Một sự kiện diễu hành 10.000 người xuyên qua Manhattan, quận sầm uất có mật độ dân số cao nhất nước Mỹ, lại vắng bóng tường thuật của nhiều kênh truyền thông lớn ở nước này. Nguyên nhân là vì sao?

Tóm tắt:

  • Sự kiện diễu hành 10.000 người
  • Giới truyền thông im lặng
  • Một cuộc diệt chủng bị che giấu?
  • Lịch sử lặp lại?
Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Manhattan (Ảnh qua NYC.gov)

Manhattan là một trong 5 quận nổi tiếng của thành phố New York. Nhắc đến Manhattan, người ta tự nhiên sẽ nghĩ đến một loạt các danh từ nổi tiếng như: thị trường chứng khoán phố Wall, giới triệu phú, nhà hát Broadway, cùng các tòa nhà cao tầng với những nhân viên cổ cồn trắng. Nơi đây là trung tâm của thương mại, tài chính, văn hóa của Mỹ và của cả thế giới. Hầu hết các đài phát thanh, truyền hình, viễn thông và các công ty lớn ở Mỹ, cũng như nhiều báo, tạp chí, nhà xuất bản, và các phương tiện truyền thông khác đều đặt trụ sở chính tại đây.

Điều đó nói lên rằng, một sự kiện diễu hành với quy mô 10.000 người xuyên qua Manhattan lẽ dĩ nhiên phải được các ông lớn truyền thông Mỹ để mắt tới. Tuy nhiên thực tế không hẳn là như vậy…

Sự kiện diễu hành 10.000 người

Trong vòng 4 tiếng đồng hồ từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều ngày 12/5, khoảng 10.000 người đã diễu hành từ quảng trường Dag Hammarskjöld bên cạnh trụ sở Liên Hợp Quốc, đi xuyên qua Manhattan, qua nhà ga Grand Central, công viên Bryant, và dừng lại ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc tại New York.

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Sự kiện diễu hành 10.000 người tại Manhattan.

Đây là hoạt động diễu hành thường niên nằm trong chuỗi các hoạt động được những người tập Pháp Luân Công tổ chức nhằm kỷ niệm thời điểm môn khí công này được truyền ra tại Trung Quốc vào ngày 13/5/1992. Chính vì vậy, họ gọi 13/5 là “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới”.

Cùng với việc kỷ niệm ngày này, đoàn diễu hành của Pháp Luân Công còn khiến người theo dõi quan tâm bởi một số hình ảnh phản đối cuộc bức hại môn tập này tại Trung Quốc. Theo đó, có nhiều bằng chứng xác thực cho thấy rằng chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện một cuộc diệt chủng quy mô lớn đối với những người tham gia môn tập này.

Cuộc thỉnh nguyện chấn động Trung Nam Hải và cuộc diễu hành cảm động Nhà Trắng
Một số hình ảnh phản đối cuộc bức hại môn tập này tại Trung Quốc cũng xuất hiện trong đoàn diễu hành.

Những người tập Pháp Luân Công từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới tham gia các hoạt động kỷ niệm trong suốt 4 ngày từ 11 tới 14/5, bao gồm:

  • Biểu diễn các bài tập của Pháp Luân Công và biểu diễn âm nhạc vào ngày 11.
  • Tập trung phát biểu cạnh trụ sở Liên Hợp Quốc và diễu hành xuyên Manhattan vào ngày 12.
  • Xếp chữ tại công viên Gantry và đảo Governors vào ngày 13.
  • Tham gia hội nghị chia sẻ tại Trung tâm Barclays, Brooklyn vào ngày 14.

Rất nhiều hoạt động trong 4 ngày này là hoạt động ngoài trời, thu hút được sự quan tâm của nhiều người Mỹ sinh sống và làm việc tại New York, thành phố đông dân nhất của Mỹ.

Cuộc thỉnh nguyện chấn động Trung Nam Hải và cuộc diễu hành cảm động Nhà Trắng
Thái độ cảm động của một người Mỹ khi chứng kiến cuộc diễu hành.

Đáng chú ý là cuộc diễu hành này cũng có sự góp mặt của nhiều người Việt. Chị Minh Thu đến từ Hà Nội chia sẻ với phóng viên Trí Thức VN, đây là lần thứ hai chị được tham gia “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” tại New York. Chị cho biết: “Tôi cảm thấy thật vinh dự là một trong số hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công kỳ này có cơ hội tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Môi trường ở đây rất hòa ái, mọi người thật sự biết nghĩ cho người khác. Tôi thấy rất vui khi được gặp gỡ và giao lưu với những người tập Pháp Luân Công khác trên toàn thế giới”.

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Một người Việt cầm biểu ngữ trong đoàn diễu hành.

Ngoài ra, chị Thu còn cho biết tại Việt Nam, hầu hết các điểm luyện tập Pháp Luân Công tại công viên đều có tổ chức kỷ niệm ngày này, quy mô lớn nhỏ tùy theo địa phương. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, số lượng người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam tăng rất nhanh.

Bên cạnh đó, sự kiện này còn được đông đảo giới chức Mỹ biết đến. Rất nhiều nghị sĩ Mỹ đã gửi thư chúc mừng nhân ngày 13/5 tới những người tập Pháp Luân Công. Có thể lấy ví dụ như Thượng viện tiểu bang New York đã thông qua Nghị quyết 1432 để chào mừng “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới”; Hạ viện, Thượng viện, và Thống đốc bang Missouri đều gửi thư chúc mừng và tuyên bố công nhận “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới”; v.v…

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Nghị quyết 1432 chúc mừng “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới” được 31 Thượng Nghị sĩ đồng bảo trợ rồi được thông qua với tỷ lệ nhất trí 100%.

Ngoài Mỹ, “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới” còn được công nhận và gửi thư chúc mừng tại Canada. Từ Dublin đến Moscow, người tập Pháp Luân Công trên khắp châu Âu cũng kỷ niệm “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới”. Tại châu Á, “ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới” cũng được các nhà lập pháp tham dự.

Giới truyền thông im lặng

“Bị truyền thông dòng chính phớt lờ” là lời bình luận của Hoa hậu thế giới Canada 2015-2016, cô Anastasia Lin, dành cho những hoạt động của người tập Pháp Luân Công cũng như cuộc đàn áp tại Trung Quốc. Được biết khi cô Anastasia Lin lên tiếng về cuộc diệt chủng tại Trung Quốc trong cuộc thi Hoa hậu thế giới, chính bản thân cô và người thân cũng phải chịu nhiều áp lực từ phía chính quyền nước này.

James Blake, một giáo sư tại Đại học thành phố New York (City University of New York) chứng kiến buổi diễu hành cùng vợ đã cảm thấy bất ngờ khi nghe về Pháp Luân Công cũng như về cuộc đàn áp tại Trung Quốc. Ông nói: “Tôi chưa từng được biết những thông tin này. Tin tức thường nhật trên CNN hay những đài khác cũng không thấy đề cập tới”.

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Trong khi cả các cảnh sát New York đều rất vui vẻ chứng kiến đoàn diễu hành, thì giới truyền thông Mỹ lại một lần nữa vắng bóng.

Và trong dịp diễu hành ngày 12/5 vừa qua, sự im lặng của giới truyền thông Mỹ lại một lần nữa khiến người ta cảm thấy nghi ngại…

Trước đó, vào ngày 12/4 năm nay, ông Trần Quang Thành, một nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc, người đã thu hút được sự quan tâm của quốc tế vào năm 2012 khi trốn thoát được sự quản thúc tại gia và đến tạm trú tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, đã có bài diễn thuyết trong một hội nghị chuyên gia Mỹ tại Học viện Westminster. Ông cho biết, sau trải nghiệm nhiều năm tại Mỹ, ông cảm nhận được Trung Quốc đã thâm nhập rất nghiêm trọng vào truyền thông và học thuật Mỹ.

Ngày 12/4, ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên gia Mỹ.
Ngày 12/4, ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên gia Mỹ.

Từ đầu năm 2011, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng các bảng quảng cáo điện tử tại quảng trường Thời Đại (Times Square) ở New York. Đơn cử như năm 2016, chỉ trong vòng hai tuần, Tân Hoa Xã đã phát đi 120 lần các video bảo vệ lập trường của Trung Quốc về biển Đông Việt Nam.

Financial Times hồi năm 2016 cũng báo cáo rằng, China Daily và các tờ báo như Washington Post của Mỹ, Daily Telegraph của Anh, Le Figaro của Pháp và Sydney Morning Herald của Úc đã ký một thỏa thuận, trong đó cho phép những kênh truyền thông độc lập này được đăng tải các bài báo trên China Daily.

Năm 2015, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới quốc tế lên đến 33 đài phát thanh, bao phủ từ Mỹ sang Úc, liên quan đến 14 quốc gia, sử dụng cả tiếng Anh, tiếng Trung và ngôn ngữ địa phương sở tại, nhưng nội dung đều do các đài phát thanh quốc tế của Trung Quốc chế tác hoặc cung cấp.

Cũng trong năm 2015, Financial Times dẫn lời học giả nổi tiếng ở Đại học George Washington, ông Thẩm Đại Vỹ, cho rằng quy mô hoạt động quan hệ cộng đồng của Trung Quốc quả thực trước nay chưa từng có. Ông này ước tính rằng mỗi năm Trung Quốc dành ra 10 tỷ USD cho công tác tuyên truyền bên ngoài.

100 công ty Trung Quốc thuê quảng cáo chúc mừng năm mới tới ông Trump và nước Mỹ tại Times Square.
100 công ty Trung Quốc thuê quảng cáo chúc mừng năm mới tới ông Trump và nước Mỹ tại Times Square bất chấp việc ông Trump vẫn buộc tội Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và thề trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ áp mặt bằng thuế 45% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đầu năm 2001, Jamestown Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Mỹ tiết lộ, để có thể can thiệp vào các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở Bắc Mỹ, giới chức Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn nhằm trực tiếp hay gián tiếp khống chế 4 kênh báo chí lớn ở khu vực này là World News, Sing Tao Daily, Ming Pao và Qiao Pao.

Bên cạnh việc tìm cách thao túng truyền thông thế giới, hàng năm, ĐCSTQ chi trả đến 68 tỷ USD nhằm mở rộng và gây ảnh hưởng sâu hơn đến các kênh truyền thông đóng vai trò là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng như Tân Hoa Xã, CCTV, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily hay các kênh truyền thông có sức ảnh hưởng trên thế giới khác. Con số này chưa bao gồm tiền tài trợ từ các cơ quan mặt trận thống nhất dân tộc như các loại hiệp hội, thương mại Hoa kiều hay các đoàn thể xã hội.

Nhưng tại sao chính quyền Trung Quốc lại phải chi ra số tiền khổng lồ đến như vậy? Liệu nguyên nhân có phải chỉ vì cái gọi là “quyền lực mềm”?

Một cuộc diệt chủng bị che giấu?

Ngày 17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc của 2.000 người tập Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.

Cô Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng. (Ảnh: Minh Huệ)
Bà Anne, vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 người tập Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ngày 6/7/2006, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã công bố bản báo cáo điều tra, cáo buộc chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống từ người tập Pháp Luân Công, và nói rằng đây là “hành động tà ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này”. Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” được xuất bản vào năm 2007 của hai ông đã cho thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công.

Năm 2008, Nghị viện Israel thông qua luật ghép tạng, khiến tất cả công dân nước này lập tức dừng việc du lịch ghép tạng tới Trung Quốc.

Từ 2008-2010, Tòa án tối cao Israel, Pháp, Đức, Nga, Venezuela, và một số bang và thành phố của Mỹ cấm “Triển lãm thân thể người”, một triển lãm bị nghi ngờ sử dụng xác của người bị cướp tạng tại Trung Quốc.

Năm 2010, ông David Matas và ông David Kilgour được đề cử giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Ngày 5/12/2011, nhà báo Ethan Gutmann công bố báo cáo về nguồn nội tạng và nguyên nhân khiến việc thu hoạch nội tạng sống xuất hiện tại Trung Quốc.

Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn "The slaughter" (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn “The slaughter” (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Tháng 7 năm 2012, cuốn sách “Tạng nhà nước” được xuất bản, bao gồm tổng cộng 12 bài viết của các chuyên gia về thực trạng thu hoạch nội tạng sống.

Ngày 12/12/2013, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết lên án việc thu hoạch nội tạng sống.

Ngày 6/3/2014, Nghị sĩ Ý thông qua nghị quyết lên án việc thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc.

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết 343, lên án việc thu hoạch nội tạng của người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Năm 2016, Tổ chức Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) có trụ sở chính nằm ở Washington (Mỹ) cũng được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình. Tổ chức này được thành lập với mục đích là tiếng nói của giới y khoa thế giới chống lại việc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Bộ phim “Thu hoạch nội tạng” (Hoạt trích) công chiếu bên ngoài Trung Quốc Đại Lục.
Bộ phim “Thu hoạch nội tạng” nói về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc đã giành được nhiều giải thưởng ở các liên hoan phim bên ngoài Trung Quốc.

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ người tập Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.

Ngày 22/6/2016, một báo cáo dài có tựa đề: “Thu hoạch đẫm máu/Đại thảm sát: Bản cập nhật” được công bố trên trang endorganpillaging.org. Trong báo cáo này, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền được đề cử Nobel Hòa bình David Matas, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã đưa ra một kết luận gây sốc:

“Hàng năm, chính quyền Trung Quốc đang thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng. Nguồn tạng là từ những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, Thiên chúa giáo gia đình, và những người tập Pháp Luân Công”.

Trong báo cáo có trích dẫn chi tiết bằng chứng về thu nhập, số ca ghép tạng, số lượng giường bệnh phục vụ cho ghép tạng, v.v… của hơn 700 bệnh viện ghép tạng tại Trung Quốc.

Tối 30/10/2016, luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas và cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour đã tổ chức họp báo công bố chứng cứ mới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.
Tối 30/10/2016, luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour đã tổ chức họp báo công bố chứng cứ mới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Nếu như cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã trải qua 18 năm (1999-2017), và nếu hiện tại chính quyền Trung Quốc đang thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng một năm với nguồn tạng từ người sống, thì chúng ta đang đứng trước một cuộc diệt chủng với quy mô không kém gì cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã.

>> Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc liên quan gì đến người Việt?

Lịch sử lặp lại?

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cả châu Âu đều hiểu rằng: “Người đứng đầu Đức Quốc xã Hitler là một kẻ có tư tưởng bài Do Thái rất quyết liệt và cực đoan”. Trong cuốn sách của Hitler được xuất bản năm 1925 mang tên “Mein Kampf” (tạm dịch: Sự phấn đấu của tôi), Hitler đã đề cập đến kế hoạch dùng xe hơi ngạt và thuốc độc để tàn sát người Do Thái. Năm 1941, những cuộc sát hại người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành “Đại diệt chủng người Do Thái”. Lúc này, Hitler đã đặt phương châm cho kế hoạch tàn sát này của mình là: “Giết sạch không ghê tay”.

Đề bài không hoàn chỉnh, giải toán như thế nào?
Xác chết của những người Do Thái tại một trại tập trung.

Tuy nhiên, trong cuộc thảm sát đó, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức thế giới, và những lãnh đạo các quốc gia đã thờ ơ trước nguy cơ hàng triệu người Do Thái đang bị giết. Họ cũng không hề mở cửa tiếp nhận những người Do Thái tị nạn dù hoàn toàn có đủ khả năng. Truyền thông phương Tây cũng “im hơi lặng tiếng” trước Holocaust. Đơn cử như trong cuốn “Buried by the Times: The Holocaust and America’s Most Important Newspaper” (tạm dịch: “Chôn vùi bởi tờ Times: Cuộc diệt chủng người Do Thái và tờ báo hàng đầu nước Mỹ”), nữ học giả Laurel Leff đã chỉ ra rằng trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tờ New York Times đã bảo trì một chính sách kỳ lạ: tối thiểu hóa việc báo cáo về cuộc diệt chủng Do Thái. Cho tới tận ngày nay, New York Times vẫn luôn không muốn người đọc chú ý tới các báo cáo đó, đẩy chúng vào chỗ không thu hút trong các ấn bản thường nhật, và làm mờ nhạt sự thảm khốc của cuộc diệt chủng Do Thái.

Ngày 7/4/2014, HBO công chiếu một bộ phim tài liệu mang tên “Night Will Fall” (tạm dịch: Đêm sẽ đến), kể lại cuộc hành trình của một bộ phim về trại tập trung của Đức Quốc xã nằm trong kho lưu trữ của nước Anh trong hàng thập kỷ, và quá trình phục chế nó. Bộ phim được phục chế mang tên “German Concentration Camps Factual Survey” (tạm dịch: Điều tra thực tế trại tập trung Đức Quốc xã) miêu tả về cuộc diệt chủng người Do Thái (Holocaust) trong các trại tập trung của Hitler.

Nói về bộ phim này, Harrison Koehli đã bình luận trong bài viết “Cuộc diệt chủng Holocaust phiên bản 2.0 đang đến gần!” vào năm 2015 rằng:

Mục đích ban đầu của bộ phim là để cho mọi người thấy sự kinh hoàng của Đức Quốc xã, để nó “trở thành một tư liệu phục vụ cho ký ức chung của chúng ta”. Nói một cách khác, để không bao giờ quên. Để cho mọi người thấy sự thảm khốc cùng cực mà “nhân loại” có khả năng gây ra, và hy vọng rằng mọi người sẽ học được bài học để rồi nó không bao giờ xảy ra nữa. “Không bao giờ nữa!” là khẩu hiệu ngay lập tức xuất hiện trong đầu khi tôi nghĩ đến sự kiện Holocaust, và đó là một khẩu hiệu tốt, giá như chúng ta đều mở mắt căng tai để thực sự thấy những gì cần thiết để ngăn chặn hành động tàn khốc ở mức độ như vậy xảy ra một lần nữa. Nhưng chúng ta không làm được như vậy. Chúng ta đang ở trên cùng một con đường đến sự hủy diệt. Nó sẽ xảy ra một lần nữa, và nhân loại vẫn sẽ không nhìn thấy khi nó đang đến. Vâng, một số rất ít sẽ thấy, và tiếng nói của họ sẽ là vô vọng. Cũng giống việc có những người đã từng dự đoán được cuộc diệt chủng Do Thái trước Thế Chiến II, và họ đã bị bỏ qua, bị chế giễu, bị bắt hoặc bị giết.

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Ảnh chụp tấm bia “Never Again!” (Không bao giờ nữa!) viết bằng nhiều ngôn ngữ ở trại tập trung Dachau tại Đức như một lời thề không thờ ơ của nhân loại trước những tội ác chống lại loài người.

Và khi những cáo buộc về cuộc diệt chủng Pháp Luân Công dần có được đầy đủ bằng chứng, câu hỏi mới đặt ra là: Liệu chúng ta có tiếp tục thờ ơ trước một cuộc diệt chủng? Liệu nhân loại có đang bội ước?

Quang Minh

 Xem thêm: