Trong cuộc gặp với ông Moon Jea-in vừa qua, ông Kim Jong-un đã nói về kế hoạch từ bỏ hạt nhân, đồng thời cho biết không lâu nữa sẽ tới thăm Seul (Hàn Quốc), hai bên cũng đồng ý cùng tổ chức Thế vận hội Mùa hè năm 2032. Truyền thông Mỹ phân tích, hàng loạt những động thái này của Bình Nhưỡng cho thấy, Seoul có thể sẽ thay thế vai trò của Bắc Kinh, đồng thời cũng đã đưa 3 ám thị quan trọng cho ông Tập Cận Bình. 

kim jong un
Ông Moon Jea-in và ông Kim Jong-un (Ảnh: KCNA)

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in đã kết thúc chuyến thăm Bình Nhưỡng 3 ngày, trong chuyến thăm này, ông Moon Jea-in đã ký kết “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9”, cam kết cùng nhau hoàn thành phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo còn chứng kiến ký kết thỏa thuận quân sự, nghiêm cấm hai bên Hàn – Triều có hành vi đối địch trên đất liền, trên biển và trên không. Từ ngày 11/1, chấm dứt các hoạt động diễn tập quân sự trong khu vực phân giới quân sự.

Ông Kim Jong-un còn cam kết sẽ đến thăm Seoul trong “tương lai không xa”, hai bên cũng đồng ý cùng tổ chức Thế vận hội Mùa hè năm 2032.

Trang tin Duowei News phân tích cho biết, nhiều động thái của Bắc Triều Tiên đối với Hàn Quốc khiến dư luận chú ý, rõ ràng Bắc Triều Tiên có thể trực tiếp liên lạc cùng với Mỹ về phi hạt nhân hóa nhưng lại chọn nói rõ ngọn ngành với Hàn Quốc; từ khi cục thế bán đảo Triều Tiên hòa hoãn đến nay, quan hệ quân sự Trung – Triều không được sâu sắc thêm, ngược lại, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc lại lựa chọn hòa giải quân sự, hàng loạt những hành động thái này của Bình Nhưỡng cho thấy, Seoul có lẽ sẽ thay thế vai trò của Bắc Kinh trong vấn đề thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

Thông tin nói, kết hợp với những hành động đối với Hàn Quốc của Bắc Triều Tiên so với quan hệ Trung – Triều, có thể thấy một cách tương đối, quan hệ Hàn – Triều đang tiến gần lại nhanh hơn. Đột phá quan trọng mà Hàn – Triều có được này cũng đưa ra ám thị cho Bắc Kinh thấy, Bắc Triều Tiên đang thể hiện sự độc lập của mình và tư thái tự chủ.

Sau khi Mỹ – Triều xóa bỏ đối lập, Đông Bắc Á cũng sẽ đón một cục diện mới. Hàn – Triều cùng phát triển sẽ là điều tất yếu, đây cũng là hiện thực mà Bắc Kinh phải đối mặt.

Bên cạnh việc kết nối các phương diện kinh tế, quân sự giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, thì Trung – Triều lại chỉ khôi phục lại quan hệ về mặt đảng chính trị. Bản tin cho biết, Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên mà nói là vô cùng quan trọng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là đồng chí, nhưng Hàn Quốc lại là người thân. Việc ông Kim Jong-un tiếp đãi ông Moon Jea-in với quy cách cao cũng là tín hiệu quan trọng thứ 2 mà ông Kim đưa ra cho Bắc Kinh.

Bức tranh phát triển tương lai mà ông Moon Jea-in bày ra cho ông Kim Jong-un là cụ thể, nhỏ là việc làm thế nào kết nối như thành phố Kaesong và Geumgangsan, vừa như việc làm thế nào phát triển kinh tế khu biển phía Đông, phía Tây và khu quân sự, lớn như làm thế nào tạo con đường tơ lụa dất liền và biển kết nối như “Một vành đai, Một con đường”, không bỏ sót việc nào.

Bắc Kinh mặc dù cũng đã bước đầu có ý tưởng ban đầu phát triển Đông Bắc Á sau khi Bắc Triều Tiên từ bỏ hạt nhân, nhưng lại không thể đưa ra được những vấn đề cụ thể như Hàn Quốc.

Phân tích cho rằng, ông Kim Jong-un tiếp đãi ông Moon Jea-in với quy cách cao là báo đáp cần có đối với Hàn Quốc. Đối với Bắc Triều Tiên mà nói, bên nào nặng bên nào nhẹ thì nhìn một cái là biết.

Ám thị thứ 3 đó là, quan hệ quân sự Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục được cải thiện, trong khi quan hệ quân sự giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc lại không được khôi phục. Nhân vật thứ 3 của ĐCSTQ là ông Lật Chiến Thư trước đó đã dẫn đầu đoàn đại biểu của ĐCSTQ. đến thăm Bắc Triều Tiên. Trong các hoạt động qua lại Trung – Triều, dường như vắng vị trí của quân đội Trung Quốc, cũng chứng minh quan hệ đồng minh quân sự Trung – Triều là hữu danh vô thực.


Truyền thông Mỹ phân tích, chuyến thăm Bình Nhưỡng lần này của ông Moon Jea-in, Hàn – Triều lần đầu tiên đạt được thỏa thuận về phương án phi hạt nhân hóa, điều này là bước tiến triển lớn đối với vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời đối với quan hệ Trung – Triều mà nói cũng là một tín hiệu lớn. Tiêu chuẩn giới định quan hệ Trung – Triều ban đầu đã không còn thực thích hợp để sử dụng nữa.

Tuy nhiên, trước đó, trong các thông tin được truyền thông công khai cho thấy, ĐCSTQ vẫn âm thầm “tiếp máu” cho Bắc Triều Tiên. Cuối tháng Tám, ông Trump còn chia sẻ trên Twitter công kích ĐCSTQ, “cung cấp viện trợ tương đối lớn cho Bắc Triều Tiên, trong đó có tiền, nhiên liệu, xà phòng, v.v, điều này không có chỗ tốt nào đối với việc xử lý vấn đề Bắc Triều Tiên”.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley gần đây cũng nói, chính phủ một số nước có ý đồ lách các chế tài của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên, đẩy mạnh trao đổi kinh tế qua lại với chính quyền Bình Nhưỡng. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, Bắc Triều Tiên tiếp tục vi phạm chế tài của Liên Hiệp Quốc, tiến hành các giao dịch phi pháp với Trung Quốc và Nga.

Mỹ còn chỉ ra, Nga đang có hành động làm yếu các chế tài của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên, đồng thời tuyên bố có biện pháp trừng phạt đối với 2 công ty Trung Quốc vi phạm trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Thanh Vân

Xem thêm: