Hàng trăm ngàn người biểu tình Venezuela đã đổ ra đường trong 10 ngày liên tiếp đòi cách chức Tổng thống và thay đổi chế độ quản lý khiến đất nước nhiều giàu mỏ nhất thế giới này lâm vào tình trạng bần cùng. Đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình, đã có thiệt mạng về người và nhiều người khác bị thương.

Cuộc khủng hoảng tại Venezuela gia tăng từ thứ 7 tuần trước (1/4) khi Toà án Tối cao thân Maduro ra phán quyết hạn chế quyền hạn của cơ quan lập pháp do phe đối lập kiểm soát.

Luisa Ortega, Tổng chưởng lý Venezuela, đã gọi phán quyết này là “sự bẻ gãy” trật tự hiến pháp.

Ngay sau quyết định được cho là vi hiến này của Tòa án tối cao, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập đã tràn xuống các đường phố thủ đô Caracas tuần hành kêu gọi cách chức các thẩm phán và buộc Tổng thống đương nhiệm Maduro phải từ chức.

Trước áp lực tăng cao từ phe đối lập, Tòa án tối cao đã hủy bỏ phán quyết trên vào thứ Tư (5/4), nhưng từng đó là chưa đủ để làm lắng dịu sự tức giận của người dân và quy mô của các cuộc tuần hành vẫn ngày càng tăng trong suốt tuần qua.

Thực tế cho thấy, phán quyết vi hiến của Tòa tối cao chỉ là “giọt nước làm tràn ly”, đưa người dân đến giới hạn của sức chịu đựng và họ phải đứng lên nhằm thay đổi thực trạng tồi tệ của xã hội Venezuela hiện tại dưới sự nắm quyền của Maduro – lãnh đạo của đảng Xã hội.

Người dân đang rất mệt mỏi vì tham nhũng, đói nghèo”, Vanessa Garcia, 37 tuổi, một sinh viên nhãn khoa tham gia biểu tình cho biết.

Cảnh sát Venezuela đã dùng hơi cay, khí gas và vòi rồng phun nước để trấn áp người biểu tình.

Thiệt hại về người đầu tiên đã được ghi nhận hôm thứ Năm [6/4]. Một sinh viên luật đã bị cảnh sát bắn chết tại vùng ngoại ô Caracas. Sự tức giận của người biểu tình tiếp tục tăng lên sau khi cơ quan kiểm toán quốc gia thông báo lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles sẽ bị cấm giữ chức vụ công trong vòng 15 năm, tức là truất quyền tranh cử của ông này vào cuộc bầu cử năm 2018.

Hôm Thứ bảy 8/4, ông Capriles lên án chính quyền Maduro hành xử như độc tài bằng việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình:

Đây là đàn áp, đây là phạm tội. Họ đã phạm tội và vi phạm quyền con người, dẫm đạp lên quyền lợi của người dân. Chính phủ đã tự dựng lên vụ đảo chính và những hành động nhắm vào tôi là một phần trong màn kịch này”. 

Ngay sau động thái mới của chính phủ Maduro, phe đối lập đã tiến hành cuộc biểu tình lớn nhất trong ngày thứ Bảy [8/4]. Các cuộc tuần hành diễn ra ở các thành phố trên khắp đất nước, lớn nhất là tại thủ đô Caracas. Những người biểu tình trong thủ đô hô vang “Tự do, Tự do” và mang những biểu ngữ “Độc tài Maduro!” và “Bầu cử ngay bây giờ!”

Những người biểu tình cho biết, các cuộc tuần hành hôm thứ Bảy khởi đầu trong thanh bình, nhưng đến cuối ngày đã xảy ra các cuộc đụng độ gay gắt giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Cảnh sát sử dụng súng phun nước và vòi rồng để ngăn cản người biểu tình tuần hành. Một số người phản đối đáp trả bằng cách ném đá, bom xăng và rác đang cháy. Khoảng một trăm người biểu tình đã đột nhập vào một văn phòng của Tòa án Tối cao.

Capriles cho biết văn phòng của ông bị hư hại khi bình gas trong phòng bị bắn nổ qua cửa sổ, một nhân viên bị thương. Trước cuộc biểu tình khổng lồ cuối tuần qua, Tổng thống Nicolas Maduro trên kênh truyền hình quốc gia gọi những người biểu tình là “bọn khủng bố và phá hoại“.

Chúng ta đã xác định danh tánh của tất cả bọn chúng. Bọn chúng đã bị xác định. Chúng sẽ ngã xuống từng người một, và sẽ phải đối mặt với công lý“, ông Maduro nói.

CNN dẫn lời nghị sĩ đối lập Jose Guerra, người tham gia vào cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, nói rằng khi ông cùng người biểu tình tuần hành ôn hòa trên đại lộ Miranda thì “bom hơi cay bắt đầu rơi xuống như mưa trên đầu chúng tôi“.

Mọi người bị giải tán bằng cách đàn áp tàn bạo. Khi người ta chạy trốn vào cửa hàng, cảnh sát đuổi theo họ, sau đó thì cảnh hỗn loạn nổ ra. Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho sự việc bạo lực này. Tuần hành đều là ôn hòa cho tới khi cảnh sát quốc gia xuất hiện và bắt đầu đàn áp“. Diễn đàn Tư pháp Hình sự, một tổ chức phi chính phủ, cho biết tính trên toàn quốc có ít nhất 51 người biểu tình đã bị bắt trong cuộc đụng độ hôm thứ Bảy. Theo Thị trưởng của một quận của thủ đô Caracas, con số thương tích ban đầu là 17 người.

Khủng hoảng kinh tế là nguồn cơn

> Venezuela: Đế chế dầu mỏ sụp đổ vì quốc hữu hóa để cào bằng;

Cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo là hậu quả của nền kinh tế đình trệ đến kiệt quệ sau hàng chục năm phát triển theo đường lối xã hội chủ nghĩa ‘cào bằng’. Cả nước thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng cơ bản nhất như thực phẩm và thuốc men. IMF dự kiến lạm phát của quốc gia này sẽ đạt tới con số 1.660% trong năm nay và 2.880% năm 2018.

Theo dữ liệu công bố hồi tháng 3, ngân hàng trung ương Venezuela tiết lộ chính phủ Maduro đang cạn kiệt tiền. CNN cho biết Venezuela còn khoản 10,5 tỷ USD dự trự ngoại tệ nhưng hiện đang có khoản nợ 7,2 tỷ USD đã quá hạn phải trả. Quốc gia này phụ thuộc 96% xuất khẩu (nguồn thu ngoại tệ để trả nợ và mua hàng hóa) bằng dầu mỏ. Giá dầu suy giảm trong vài năm gần đây khiến nền kinh tế mất khả năng chống đỡ và rơi vào khủng hoảng.

Tân Bình

Xem thêm: