Trước khi kết thúc phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) xin quyền tranh luận, dẫn báo cáo của Bộ TT&TT gửi ĐBQH trong đó có sử dụng cụm từ “báo chí chính thống” để phản biện lại quan điểm của Bộ trưởng cho rằng “không gọi là báo chí chính thống vì không có quan điểm là báo không chính thống”.

bo truong tttt truong minh tuan 1
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (trái) và Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng). (Ảnh: VGP)

Trả lời chất vấn trên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phân trần trong báo cáo có gọi tên chung là báo chí chính thống, là tên gọi chung cho các thể loại thông tin đại chúng, hiện nay gồm báo viết, báo nói, báo hình và báo điện tử.

Nhiều người còn dùng từ báo mạng, khi nhận xét báo chí nhận xét mạng xã hội thì người ta đưa vào luôn đây là báo chí, coi mạng xã hội cũng như báo chí. Chính bản thân tôi và nhiều người trong ngành cũng hay dùng từ báo chí chính thống và báo chí không chính thống, lẫn lộn giữa mạng xã hội với báo chí”, ông Tuấn nói.

Nên khi nhận xét những hạn chế, yếu kém hoặc những vi phạm rất lớn của mạng xã hội thì cứ đưa vào cụm từ là vi phạm của báo chí nói chung. Nên tôi đề nghị là nói đến báo chí là phải chỉ rõ những cơ quan báo chí được cấp phép theo đúng quy định pháp luật, như vậy sẽ phân biệt được các trang thông tin điện tử, mạng xã hội không được cấp phép, không có tôn chỉ mục đích hoạt động.

Nói như vậy để nhắc nhở bản thân tôi và mọi người phải phân biệt rõ rằng, chỉ có báo chí với mạng xã hội, chứ không có báo chí chính thống và báo chí không chính thống”, ông Tuấn phân bua.

Chính vì vậy trong báo cáo của tôi cũng có cái sai, xin lỗi đại biểu Thúy về vấn đề như vậy”, Bộ trưởng Tuấn nói.

Trong phần tranh luận, đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương) chất vấn lại Bộ trưởng: “Bộ trưởng có nói mạng xã hội hiện nay áp đảo, thế thì không biết áp đảo cái gì? Áp đảo dư luận xã hội hay áp đảo báo chí cách mạng? Nếu quả thực như thế, thì mặt trận 4T này cần phải xem lại về chủ quyền“.

Nhóm PV (ghi)

Xem thêm: