Nếu hàng hóa xuất khẩu thì chúng ta có tiêu chí, còn đối với hàng hóa lưu thông trong nước, chúng ta chưa có tiêu chí, do vậy trường hợp doanh nghiệp nhập linh kiện về lắp ráp như thế nào thì được ghi và không được ghi “Made in Vietnam” hiện là chưa có” – ông Âu Anh Tuấn nói.

pham van tam
CEO Phạm Văn Tam. (Ảnh: asanzo)

Ngày 19/7, Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan.

Tại buổi họp, nói về công ty Asanzo, ông Âu Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết hiện cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại cho Asanzo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp doanh nghiệp Asanzo nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử, hàng hóa Trung Quốc về gắn nhãn mác Việt Nam có sai hay không? Và đâu là cơ sở? Ông Âu Anh Tuấn cho biết hiện có nhiều ý kiến, đối với vụ Asanzo cần làm rõ nhiều hình thức của doanh nghiệp này. Tại Nghị định 43, của Chính phủ có quy định ghi nhãn mác “Made in Vietnam”.

Tuy nhiên, tại Nghị định 31 chỉ ghi tiêu chí xuất xứ để xác định nhãn mác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chưa có đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa. Do vậy, cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng với hàng Việt Nam hay không là không có.

“Nếu hàng hóa xuất khẩu thì chúng ta có tiêu chí, còn đối với hàng hóa lưu thông trong nước, chúng ta chưa có tiêu chí, do vậy trường hợp doanh nghiệp nhập linh kiện về lắp ráp như thế nào thì được ghi và không được ghi “Made in Vietnam” hiện là chưa có” – ông Tuấn nói.

Còn trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác “Made in Vietnam”, ông Tuấn cho là hoàn toàn sai.

Thông tin thêm, bà Nguyễn Thu Nhiễu – Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho hay Tổng cục Hải quan nhận được danh sách 51 doanh nghiệp liên quan, bán hàng cho Asanzo do Báo Tuổi trẻ và Bộ Công an chuyển sang. Quá trình xác minh, Tổng cục thấy có sự trùng lặp giữa 2 danh sách này, nên còn lại 31 doanh nghiệp.

Trong 31 doanh nghiệp, có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh), do đó Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại.

Quá trình xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra, chưa có kết luận cuối cùng” – bà Nhiễu nói.

Trước đó, ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt bài điều tra, nghi vấn sản phẩm của Tập đoàn Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam, cáo buộc Asanzo nhập gần như nguyên chiếc đồ gia dụng từ Trung Quốc thông qua nhiều công ty nhập khẩu, sau đó dán nhãn Asanzo và ghi xuất xứ Việt Nam.

Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo cho rằng những thông tin đăng trên báo Tuổi trẻ là những cáo buộc sai sự thật và điều này đang khiến Asanzo tổn thất nặng nề. Vì lẽ đó, tập đoàn này đang tiến hành các thủ tục để khởi kiện báo Tuổi trẻ ra toà án dân sự.

Ông Tam thông tin Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu. Mỗi tháng, Asanzo mất vài trăm tỷ đồng. Trong khi đó, ngân hàng đóng băng các khoản vay, lương công nhân vẫn phải trả, sản xuất vẫn phải duy trì, nhà phân phối trả lại hàng, thương hiệu bị tổn thương, các dự án đầu tư bị ngưng trệ, kế hoạch phát triển công nghệ chuyên sâu bị đình đốn,…

Asanzo ước tính tổng số thiệt hại lên gần 1.000 tỷ đồng.

Hoàng Minh

Xem thêm: