Tính đến cuối 7/2016, một loạt các vụ tấn công đã xảy ra tại nước Đức, trong đó có ba vụ được tiến hành bởi người xin tị nạn. Chính sách ‘mở rộng vòng tay’ của Thủ tướng Angela Merkel đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích và liệu vị thế của thủ tướng Đức có bị lung lay hay không?

Thủ tướng Merkel đang thất bại!” và “Ngày càng có nhiều lời kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel từ chức,” là tiêu đề những bài báo sau hàng loạt vụ tấn công tại Đức. Truyền thông quốc tế, hầu hết là báo tiếng Anh đưa ra sự khẳng định khá tự tin rằng “vị trí lãnh đạo của bà Merkel đang lung lay”.

Năm 2015, bà Merkel đã đồng ý để nước Đức nhận hơn một triệu người tị nạn từ Trung Đông. Một năm sau đó đã xảy ra những cuộc tấn công liên quan đến Hồi giáo, được thực hiện bởi những người nhập cư này, nên nhận định chính phủ của bà Merkel có thể thất bại là có lý do chính đáng.

Rõ ràng là người dân khắp châu Âu đang e ngại về các mối đe dọa an ninh đến từ rủi ro khủng bố. Kể từ khi những vụ tấn công xảy ra, tuy sự ủng hộ đối với cá nhân bà Merkel có giảm đi, tuy nhiên, theo BBC, vẫn còn hơn một nửa số cử tri Đức, thuộc các đảng phái chính trị khác nhau, muốn bà Merkel tiếp tục là Thủ tướng. Trên thực tế, bà Merkel gần như không có đối thủ xứng tầm- đảng đối lập cánh tả thì nhỏ, còn đảng Alternative for Germany, chủ trương chống dân nhập cư, thì đang bất đồng nội bộ.

Hồ sơ lịch sử cho thấy trong mọi giai đoạn khủng hoảng, bà Angela Merkel đầy bản lĩnh luôn vượt qua khó khăn. Đã nhiều hơn một lần khi Đức rơi vàng khủng hoảng, bà Merkel đã bị đánh giá sẽ thất bại, nhưng rồi thật kỳ lạ, bà lại đứng dậy và thành công. Từ Brexit cho đến khủng hoảng liên minh EU, nhà lãnh đạo Đức luôn chiếm được sự tin tưởng.

Thậm chí là sau những vụ tấn công vừa qua, bà Merkel vẫn được sự ủng hộ, dù ban đầu bị chỉ trích là phản ứng quá chậm. Ngay sau vụ xả súng ở Munich hôm 22/7, khiến 10 người thiệt mạng, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên án hành động khủng bố dã man của kẻ khủng bố Hồi giáo, làm một số người tại nước Đức phải đặt câu hỏi: “Tại sao lãnh đạo nước Pháp lên tiếng mà không phải lãnh đạo chúng ta?”.

Cho đến khi mọi việc sáng tỏ, đấy không phải một vụ tấn công khủng bố-mà là một vụ xả súng do một thanh niên sinh ra tại Đức, bị ám ảnh bởi vụ xả súng hàng loạt kiểu Mỹ gây ra.

Điều quan trọng là không như Pháp, Đức vẫn chưa bị tấn công khủng bố ở mức nghiêm trọng. Trong cả hai vụ tấn công gần đây bởi người tị nạn, mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm, không có nạn nhân nào bị thiệt mạng.

Tư tưởng của chính phủ bà Angela Merkel là từ trên xuống dưới tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ, có vẻ không hợp lắm với thời đại của trưng cầu dân ý và truyền thông xã hội. Tuy nhiên, bà Merkel không phải ở tư thế người chạy theo, mà là người lãnh đạo.

Tất nhiên không thể có chuyện mọi người đều đồng ý với Thủ tướng Merkel và cách tiếp cận của bà không phải không có rủi ro, nhưng bà Merkel đã và có lẽ sẽ không thay đổi đường lối của mình. Ít nhất là trong thời điểm hiện tại, bà Merkel vẫn chứng tỏ bản lĩnh trong lựa chọn của mình.