ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra nhiều ý kiến liên quan đến vụ Hồ Duy Hải.

vụ Hồ Duy Hải, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Hình ảnh 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử tù Hồ Duy Hải. (Ảnh chụp màn hình).

Chiều ngày 8/5, kết thúc phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (chủ tọa) cùng các thành viên trong Hội đồng thẩm phán đã giơ tay biểu quyết, tuyên y án tử tù Hồ Duy Hải – đã khiến nhiều người cho rằng việc phán quyết này là không vô tư, thiếu tính độc lập trong xét xử,…. vì:

  • Năm 2011, chính ông Nguyễn Hòa Bình (thời điểm này đang giữ chức Viện trưởng Viện KSND tối cao) đã ra quyết định không kháng nghị vụ Hồ Duy Hải, sau khi có đơn kêu oan của bà Nguyễn Thị Loan – mẹ của Hải.
  • Các thành viên của Hội đồng thẩm phán đều chịu áp lực vì là cấp dưới của ông Nguyễn Hòa Bình,…

Ngoài ra, 17/17 thành viên của Hội đồng thẩm phán cùng biểu quyết cho rằng kháng nghị của VKSND Tối cao là “không đúng pháp luật”, cũng khiến nhiều người đặt nghi vấn,…

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến xung quanh về những vấn đề này.

Theo ông Nhưỡng, “khi Chánh án TAND Tối cao từng là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, là người trực tiếp không kháng nghị vụ việc, mà bây giờ lại ngồi ghế chủ tọa để xét xử thì đương nhiên xã hội, người dân, cử tri có quyền nghi ngờ tính công minh, thiên vị, vô tư của Chánh án TAND Tối cao; nghi ngờ việc mang tính định kiến tư pháp vào ghế chủ tọa”.

Trước phiên xử, người dân đã đặt câu hỏi “liệu Chánh án Nguyễn Hòa Bình có vượt qua được chính bản thân mình hay không?” thì đến bây giờ, với tất cả các tình tiết, diễn biến của phiên xử, cả xã hội đều cho rằng “việc kết luận Hồ Duy Hải có tội là một sự khiên cưỡng”.

Cũng theo ông Nhưỡng, quá trình điều tra vụ án đã “không đến nơi đến chốn, có sai sót”, nhiều tình tiết vụ án chưa được làm rõ như: vết máu, dấu vân tay, công cụ phạm tội (thớt, dao toàn những thứ mua ở chợ mang về), hay chi tiết Nguyễn Văn Nghị – người tình nghi lớn nhất lại không được đưa vào vụ án.

Về việc, Hội đồng thẩm phán đưa ra biểu quyết khẳng định kháng nghị của Viện KSND Tối cao là không đúng pháp luật, ông Nhưỡng cho rằng “điều này là không có cơ sở”.

Tôi đề nghị Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích có điều luật nào cho phép đi biểu quyết một kháng nghị của VKSND Tối cao là “không đúng pháp luật không”?

Và hình thức xử lý đối với kháng nghị không đúng pháp luật này là gì” – ông Nhưỡng nói và yêu cầu Chánh án Nguyễn Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội để xem xét.

Về việc 17 thẩm phán cùng biểu quyết y án tử tù Hồ Duy Hải liệu có công bằng, có đại diện cho công lý, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “Tôi nhìn con số 17/17, tôi không dám võ đoán, nhưng mà nhiều người họ cũng nói với tôi là không phải hoàn toàn 17/17 đều biểu quyết, có những người biểu quyết là do bắt buộc. Có ai lại dám không biểu quyết trước mặt Chánh án TAND Tối cao – Thủ trưởng của mình không?.

Người dân đang nghi ngờ về tính độc lập của Thẩm phán. Tôi đã phát biểu tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, và tôi cho rằng nếu Thẩm phán Việt Nam không đủ bản lĩnh, không độc lập, thì đó là một điều đáng buồn. Đó không còn là một nền Tư pháp nữa. Vì độc lập là cốt lõi của nền Tư pháp. Không độc lập thì rất khó. Như vậy, án oan sai về dân sự, hình sự sẽ tiếp tục tăng”.

Nói về tính độc lập của Tư pháp, ông Nhưỡng cho hay “bản thân thẩm phán phải độc lập, không chịu bất cứ chỉ đạo nào, cho dù là cấp ủy, cho dù là thủ trưởng của mình”; “tòa án cấp huyện không phải là cấp dưới của tòa cấp tỉnh, tòa cấp tỉnh không phải cấp dưới của tòa cấp cao, tòa cấp cao không phải cấp dưới của tòa tối cao”; “Mỗi tòa án là thực thể độc lập, mỗi thẩm phán, mỗi hội thẩm nhân dân là một thực thể độc lập, mỗi hội đồng xét xử là một thực thể độc lập”,… Do đó, theo ông Nhưỡng, cần phải bàn lại tính độc lập của nền Tư pháp, mà có muốn có tính độc lập thì phải có kiến thức, thái độ, kỹ năng.

Tôi có hỏi một số người, nếu trường hợp ông là thẩm phán tối cao ngồi ở đấy, thì ông có biểu quyết theo không. Họ bảo, họ không thể không biểu quyết, không thể làm trái được” – ông Nhưỡng nói.

Video phỏng vấn ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Nguồn từ FB Nguyễn Đức

 

Hình ảnh, học vị của 17 Thẩm phán cùng giơ tay biểu quyết y án tử tù Hồ Duy Hải

1 15 2 5 3 3 4 3 5 2 6 2 7 2 8 2 9 2 10 2 11 2 12 2 13 1 14 1 15 1 16 1 17 1

Trước đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã tiến hành lấy biểu quyết các thành viên trong Hội đồng thẩm phán về 4 vấn đề:

  • Thứ nhất, vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?

  • Kết quả: 17/17 thành viên biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng “không thay đổi bản chất vụ án”.

  • Thứ hai, bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không?

  • Kết quả: 17/17 thành viên biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là “đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

  • Thứ ba, quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực như vậy quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có đúng pháp luật hay không?

  • Kết quả: 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.

  • Cuối cùng, Hội đồng thẩm phán có chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị?

  • Kết quả: 17/17 thành viên biểu quyết “Không chấp nhận kháng nghị”.

Phạm Toàn