Theo l trình đến năm 2020, Hà Ni s di di 117 cơ s sn xut công nghip và TP.HCM s di di hơn 10.000 cơ s sn xut nguy cơ ô nhim ra khi thành ph trước nhng tác đng xu đến môi trường, dân cư. 

o-nhiem-moi-truong-hanoi-tphcm
Các nhà máy tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM gây nguy cơ ô nhiễm cho các khu dân cư xung quanh. (Ảnh: sggp.org.vn)

Cuối năm 2016, hai thành phố lớn nhất nước thông báo về việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi thành phố.

Theo quyết định di dời cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch giai đoạn 2016-2020 do UBND TP.HCM ban hành ngày 26/12, thống kê sơ bộ, hiện thành phố có hơn 10.000 cơ sở sản xuất nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, nằm trong kế hoạch di dời. Đa số có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, diện tích mặt bằng hạn chế; đều nằm bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; nhiều lần gây ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, mùi… hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; công nghệ thiết bị cũ, lạc hậu; Nằm xen cài trong khu dân cư, hoặc không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường,…

Cụ thể, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở dệt nhuộm, hóa chất, cơ khí sẽ được di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hoặc ra khỏi thành phố.

Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm sẽ di dời vào các nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung, hiện đại.

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tự di dời đến vị trí mới. Những cơ sở không di dời hoặc di dời quá thời hạn thì không được áp dụng các chính sách hỗ trợ. Đồng thời, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm đi dời phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Từ năm 2002, UBND TP.HCM đã có chủ trương di dời 1.400 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi thành phố với mục tiêu hoàn thành vào năm 2005, nhưng tới nay đã quá hạn 11 năm, kế hoạch này vẫn chưa hoàn thành.

Lý do các chủ cơ sở đưa ra cho việc không thể di dời là việc khó khăn trong kinh doanh khi di chuyển ra xa nội thành, thiếu năng lực tài chính nên không thể đầu tư công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải tại nơi di chuyển đến… trong khi, nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại địa điểm mới còn hạn chế, chưa đồng bộ…

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho hay việc khó di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm một phần vì có quá nhiều doanh nghiệp trong diện phải di dời là doanh nghiệp nhà nước. Việc di dời các doanh nghiệp này không hề đơn giản, thậm chí là vượt quá sức của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố.

>> Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức báo động: Bạn có thể làm gì?

Tại Hà Ni, tới 2020, sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp tại 12 quận ra khỏi nội thành.

Thứ tự di dời lần lượt từ các cơ sở không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường; các cơ sở không phù hợp quy hoạch tạo quỹ đất để Thành phố bổ sung công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường… Hiện thành phố đang xem xét 21 dự án thuộc diện di dời nhà máy ra khỏi khu vực nội thành.

Ngoài các cơ sở sản xuất, 8 cơ sở y tế cũng sẽ di dời, trong đó 2 cơ sở di dời đã đi vào sử dụng là Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nhưng tiếp tục sử dụng cơ sở cũ.

Trường Đại học Y tế Công cộng đang thực hiện di dời, tuy nhiên, khu đất sau di dời tại số 138B Giảng Võ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bán chỉ định, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo kết quả rà soát của Sở Tài nguyên Môi trường năm 2009, toàn thành phố có 422 cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động. Trong đó, 209 cơ sở nằm trong nội thành Hà Nội và thị xã Sơn Tây. Các cơ sở còn lại đều nằm trong khu dân cư đông đúc.

Các cơ sở trên thuộc danh mục 17 ngành nghề sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải di dời khỏi khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn như: sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất phin – ắc quy, tẩy nhuộm, ngành thuộc da, sản xuất bột giấy, giết mổ gia súc…

o-nhiem-moi-truong-hanoi-tphcm-1
Những bãi rác thải lộ thiên, không qua xử lý đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới đất, nước và không khí tại Hà Nội. (Ảnh: IE)

Với tổng 26 khu công nghiệp, khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng, tổng khối lượng nước thải công nghiệp được xả ra trong 1 ngày đêm tại Hà Nội lên tới 100.000 – 120.000m³, trong đó chỉ khoảng 20-30% đã qua xử lý, còn lại được đẩy ra các con sông.

Theo kết quả quan trắc của cơ quan môi trường, khí thải ở những khu vực cơ sở sản xuất công nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép, như: khí CO2 vượt từ 3-5 lần; SO2 vượt từ 3-10 lần; bụi vượt từ 2-6 lần. Tại một số cụm công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Thượng Đình, không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi và các khí độc hại như SO2, CO2 và NO2 gây ra.

Từ năm 2003, Hà Nội đã công bố về việc di dời các cơ sở sản xuất không còn phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực các quận nội thành tới các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch và xây dựng với yêu cầu bảo đảm môi trường. Tuy nhiên, tiến độ di dời chậm chạp. Đến các năm 2010, 2012, 2015, việc di dời vẫn chưa hoàn thành.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là do bất cập về giá chuyển nhượng thực tế.

Theo quyết định 09/2007/QĐ-TTg, các cơ sở di dời để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích công cộng, doanh nghiệp chỉ được bồi thường tài sản trên đất, chứ không được hỗ trợ 50% tiền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng thực tế. Nhưng nếu các cơ sở chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình kinh doanh, dịch vụ thì được hưởng khoản hỗ trợ này. Do đó, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, văn phòng để bán hoặc xây dựng trung tâm thương mại. Đối với doanh nghiệp đang nằm trên “đất vàng” trong nội thành càng muốn chuyển mục đích sử dụng đất để “giữ” đất.

Ngoài ra, cũng theo quyết định trên, đối với các cơ sở di dời được phép bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất – nếu là công ty nhà nước sẽ được hỗ trợ 50% số tiền chuyển nhượng, các tổ chức kinh tế khác chỉ được hỗ trợ không quá 30% số tiền chuyển nhượng sau khi đã trừ đi chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mức tối đa không quá 5 tỉ đồng. Một loạt các quy định chưa hợp lý trên đã phần nào dẫn đến tình trạng chây ỳ, chậm di dời của các cơ sở gây ô nhiễm trong nội thành Hà Nội.

Nguyn Quân (T/h)

Xem thêm: