Theo EVN, so với cùng kỳ năm ngoái (2018), tổng thể tích nước trong tất cả các hồ thủy điện thấp hơn 7,46 tỷ m3, tương ứng với sản lượng hụt tới 3,38 tỷ kWh.

thủy điện khô cạn, EVN, sản lượng điện thiếu hụt
Thủy điện Buôn Tua Srah khô cạn. (Ảnh: EVN)

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), thời gian qua, tình trạng nắng nóng diện rộng xảy ra liên tiếp, kéo dài trong nhiều ngày, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng lượng mưa từ đầu vụ hè thu đến nay thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khá lớn, dung tích trữ ở nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20 – 60% dung tích thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.

Trước đó, tại cuộc họp của Bộ NN&PTNT về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vụ hè thu, vụ mùa năm 2019 vào chiều ngày 22/7, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm nay là năm nắng nóng kỷ lục nhất trong 140 năm qua.

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nắng nóng bắt đầu xuất hiện gay gắt từ tháng 4/2019 đến nay; trong đó, đợt nắng nóng từ 3/6-1/7 là một trong những đợt kéo dài nhất trong 30 năm qua.

Tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng và kéo dài trong thời gian tới. Dự báo, ở các tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ có trên 138.800 hộ dân có thể thiếu nước sinh hoạt.

EVN cho biết tổng lượng nước tích trong các hồ thủy điện đến nay chỉ còn 6,22 tỷ m3. Lượng nước hụt so với mức nước dâng bình thường là 29,37 tỷ m3, tương ứng sản lượng điện 12,49 tỷ kWh. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng thể tích nước trong tất cả các hồ thủy điện thấp hơn 7,46 tỷ m3, tương ứng với sản lượng phát từ thủy điện thiếu hụt lên tới 3,38 tỷ kWh.

Tại miền Bắc, ngoại trừ các hồ Bản Chát, Tuyên Quang có lưu lượng nước về đạt giá trị trung bình nhiều năm (TBNN), thì các hồ khác đều thấp. Đặc biệt, lưu lượng nước về trên dòng sông Đà tiếp tục thấp (hiện tại, lưu lượng nước về trung bình ngày của hồ Sơn La chỉ đạt khoảng 2.100 m3/s, thấp hơn nhiều so với giá trị TBNN là khoảng 3.800 m3/s).

Hiện tại, nhiều hồ đã về gần đến mực nước chết, khả năng khai thác cả về phát điện và xả nước phục vụ dân sinh đều rất hạn chế như các hồ: Trung Sơn; Sông Bung 2; Sông Bung 4; Sông Tranh 2; Vĩnh Sơn B; Sông Ba Hạ; Kanak; Buôn Tua Srah; Đồng Nai 3; Thác Mơ; Hàm Thuận; Đại Ninh; Bắc Hà; Sông Côn 2A; Bản vẽ; Chi Khê; Hủa Na; Cửa Đạt; Hương Sơn; A Lưới; Hương Điền; Đồng Nai 2.

Mực nước tại nhiều hồ thủy điện lớn của EVN cũng thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái như: Hồ Lai Châu thấp hơn 15,92m; hồ Bản Chát thấp hơn 13,29m; hồ Sơn La thấp hơn 18,89m; hồ Hoà Bình thấp hơn 10,5m,…

EVN cho hay theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, thời gian tới, nắng nóng có thể còn tiếp tục xảy ra tại khu vực Trung Bộ, vùng núi phía Tây Trung Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng gay gắt, lượng dòng chảy trên các sông tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, nhất là tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Mực nước tại một số hồ thủy điện trên cả nước đến ngày 25/7/2019 so với cùng kỳ năm ngoái

Hồ thủy điện thuộc EVNMực nước thấp hơn so với cùng kỳ 2018

(ĐTV: Mét)

Hồ thủy điện thuộc EVNMực nước thấp hơn so với cùng kỳ 2018

(ĐTV: Mét)

Hồ thủy điện ngoài EVNMực nước thấp hơn so với cùng kỳ 2018

(ĐTV: Mét)

Lai Châu15,92Vĩnh Sơn A2,11Hủa Na3,21
Bản Chát13,29Vĩnh Sơn B4,34Cửa Đạt3,95
Sơn La18,89Pleikrông5,42Nậm Chiến 16,7
Hòa Bình10,5Ialy9,32Hương Sơn5,46
Bản Vẽ7,41Sê San 43,46Sông Tranh 3103,57
Trung Sơn2,11Kanak6,87Đắk Mi 33
Quảng Trị9,32Buôn Tua Srah4,29Đăk Mi 4A2
Sông Bung 22,94Sông Tranh 29,32Đam Bri5,28
Thác Mơ5,81Hàm Thuận7,24

Hoàng Minh

Xem thêm: