Đó là nhận định của Tổng cục đường bộ Việt Nam sau 10 ngày triển khai Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

can tho 1577385920 width1000height717
CSGT Cần Thơ kiểm tra nồng độ cồn người đi xe máy (Ảnh: AGTG.vn)

Trong Hội nghị triển khai công tác phục vụ Tết Nguyên đán năm 2020 và Nghị định 100/2019 của Chính phủ chiều 9/1, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết sau gần 10 ngày triển khai, Nghị định 100 đã đạt được những hiệu quả ban đầu khi số người tử vong do TNGT mỗi ngày giảm đáng kể.

Theo ông Huyện, nếu như trước kia mỗi ngày cả nước có bình quân 21 – 23 người tử vong do TNGT thì sau khi Nghị định 100 được thực thi, con số này giảm xuống còn 16 – 17 người/ngày.

Ông Huyện đánh giá Nghị định 100 không chỉ phục vụ thực thi Luật phòng chống tác hại của rượu bia mà còn để bổ sung, quy định nhiều hành vi liên quan đến Luật giao thông đường bộ và Luật đường sắt khi thực tế phát sinh những yếu tố đòi hỏi phải có quy định pháp luật phù hợp hơn.

Số lượng bệnh nhân TNGT cấp cứu tại các bệnh viện từ khi Nghị định 100 có hiệu lực cũng có xu hướng giảm.

Tại Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM, Zing dẫn lời bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của BV, cho biết số ca cấp cứu TNGT do rượu bia đã giảm rõ rệt. So với cùng kỳ năm ngoái, bệnh nhân bị TNGT chủ yếu có sử dụng rượu bia. Một tuần qua, cách 2-3 ngày, bệnh viện mới tiếp nhận một trường hợp cấp cứu mà bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu.

Xu hướng giảm bệnh nhân TNGT cũng được ghi nhận tại nhiều BV khác ở TP HCM như Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện quận 11…

Đảng viên, công chức vi phạm nồng độ cồn sẽ bị báo về cơ quan

Tại Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – một điểm nóng về số ca cấp cứu do TNGT – cho biết từ ngày 1 đến 6/1 bệnh viện tiếp nhận 305 trường hợp bị TNGT, trong đó có 46 bệnh nhân có sử dụng rượu bia, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, Vnexpress đưa tin.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, theo BS Vũ Xuân Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, từ ngày 1/1, lượng bệnh nhân nhập viện do rượu bia giảm nhiều. “Trước kia, nếu một ngày bình thường BV cấp cứu 100 – 130 bệnh nhân thì 30% trong số đó liên quan đến rượu bia. Tuy nhiên, gần đây mỗi ngày chỉ còn 60 – 70 bệnh nhân nhập viện, ca liên quan đến rượu bia chỉ chiếm 10%”, bác sĩ Hùng cho biết, theo báo Ngày nay.

Không chỉ giảm số ca TNGT do rượu bia, mà tình trạng ngộ độc và đánh nhau do rượu bia cũng giảm. 

Bác sĩ Lê Văn Dẫn, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết từ đầu năm khoa chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào ngộ độc. Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức, trong khoảng một tuần nay, số trường hợp ngộ độc rượu đơn vị này tiếp nhận giảm mạnh. Hiện khoa Hồi sức tích cực – Chống độc không tiếp nhận thêm trường hợp ngộ độc rượu mới.

TP.HCM: Mỗi tháng gần 500 người bị tai nạn giao thông do rượu, bia

Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã tăng mức xử phạt lên cao đáng kể đối với cả tài xế xe ô tô, xe máy, xe đạp khi phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở.

Cụ thể, mức xử phạt cao nhất với người lái ô tô là từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng. Đối với người lái xe máy, mức phạt là từ 6 – 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22 – 24 tháng. Mức phạt với người đi xe đạp và xe thô sơ là từ 400.000 – 600.000 đồng.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm: