Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

pho thu tuong vu duc dam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. (Ảnh: VGP)

Sáng nay (12/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Giáo dục (sửa đổi).

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề thời gian qua có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh một số thí điểm trong giáo dục, nhất là thí điểm trong cải cách tiếng Việt.

Tôi muốn biết quan điểm của Bộ Giáo dục và Chính phủ về vấn đề này” – bà Nga nói.

Trả lời vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định giáo dục dù tốt thì vẫn luôn cần đổi mới và khi đổi mới sẽ có thử nghiệm, thực nghiệm.

Nhưng tôi khẳng định Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt ít nhất trong vài năm tới” – Phó thủ tướng cho hay.

Phó thủ tướng cho rằng giáo dục luôn được cả xã hội quan tâm, khi có một sự kiện thì cả cộng đồng góp ý và đó là điều rất tốt. Gần đây rộ lên câu chuyện liên quan đến tài liệu dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1, năm trước là câu chuyện về công trình nghiên cứu của nhà khoa học Bùi Hiền.

Ngay lúc đó tôi đã nói Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt” – Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Những tranh luận vừa qua, theo Phó thủ tướng cũng chỉ là về phương pháp dạy phát âm cho trẻ chứ không phải đổi mới hay cải cách tiếng Việt.

Còn Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi dư luận có nhiều ý kiến về giáo dục thực nghiệm khi trở thành đại trà thì như thế nào.

Bà Hải nhấn mạnh quy định của Luật Giáo dục hiện hành vẫn còn nguyên giá trị là chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học…

Nhưng lấy ví dụ tỉnh Hà Tĩnh đã dùng 100% sách công nghệ giáo dục thì thực nghiệm đã thành đại trà rồi” – bà Hải nêu.

Vẫn theo bà Hải thì ngoài phương pháp đánh vần thì phụ huynh còn phản ánh nhiều bài văn, thơ của sách này có quan điểm khác lạ. Theo luật quy định quyền về người học và cha mẹ cần được biết về chương trình được dạy cho con mình.

Tôi đi tìm mua quyển sách giáo dục thực nghiệm ở các hiệu sách Hà Nội nhưng không được. Vậy sách này bán ở đâu, phụ huynh muốn mua học cùng con thì thế nào? Việc cung cấp loại sách này có độc quyền hay không?“, bà Hải đặt câu hỏi.

Đồng ý với bà Hải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay thực nghiệm đổi mới nhiều quá làm cho học sinh rất khổ.

Thực nghiệm mấy chục năm vẫn còn thực nghiệm, hết chương trình này thí điểm thì đến chương trình khác thực nghiệm, khổ lắm” – Chủ tịch Quốc hội nói.

Hoàng Minh

Xem thêm: