Ban quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị có sai sót phải thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31/3.

TP HCM de xuat bo sung 18000 ty dong hai du an trong diem
Dự án Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). (Ảnh: hcmcmetroline1-scc.com.vn)

Ngày 16/1, UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với dự án xây dựng tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

Theo đó, Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý các tập thể, cá nhân sai sót được nêu trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và đề xuất hình thức xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát toàn bộ quá hình thực hiện dự án, đặc biệt là các căn cứ pháp lý. Các hợp đồng, biên bản đàm phán hợp đồng cũng được xem xét lại nhằm tránh thất thoát, thiệt hại.

Ban quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị có sai sót phải thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31/3.

Đồng thời, Ban này và Sở Tài chính sẽ phối hợp với Cục quản lý nợ, Kho bạc Nhà nước rà soát lại nguồn vay nước ngoài đã cấp phát cho dự án.

Ngoài ra, cùng ngày, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Bùi Xuân Cường gửi UBND TP.HCM và Sở Tài chính văn bản đề nghị tạm ứng cho dự án xây dựng tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên số tiền 2.245 tỷ để giải quyết nợ tồn đọng từ năm 2018 cho các nhà thầu trước ngày 1/2/2019.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo kết quả về dự án Metro số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên, nhiều sai phạm đã được chỉ ra.

Cụ thể, UBND TP.HCM điều chỉnh dự án chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền; quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn; quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh không đúng giá trị lập; phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền; dự án còn bất cập về góc độ kỹ thuật, tiêu chuẩn triển khai.

Về tổng mức đầu tư, Kiểm toán Nhà nước khẳng định do hồ sơ thiết kế cơ sở không thể hiện đầy đủ, nhiều hạng mục công trình còn có khoảng 60% giá trị, chưa đảm bảo cơ sở để xác định giá trị tính toán. Bên cạnh đó, các thiết bị vật tư nhập từ Nhật Bản chưa đảm bảo căn cứ pháp lý.

Đặc biệt, theo Kiểm toán Nhà nước, ông Hoàng Như Cương – Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị đã phê duyệt điều chỉnh dự án là trái thẩm quyền. Bởi ông chỉ là cấp phó, không có thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư và quy mô của dự án trọng điểm quốc gia.

Kim Long

Xem thêm: