Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, trong thời gian dài ông Kim Jong-un không thể ngủ được, đến 5h sáng hôm sau mới có thể chợp mắt, đặc biệt tuyên truyền rằng ông “chăm chỉ, yêu thương người dân”.

p3260921a993228289
Sáng 15/12/2022, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát bãi phóng vệ tinh Sohae ở huyện Cheolsan, tỉnh Bắc Pyongan. (Ảnh: truyền thông chính thức của Triều Tiên)

Mới đây, Triều Tiên công bố ngư lôi hạt nhân mới phát triển “sóng thần”, đích thân lãnh đạo tối cao nước này Kim Jong-un thị sát và giám sát chỉ đạo. Truyền thông nhà nước thậm chí còn tuyên bố ngư lôi này có thể phá hủy quân cảng Hàn Quốc và tàu sân bay Mỹ để ngăn chặn viện trợ quân sự của Mỹ.

Tờ Rodong Sinmun (Tin tức Lao Động), tờ báo đảng của Triều Tiên, hướng đến đối tượng là người dân thường trong nước, đồng thời cũng là một trong những nguồn “tin tức” chính của người dân Triều Tiên, nên thường ra sức thần tượng hóa gia đình ông Kim Jong-un trong các bài báo của mình. Vào ngày 25/3, một bài viết có tiêu đề “Một ngày của người cha vĩ đại“, nội dung trích dẫn bài phát biểu của ông Kim Jong-un và mô tả sự chăm chỉ, siêng năng và tình yêu của Kim đối với nhân dân.

Ông Kim Jong-un từng nói rằng đã quen với việc thức khuya để làm việc từ khi còn nhỏ, và thậm chí còn coi 5h sáng ngày hôm sau là một phần của ngày. Ý nghĩa của câu nói này là ông Kim Jong-un thường bận rộn đến 5h sáng ngày hôm sau, rồi lăn ra ngủ sau khi tổng kết kết quả trong ngày.

Một số cán bộ liên tục khuyên rằng: “Hãy nghỉ ngơi một chút”. Về vấn đề này, ông Kim Jong-un trả lời: “Thông thường mọi người nghĩ rằng thời gian kết thúc một ngày là buổi tối sau khi tất cả hành trình kết thúc, hoặc 24h (0:00) sáng. Nhưng vì tôi thường coi 5h sáng ngày hôm sau, cũng coi là phạm vi của ‘ngày hôm nay’, mà bận đến 5h sáng. Cho nên, tôi kết thúc thành quả làm việc của một ngày vào lúc 5h sáng và lên kế hoạch những việc phải hoàn thành vào ngày hôm sau.”

Ông Kim Jong-un nói rằng: “Từ nhỏ tôi đã bận rộn đến tận nửa đêm. Điều này đã trở thành thói quen của tôi và tôi coi đó là quy luật của cuộc sống. Tôi sẽ thức khuya và tập trung vào cách giải quyết vấn đề. Khi nào vấn đề được giải quyết, tôi sẽ cảm thấy tâm trạng khá dễ chịu, và cảm giác mệt mỏi ban đầu biến mất trong chốc lát.”

Báo cáo cũng đề cập rằng ông Kim Jong-un trước đó đã đến thăm một cơ sở đánh cá ở bờ biển phía đông, mặc dù nhận được tin cá đã về đầy ắp lúc 2h sáng nhưng tâm trạng ông vui vẻ lạ thường nên không thể ngủ được. Vào tháng Một năm nay, một cán bộ của Đảng Lao động từng khuyên ông Kim Jong-un nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng ông trả lời: “Chỉ có người dân mới được nghỉ vào những ngày lễ truyền thống. Nếu tôi, với tư cách là Ủy viên Trung ương Đảng mà nghỉ ngơi, vậy thì những ước mơ và lý tưởng vĩ đại về sự thịnh vượng đến khi nào mới thực hiện được?”

Về vấn đề này, hãng truyền thông Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho rằng sự việc có thể không đơn giản như vậy, nhắc đến nguyên nhân khiến ông Kim Jong-un thức khuya, mất ngủ, có lẽ là do tình trạng sức khỏe không bình thường. Thậm chí ông Kim Jong-un lo lắng ngủ sớm quá sẽ có thể bị người bên cạnh ám sát.

Vào tháng 7/2016, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã chỉ ra trong một cuộc chất vấn của Quốc hội rằng ông Kim Jong-un có thể đã mất ngủ vì lo lắng mình sẽ bị đe dọa.

Kim Jong-un thích khóc sau khi uống rượu vì sợ cô đơn

Theo tờ Daily Telegraphcủa Anh đưa tin, ông Kim Jong-un đã ăn uống quá độ, hút thuốc và uống rượu từ khi còn trẻ, kiểu sinh hoạt như thế này gần như đã trở thành cơm bữa, dẫn đến ngày nay người bước sang tuổi trung niên như ông phải đối mặt với những thay đổi cảm xúc do cơ thể già đi, và đồng thời trạng thái tinh thần càng trở lên bất an, “ông Kim Jong-un uống rượu, khóc lớn, bị cô đơn dày vò. Không chỉ lo lắng đến sức khỏe, thậm chí còn đối mặt với áp lực cần duy trì thể chế chính trị hiện có.”

Choi Jin-wook, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc, cho biết theo thông tin ông nghe được, ông Kim Jong-un luôn khóc sau khi uống rượu. Ông ấy rất cô đơn và chịu nhiều áp lực.

Theo phân tích của chuyên gia, do ông Kim Jong-un chịu đựng chứng bệnh trong nhiều năm, khiến ông mắc chứng “rối loạn lo âu” (Hypochondriocation), lúc này ông phải lo lắng về vấn đề kế vị, vô hình trung đã trở thành áp lực tâm lý nặng nề đối với ông.

Báo cáo cũng đề cập đến việc Đảng Lao động Triều Tiên đã bổ nhiệm chức vụ mới “Bí thư thứ nhất” vào tháng 1/2021 với tư cách là người đại diện của Tổng bí thư (chỉ ông Kim Jong-un). Ngoại giới suy đoán động thái này có thể liên quan đến công việc của người kế vị.

Trong năm qua, khi ông Kim Jong-un thị sát các sự kiện quân sự khác nhau, thường có thể nhìn thấy em gái Kim Yo-jong và thậm chí cả con gái thứ hai Kim Joo-ae. Từ nhiều năm qua, bà Kim Yo-jong liên tục sát cánh hỗ trợ ông Kim Jong-un, và bồi dưỡng sức ảnh hưởng của tự thân. Ngoại giới suy đoán rằng đây có thể là cách ứng biến của Triều Tiên đối với các trường hợp khẩn cấp để đảm bảo sự cai trị ổn định của gia đình họ Kim ở Bắc Triều Tiên.

Ngoài ra, cuối báo cáo còn nhắc đến ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un. Sau khi ông Kim Jong-nam bị đầu độc tại Malaysia vào năm 2017, Kim Han-sol – con trai của Kim Jong-nam – đã bỏ trốn khỏi Triều Tiên sang châu Âu, đang ở một nơi nào đó ở châu Âu theo dạng tị nạn, nhưng vô hình trung cũng khiến ông Kim Jong-un bất an.