“Ông ta là một kẻ độc tài toàn trị, ngồi trên một đảng tư lợi. Vì thế cách gọi đó là có ý nghĩa,” theo bà Robin Cleveland, Chủ tịch của Uỷ ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC).

Tap Can Binh

Hai năm trước, trong những tháng đầu tiên Mike Pompeo tiếp nhận chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông đề cập đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một cách khá thân mật.

Nhưng hiện nay, khi quan hệ Mỹ – Trung đang rơi tự do, không chỉ giọng điệu trong các tuyên bố công khai của ông Pompeo về ông Tập xấu đi đáng kể, mà lựa chọn danh xưng gọi cũng thay đổi.

Đối với các quan chức hàng đầu của Mỹ, đặc biệt nhất là ông Pompeo, ông Tập không còn là “Chủ tịch Trung Quốc,” mà là “Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Theo các nhà phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ Mỹ đang cố gắng nhằm làm sự thống trị của ông Tập trở nên bất hợp pháp khi phân chia rạch ròi giữa Đảng và dân chúng.

Ông Tập hiện giữ ba chức danh chính thức: nguyên thủ quốc gia – theo nghĩa đen là “Chủ tịch nước”, Chủ tịch uỷ ban quân uỷ trung ương và Tổng Bí thư ĐCSTQ. Dù không một danh xưng nào dịch thẳng là “Chủ tịch” và dù thực tế là những công văn chính thức và báo cáo trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hầu như luôn dẫn dắt với chức danh trong đảng của ông Tập, thì giới quốc tế nói tiếng Anh luôn thích dùng từ “Chủ tịch”. 

Ông Pompeo cũng làm như vậy trong năm 2018 và hầu hết năm 2019. Nhưng thời gian qua ông đã hoàn toàn từ bỏ danh xưng đó và thay thế bằng “Tổng Bí thư”, trùng hợp với các hành động mà chính quyền TT Trump thực hiện để chống Bắc Kinh trên nhiều phương diện từ Tân Cương tới Hồng Kông, Huawei và biển Đông. 

Trong tuần chính quyền Mỹ ra lệnh cho Bắc Kinh đóng cửa cơ quan lãnh sự của họ ở Houston, ông Pompeo tuyên bố hôm thứ Năm (23/7) rằng “Tổng Bí thư Tập Cận Bình là một người tin tưởng thực sự vào một hệ tư tưởng toàn trị đã phá sản.” Đây là lần thứ 15 trong tháng ông Pompeo sử dụng chức danh trong đảng để nói về ông Tập. 

Ông Pompeo không phải là quan chức Mỹ duy nhất áp dụng cách gọi này. Trong tháng qua, Giám đốc FBI Christopher Wray, Tổng chưởng lý William Barr và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đều gọi ông Tập như vậy trong một loạt các bài phát biểu tấn công chế độ cộng sản Trung Quốc trên nhiều mặt trận. 

Ông Alison Szalwinski, phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Á và là một chuyên gia về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, cho biết các quan chức Mỹ “muốn vạch ra sự khác biệt giữa lãnh tụ của một chính thể dân bầu và chính thể độc tài và toàn trị.”

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không hồi đáp yêu cầu của báo chí giải thích sự thay đổi gần đây trong mô tả chính thức của Mỹ về ông Tập, chỉ nói trong một tuyên bố rằng “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một chế độ độc tài do ĐCSTQ cai trị và ông Tập Cận Bình là Tổng Bí thư của Đảng.”

Pompeo: Chúng ta không thể tiếp tục làm ngơ trước Cộng sản Trung Quốc

Động thái của ngành hành pháp đã đặt nền tảng cho một cuộc tranh luận về danh xưng mà tới nay, đã diễn ra trên diện rộng trong giới học thuật, chuyên gia chính sách đối ngoại và một số nhà lập pháp Mỹ.

“Điều này dẫn đến một sự thật đơn giản rằng ông ta không phải là Chủ tịch trong ý nghĩa dân chủ tự do, không phải là người được bầu và được ủng hộ về chính trị của xã hội dân sự và dân chúng,” bà Robin Cleveland, chủ tịch của Uỷ ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC), nói.

“Ông ta là một kẻ độc tài toàn trị, ngồi trên một đảng tư lợi. Vì thế cách gọi đó là có ý nghĩa,” bà nói.

Được thành lập bởi Quốc hội để tư vấn cho các nhà lập pháp về những điều liên quan đến an ninh quốc gia trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, USCC tuyên bố trong báo cáo thường niên gần đây nhất rằng họ không còn gọi ông Tập là “Chủ tịch”, mà gọi là “Tổng Bí thư”, cho rằng danh xưng này mới mô tả thực quyền của ông Tập. 

Sự đồng thuận của USCC và ngành hành pháp trong vấn đề này đã đánh dấu một xu thế đang lên ở Washington nhằm đáp trả mạnh mẽ tới chính phủ của ông Tập.

“Tôi vui mừng rằng những người khác đang nhấn mạnh bản chất độc tài trong sự lãnh đạo của ông ta,” bà Cleveland nói về sự chuyển đổi ngôn ngữ của chính quyền.

Trong số những động thái của ĐCSTQ đã thúc đẩy nhận thức của Mỹ về sự cai trị ngày càng cứng rắn dưới thời ông Tập là việc xoá bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ, cách đối xử với các nhóm thiểu số ở Tân Cương, áp đặt Luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông, cũng như các chiến dịch tăng cường sự kiểm soát của đảng tới tất cả các thành phần của xã hội dân sự, gồm cả các phương tiện truyền thông.

“Tới mức mà người ta thấy được sự ”tham gia” [của đảng] tới mỗi bộ máy và mỗi tổ chức,” bà Cleveland nói, nhận định rằng ở ông Tập có một sự khác biệt khác với những lãnh đạo trước, đó là việc tự nâng cao tầm quan trọng của bản thân.

Trước việc này, chính quyền ông Trump đã nỗ lực tách rời ý chí của ĐCSTQ khỏi ý chí của người dân Trung Quốc – một chiến lược nhằm đóng khung ông Tập như người đứng đầu đảng chứ không phải đứng đầu nhà nước.

Nó được thiết kế để phân biệt Trung Quốc – bao gồm lịch sử, văn hoá, người dân – với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ĐCSTQ, theo bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Uỷ ban đối ngoại có trụ sở tại New York.

“Trong phạm vi có thể, Nhà Trắng sẽ đưa ra dấu hiệu là họ ủng hộ người dân Trung Quốc, chứ không phải là ĐCSTQ,” bà Economy nói.

Chiến lược này được thể hiện rõ vào tháng Năm khi phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger đọc một bài diễn văn nhấn mạnh sức mạnh của “chủ nghĩa dân túy dân chủ nhằm kiểm soát tầng lớp cai trị” hướng đến người dân Trung Quốc. Điều đặc biệt là ông đã phát biểu bằng tiếng phổ thông để chắc chắn người dân Trung Quốc không thể bị hiểu sai.  

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo còn tiến xa hơn trong việc phân chia rõ mối quan hệ giữa những “kẻ thống trị” và “người bị trị” ở Trung Quốc trong tuần rồi ở viện Nixon khi tuyên bố rằng “những người cộng sản luôn nói dối, nhưng lời nói dối lớn nhất là ĐCSTQ đại diện cho 1,4 tỷ người dân bị giám sát, đàn áp và sợ hãi không dám biểu đạt.”

Toàn văn diễn văn của Ngoại trưởng Mỹ: Họa Trung cộng và sứ mạng của chúng ta

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng vấp phải chỉ trích từ một số người trong cộng đồng chính sách đối ngoại.

“Trung Quốc không phải là mảnh đất của những tù nhân vô tội và những chủ nhân độc ác xấu xa,” Robert Daly – giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ thuộc Trung tâm Wilson, nói.

Ông Daly cho rằng có người dân Trung Quốc cảm thấy tức giận vì chính quyền lờ đi những mong muốn của họ hay điều hành đất nước sai lầm; nhưng cũng có nhiều người Trung Quốc cảm thấy tự hào chứ không thấy mình bị áp bức dưới chính quyền này.

Xuân Lan (theo SCMP)

Xem thêm: