Chuông báo cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đã chính thức vang lên, cho thấy quan hệ hai nước dường như ngày càng thù địch. Nghiên cứu viên cao cấp Hal Brands thuộc Trung tâm Đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ, cũng là giáo sư các vấn đề toàn cầu thuộc Đại học John Hopkins của Mỹ đã cho rằng, trong thực tế Trung Quốc có chiến lược lớn để thay thế Mỹ và trở thành một sức mạnh địa chính trị thống trị thế giới, và Trung Quốc đang nỗ lực cho mục tiêu này.

quân đội trung quốc
Ảnh từ Getty Images

Gần đây ông Hal Brands đã đăng một loạt bài báo trên Bloomberg: “Chiến lược lớn của Trung Quốc: Toàn cầu hóa quân sự”, “Chiến lược lớn của Trung Quốc: Truyền bá ý thức hệ”, “Chiến lược lớn của Trung Quốc: Tạo ra một trật tự quốc tế mới”“Chiến lược lớn của Trung Quốc: Phương Tây làm thế nào để phản công?”, nhằm nêu rõ chiến lược của Trung Quốc cùng những nỗ lực của nước này, cũng như cách mà phương Tây đã phản ứng. Phóng viên SiYang của Đài VOA Mỹ đã phỏng vấn ông Hal Brands, sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Chiến lược lớn của Trung Quốc: Quân sự bắt đầu vươn ra thế giới

Cuộc phỏng vấn chủ yếu về loạt bài viết “Chiến lược lớn của Trung Quốc” của Hal Brands được đăng tải Bloomberg. Ông cho rằng Trung Quốc đang cố gắng để thay thế Mỹ trở thành lực lượng địa chính trị thống trị thế giới.

Trong bài viết của mình, ông Hal Brands cho biết Trung Quốc có tham vọng quân sự thống trị toàn cầu, Trung Quốc cũng gieo rắc chủ nghĩa độc tài trên toàn thế giới, cố gắng để lật đổ hệ thống chế độ dân chủ đang phổ biến trên thế giới, đồng thời Trung Quốc cũng đang tạo ra một trật tự quốc tế mới để làm cho nó phù hợp hơn với lợi ích của Trung Quốc. 

Nhận định về sức mạnh quân sự hiện tại của Trung Quốc, ông Brands cho biết: Trước đây chúng tôi từng nghĩ rằng Trung Quốc chỉ là một lực lượng quân sự khu vực, và đây cũng là mục tiêu xây dựng quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc cố gắng để phát triển năng lực của mình trong lĩnh vực này, hy vọng họ có thể triển khai sức mạnh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn sức mạnh quân sự của Mỹ đang bảo vệ các đồng minh trong khu vực Châu Á  – Thái Bình Dương, tiêu biểu nhất là Nhật Bản và Đài Loan.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy Trung Quốc đang tìm cách vượt qua khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Họ đã xuất hiện ở Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Sừng Châu Phi, Vịnh Ba Tư, và thậm chí cả châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latin. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng bành trướng trên toàn cầu, hoặc thông qua việc triển khai quân sự, hoặc bằng cách mua lại các căn cứ cảng hậu cần ở những vùng xa xôi.

Trả lời câu hỏi tại sao bây giờ Trung Quốc quyết định mở rộng sức mạnh quân sự ra thế giới?  Ông Brands cho biết có nhiều lý do. Trước tiên là sẽ ăn được nhiều, và ăn ngon hơn. Sau khi sức ảnh hưởng của quốc gia tăng lên, Trung Quốc sẽ tiếp tục nghĩ ra nhiều cách để tăng cường sức ảnh hưởng. Mặt khác, Trung Quốc ngày càng nhận thức được rằng để cạnh tranh với Mỹ, một ngày nào đó Trung Quốc cần có tầm ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn so với hiện tại. Ví dụ, trong các cuộc xung đột sau này, Cộng sản Trung Quốc muốn có khả năng để vượt qua được Mỹ trong việc phong tỏa nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc, vì thế họ cần phải hành động một cách hiệu quả ở Ấn Độ Dương cũng như những vùng xa hơn. Nhìn dài hạn, có lẽ về chiến lược Trung Quốc nghĩ rằng có thể một ngày nào đó họ có khả năng xâm nhập vào sân sau của Mỹ, đó là phía tây bán cầu, để phô trương sức mạnh, cũng giống như người Mỹ ngày nay đã làm như vậy ở sân sau của Trung Quốc.

Trong bài viết của mình, ông Brands chỉ ra, Trung Quốc thực sự hưởng lợi từ sức mạnh quân sự toàn cầu của Mỹ, nhưng hiện nay Trung Quốc không chấp nhận điều này. Nhận định về vấn đề này ông nói,  một mặt, Trung Quốc đã được lợi rất nhiều từ sự hiện diện quân sự toàn cầu của Mỹ, bởi vì quân đội Mỹ, đặc biệt là Hải quân, đã làm nhiệm vụ bảo vệ trên các tuyến đường biển thương mại toàn cầu. Trong một nghĩa nào đó, sức mạnh và sự thịnh vượng của Trung Quốc thực sự được hưởng lợi từ điều này. Nhưng đồng thời, suy cho cùng thực tế này là không thể chấp nhận được đối với chiến lược của Trung Quốc, bởi vì những gì Hải quân Mỹ đang cung cấp cho ai đó thì có thể một ngày nào đó họ không cho nữa. Do đó, nếu Trung Quốc dựa vào Hải quân Mỹ để được bảo đảm an ninh, chẳng hạn như trong eo biển Malacca, vậy thì một ngày nào đó Hải quân Mỹ sẽ cắt đứt giao thông thương mại đối với Trung Quốc ở Malacca. Khi các mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, các nhà chiến lược Trung Quốc đang lo lắng về những xung đột có thể xảy ra với Mỹ trong tương lai, vì vậy điều tự nhiên là họ phải tìm cách để có được tầm ảnh hưởng lớn trên biển.

Ông Brands cho biết, hiện nay, mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mở rộng ra toàn cầu không phải quá lớn. Dù sao hiện nay sức mở rộng của Trung Quốc còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, tôi tin rằng về lâu dài sẽ có mấy phương diện có vấn đề. Trước hết, điều này sẽ làm vấn đề đi lại tự do của Mỹ trong tương lai ở một số khu vực nhất định trở nên phức tạp hơn. Mỹ hiện nay có tự do không hạn chế ở những khu vực này. Từ nay cho đến vài thập kỷ tới, nếu Trung Quốc có thể tạo sức ảnh hưởng đủ lớn ở Ấn Độ Dương và vùng eo biển Đài Loan thì những khu vực này sẽ trở thành vùng tranh chấp. Bên cạnh đó, một số biện pháp Trung Quốc đã thực hiện để đạt được tham vọng quân sự giờ đây đối với Mỹ dường như có vấn đề, ví dụ như việc sử dụng ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc ở Sri Lanka, và thủ đoạn này đang được Trung Quốc phát huy nhằm đạt được mục đích xây dựng thêm các cơ sở quân sự và cơ sở hậu cần.

Chiến lược lớn của Trung Quốc: Truyền bá hình thái ý thức

Ông Brands nói, bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc cảm thấy rằng họ đang cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực tư tưởng. “Điều chúng tôi nói không chỉ vì Cộng sản Trung Quốc cảm thấy những nền dân chủ như Mỹ thường thù địch với Cộng sản Trung Quốc, mà còn ở việc người Mỹ cũng rất lo lắng về sự thành công của Trung Quốc trong nỗ lực thúc đẩy mô hình chính trị và kinh tế của Trung Quốc, và trở thành thế lực thay thế cho chủ nghĩa tư bản tự do kiểu Mỹ. Điều mà Trung Quốc đang làm là thúc đẩy những thành tựu của họ. Đây là chính sách của Trung Quốc và là một phần của khái niệm ‘Giấc mơ Trung Quốc’. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 năm 2017 rằng, Trung Quốc hiện đang cung cấp một mô hình khác cho những nước đang tìm cách phát triển cùng mình với hy vọng duy trì tính độc lập.”

Đồng thời, Trung Quốc cũng đang phá hủy hệ thống dân chủ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác. Chúng ta đã thấy Trung Quốc chuyển vận cả văn hóa tham nhũng của họ đến các vùng khác và cổ súy mô hình độc đoán. Chúng ta cũng thấy họ ủng hộ chính phủ quân sự ở châu Phi và châu Mỹ Latin. Quan điểm này về cơ bản dựa trên ý tưởng rằng, so với hệ thống dân chủ thì những hệ thống độc tài như vậy gây ra các mối đe dọa nhỏ hơn cho nhà cầm quyền Trung Quốc, vì những nước độc tài này không tạo áp lực cho nhà cầm quyền Trung Quốc trong các vấn đề vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do dân sự và chính trị, trong khi các nước dân chủ có thể lên tiếng phản đối họ.

Nói về việc Trung Quốc quảng bá mô hình chế độ độc tài. Trung Quốc đang dùng các thủ đoạn khác nhau ở các quốc gia khác nhau?  Ông Brands chia sẻ, người Trung Quốc đang sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được ảnh hưởng trong các hệ thống chính trị khác nhau. Ở các nước như Campuchia, Trung Quốc chỉ cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ độc tài đó; ở Úc, họ có xu hướng sử dụng nhiều cách khác nhau, từ một số tổ chức vỏ bọc hoặc Hoa kiều hoặc đóng góp chính trị cho đảng phái chính trị của Úc để gây ảnh hưởng, khiến các quốc gia như Úc phải thân thiện hơn với Trung Quốc.

Còn tại Mỹ thì thế nào? Trung Quốc cũng đã áp dụng một loạt các biện pháp để cố gắng tác động đến quá trình tranh luận chính trị. Họ thông qua Viện Khổng Tử, bằng cách giám sát các sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ, và thậm chí gây ảnh hưởng trong giới học thuật tại Mỹ bằng cách mời những học giả và doanh nhân thân thiện với Trung Quốc đi sang Trung Quốc du lịch, trong khi ngăn chặn những người bị xem là ít thân thiện với Trung Quốc đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người biết đến các thủ đoạn gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này chúng ta đã được thấy ở Úc, ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Đáng lo ngại là nhà cầm quyền Trung Quốc lợi dụng xã hội mở của các nền dân chủ để bóp méo các cuộc tranh luận dân chủ. Họ lợi dụng sự cởi mở của xã hội dân chủ để bóp méo ngôn luận của công chúng, làm các nước như Mỹ giảm thiểu mức phòng ngừa và ngăn chặn chống lại tham vọng của họ.

Trung Quốc tạo ra một trật tự mới

Trong các bài viết của mình, Brands đã đề cập rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi trật tự của các chế định tài chính toàn cầu. Ông giải thích thêm: Có hai lý do, thứ nhất là tốc độ đổi mới trật tự của các tổ chức quốc tế này không nhanh như kỳ vọng của Trung Quốc, không thể đáp ứng được sự nổi lên của Trung Quốc. Trong nhiều năm, về cơ bản Trung Quốc đã chờ đợi và hy vọng sẽ giành được quyền quyền biểu quyết lớn hơn trong Quỹ tiền tệ Quốc tế  (IMF) cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác, nhưng vì Quốc hội Mỹ từ chối ủng hộ những thỏa thuận nên tình trạng đã luôn bị trì hoãn lại. Vì vậy, ông cho rằng, Trung Quốc ngày càng cảm thấy nếu các tổ chức quốc tế hiện tại không cho phép sức ảnh hưởng của Trung Quốc thì tốt nhất Trung Quốc nên tạo ra các thể chế riêng. Thứ hai, Trung Quốc cũng đã học được từ cách điều hành đất nước của Mỹ, nếu bạn là quốc gia lãnh đạo của một tổ chức quốc tế nào đó, tổ chức quốc tế này thực sự có thể giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của bạn lên nhiều lần.

“Trong những năm gần đây, chúng tôi đã thấy sự gia tăng quan tâm của Trung Quốc trong việc tạo ra các tổ chức quốc tế. Họ không chỉ thiết lập Ngân hàng Cơ sở hạ tầng châu Á, mà còn tạo ra Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnersh, RCEP) và đề xuất sáng kiến ‘Một vành đai – Một con đường'”.

Nói về mục tiêu kinh tế của “Một vành đai – Một con đường”, ông Brands cho biết, kinh tế dĩ nhiên là một phần quan trọng của “Một vành đai Một con đường”, nhưng Trung Quốc có động cơ khác. Trung Quốc hy vọng sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn hơn, ít chịu tác động của Mỹ khi xung đột xảy ra. Tôi nghĩ họ cũng có mục đích địa chính trị, đó là kéo những nơi mà về mặt vị trí địa lý ở xa Trung Quốc vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, như thế cũng hạn chế được khả năng họ chống lại Trung Quốc trong chính sách ngoại giao.

“Chúng ta cũng sẽ thấy rằng khi ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, họ sẽ sử dụng ảnh hưởng này đối với các khía cạnh khác, ví dụ, để các nước khác ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về mặt ngoại giao trong các vấn đề như Biển Đông của Việt Nam.”

Phương Tây nên đối phó với những thách thức của Trung Quốc như thế nào?

Phóng viên hỏi về vấn đề, trong chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược phòng thủ quốc gia của Mỹ, Trung Quốc được coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, đây có phải là bước đầu tiên để Mỹ chống lại Trung Quốc?

Ông Brands nói: Đúng, hiểu được sự tồn tại của vấn đề là một bước quan trọng. Ở đây chúng tôi muốn ca ngợi chính quyền Trump. So với chính phủ khóa trước đây, khi họ nói về mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ, họ có nhiều khả năng đối mặt với vấn đề này hơn. Tuy nhiên, từ quan điểm xây dựng một chiến lược cạnh tranh toàn diện và đáp ứng với sự nổi lên của Trung Quốc, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi. Chính phủ này (Trump) chỉ đang thực hiện các biện pháp kinh tế để đối phó với những nỗ lực nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc mà chưa chú trọng đúng mức đối với so sánh giá trị quan (hệ tư tưởng) của hai quốc gia. Về vấn đề này, chính phủ khóa này đã chưa làm tốt. Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của chúng ta là Mỹ là một nền dân chủ tự do và Trung Quốc là một chế độ độc tài một đảng áp bức. Tôi nghĩ trong cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc, nhấn mạnh những so sánh đó là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, tổng thống hiện tại của chúng ta dường như không quá quan tâm đến điều này.

Để có thể ngăn chặn sự mở rộng quân sự của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp, ông Brands cho rằng Mỹ nên làm nhiều việc cùng lúc. Trong lúc sức mạnh Trung Quốc còn chưa đạt được mục tiêu như đường màu đỏ đã vẽ ra, nếu họ cố gắng xâm nhập thì phải có hành động đối với họ, chẳng hạn như vấn đề bãi cạn Scarborough (Đảo Hoàng Nham). Phải triển khai thêm nhiều binh sĩ Mỹ quanh khu vực, và liên kết với các nước khác đang lo lắng về bành trướng của Trung Quốc, đồng thời phải tăng sự can thiệp của Mỹ. Chúng ta nên xem xét áp dụng một số biện pháp phi quân sự, chẳng hạn như trừng phạt kinh tế có chọn lọc đối với các công ty Trung Quốc tham gia vào các hoạt động ở Biển Đông, tăng chi phí hoặc áp dụng các phương pháp khác đối với họ.

Để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc về ý thức hệ, ông cho rằng Mỹ cần tăng cường cường độ thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Khi càng có nhiều nền dân chủ trên thế giới thì càng hạn chế được khả năng Trung Quốc sẽ trở thành một đối tác tốt để các nước dân chủ hợp tác, vì các nước dân chủ thường không tin tưởng vào các quốc gia độc tài. Tôi nghĩ rằng Mỹ cần phải nghiêm túc hơn trong vấn đề cạnh tranh ở lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc, chúng ta nên ủng hộ cuộc đấu tranh quyền lực trong nước của Trung Quốc cho nhân quyền và các quyền tự do, chúng ta cũng nên làm nổi bật đặc biệt là sự khác nhau giữa hệ thống chính trị của Mỹ và hệ thống chính trị của Trung Quốc, để cho thế giới thấy rằng chúng ta  đại diện cho điều gì, còn Trung Quốc đại diện cho điều gì.

Huệ Anh (theo VOA)

Xem thêm: