Bộ Công an vừa ra dự thảo Thông tư ban hành Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân, lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 2 tháng, từ ngày 18/7 đến 18/9/2017. 

cong an khong duoc
Một người dân bị cảnh sát trật tự tát vì không đồng ý với lỗi vi phạm “chuyển hướng không có đèn tín hiệu xi-nhan”, tháng 11/2016. (Hình ảnh minh họa/dẫn qua YouTube)

Nội dung quy định về những hành vi nên làm và không được làm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên các học viện, nhà trường, công nhân công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân).

Theo dự thảo Thông tư, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải kính trọng, lễ phép với người dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc; giao tiếp, làm việc bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm.

Việc xưng hô phải đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.

Dự thảo nghiêm cấm lực lượng công an có hành vi dọa nạt, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.

Khi ứng xử, giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ công an phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng. Ngôn ngữ giao tiếp văn minh, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.

Khi sử dụng Internet, cán bộ, chiến sĩ công an không được truy cập, phát tán, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội thông tin trái với thuần phong, mỹ tục; trái với pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an. Ngoài ra, không được giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị Công an lên các trang mạng xã hội.

Trong gia đình, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải gương mẫu, không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành công an.

Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ công an phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Dự thảo quy định rõ, lực lượng công an không được lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc dẫn đến bỏ lọt tội phạm, oan sai hoặc nhằm mục đích cá nhân.

Hiện các quy định về tác phong của lực lượng công an đang được áp dụng theo Thông tư 17/2012/TT-BCA ngày 10/4/2012 về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, Thông tư 37/2015/TT-BCA ngày 28/7/2015 bổ sung. Một số quy định tác phong đáng chú ý như trang phục công an nhân dân phi sử dụnđúng mục đích theo quy định; không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa.  

Không đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; không đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.

Không nhuộm tóc khác màu đen; móng tay, móng chân không để dài và không sơn màu. Cán bộ, chiến sĩ nam không để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn; không để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt. Cán bộ, chiến sĩ nữ tóc phải gọn gàng.

Không ăn, uống ở hàng quán vìa hè; không uống rượu, bia và và các chất có cồn trong giờ làm việc và tại trụ sở cơ quan (trừ trường hợp được phép của thủ trưởng cấp Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trở lên); không sử dụng chất gây nghiện trái phép; không uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi; không hút thuốc khi làm nhiệm vụ và ở những nơi có quy định cấm.

Nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức; không mê tín, bói toán, lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị Công an (trừ khi tổ chức lễ tang).

Nguyễn Quân

Xem thêm: