ép mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, đặc biệt là của những người tu Pháp Luân Công. Hạ nghị viện cũng sẽ cho tiến hành điều tra độc lập về tính tin cậy và độ minh bạch của hệ thống cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Hội nghị quốc tế về cấy ghép nội tạng được Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế tổ chức hai năm một lần, đây đã là lần thứ 4 và được khai mạc vào ngày 18/8 tại Hồng Kông. Hội nghị tiến hành giao lưu thảo luận về các vấn đề như nghiên cứu khoa học, điều trị lâm sàng, đạo đức xã hội v.v. Đây là Đại hội có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực ghép tạng, và được đánh giá là một hội nghị học thuật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới y học.

Tự Minh

Xem thêm: