Truyền thông Mỹ đưa tin, hôm thứ Sáu (06/7) Mỹ và Trung Quốc đã bùng nổ cuộc chiến thương mại, Mỹ đã áp thuế quan trị giá 34 tỷ USD (đô la Mỹ) đối với hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đáp trả lại. Tổng thống Mỹ Trump cho biết, điều này sẽ thúc đẩy Mỹ tăng thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD. Trong một bài viết của Harry J.Kazianis – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, cuộc chiến này có thể dẫn đến thiệt hại quy mô lớn của cả hai bên, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

chiến tranh thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Bloomberg)

Trên tờ Fox News Mỹ, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Mỹ Kazianis (Harry J.Kazianis) chia sẻ bài viết cho rằng, quan hệ Mỹ – Trung xấu đi có thể leo thang tồi tệ hơn, trường hợp không thể dừng lại có thể trở thành xung đột hạt nhân giữa hai siêu cường. Cứ tiếp tục như vậy, quan hệ Mỹ-Trung sẽ sa lầy vào vùng tối tăm.

Bài báo cho biết, hiện đa số mọi người thường lo ngại về vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, sự hỗ trợ của Iran đối với tổ chức khủng bố gây vô số phiền phức trên toàn thế giới, lãnh đạo Nga cũng gây nhiều bất ổn. Nhưng những nước này không đáng kể so với Trung Quốc. Trong vài năm tới, không một quốc gia nào khác có thể thách thức sức mạnh của Mỹ trên thế giới như Trung Quốc.

Tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Trung là: đối đầu thương mại và quân sự, tranh chấp lãnh thổ, cuộc chiến an ninh mạng, tranh thủ lôi kéo các đồng minh. Hai nước đang trong quá trình xung đột giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh chứ không phải ở thế kỷ 21.

Washington chiếm lợi thế trong cuộc chiến thương mại

Nhưng trước tiên hãy nhìn cuộc chiến thương mại mới giữa Washington và Bắc Kinh: Chính phủ Trump áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc giá trị 34 tỷ USD, ảnh hưởng chủ yếu đến các hạng mục như linh kiện máy X-Quang (X-ray machine), nồi hơi nước nóng, lốp máy bay và nhiều linh kiện công nghiệp khác; còn Trung Quốc áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Mỹ trị giá 34 tỷ USD thì tập trung vào như đậu nành, xe điện, thịt lợn và một số sản phẩm khác.

Tuy nhiên, Mỹ không có ý định nhượng bộ. Hôm thứ Sáu (06/7), một quan chức cấp cao Chính phủ Trump cho ông Kazianis biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện cuộc chiến thương mại. Nếu họ (người Trung Quốc) muốn điều này, chúng ta đã sẵn sàng. Họ (Bắc Kinh) cần phải nhớ rằng, Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Thị trường của chúng tôi lớn hơn nhiều, người tiêu dùng của chúng tôi giàu có hơn – chúng tôi là nhà sáng tạo của toàn cầu. Thứ chúng tôi đang yêu cầu là sự cạnh tranh lành mạnh từ người Trung Quốc (Cộng sản Trung Quốc). Nếu họ không đồng ý thì họ sẽ phải chịu hậu quả.”

Khi tác giả hỏi, những hậu quả đó là gì, câu trả lời của vị quan chức này rất rõ ràng: “Trung Quốc (Cộng sản Trung Quốc) sẽ phải trả giá. Chúng tôi sẽ áp mức phí đối với họ. Họ cần chuẩn bị đón nhận. Chúng tôi đã chuẩn bị ổn rồi.”

Bloomberg trích lời nhà phân tích tài chính Matthew Burgess cho biết, nếu nhìn từ góc nhìn thị trường chứng khoán thì Tổng thống Mỹ Trump có thể đã thắng. Chỉ số chứng khoán tiêu chuẩn của Trung Quốc đã giảm khoảng 17% trong năm nay, và ngày 5/7 đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Tác giả cho rằng, có một điều rõ ràng: Washington chiếm lợi thế trong cuộc chiếm thương mại – những con số không nói dối. Mỹ nhập khẩu nhiều sản phẩm từ Trung Quốc hơn nhiều so với Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ. Mặc dù người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ sẽ bị thiệt hại trong cuộc chiến thương mại toàn diện này, nhưng tổn hại của Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn. Suy tính đến thực trạng hiển nhiên là nền kinh tế Trung Quốc đã bị chậm lại, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nên chủ động rút lui.

Nhưng Bắc Kinh đã sớm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quân sự

Nhưng một số điều lớn hơn đang xảy ra. Trong thập niên 1970, Liên Xô đe dọa cả Trung Quốc và Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, quan hệ Mỹ – Trung rơi vào tình thế tất yếu trở thành đối đầu.

Nhận thức được điều này, Bắc Kinh đã bắt tay vào vũ trang cho quân đội, hiện đại hóa quân đội, và điều chỉnh lại tư thế quân sự của họ. Trung Quốc muốn chuẩn bị cho hy vọng bắt kịp và vượt qua Mỹ. Sau năm 2001 Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhưng những căng thẳng địa chính trị vẫn không ngừng tác động xấu cho giới doanh nghiệp.

Bài viết cho rằng, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 mang theo ý nghĩa là Washington buộc phải chuyển sự chú ý từ châu Á sang Trung Đông trong hơn một thập kỷ. Ít nhất trong thời gian đó quan hệ Trung – Mỹ đã tránh được trạng thái căng thẳng.

Bây giờ, Mỹ đã giảm thiểu tham gia vào các cuộc cãi vã hàng ngày ở Trung Đông, và khả năng xung đột với Trung Quốc, thậm chí là đối đầu quân sự cũng đang tăng cao.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã có những đầu tư quan trọng cho quân đội để hy vọng có thể giành chiến thắng nếu có chiến tranh với Mỹ, trong đó cốt lõi là một kho vũ khí tên lửa có quy mô đủ để cho phép đánh tan hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Khai hỏa từ bờ biển Trung Quốc, Trung Quốc hy vọng sẽ phá hủy hầu hết các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực này, trong khi đánh chìm bất kỳ tàu chiến nào ở phạm vi đến tận đảo Guam. Tồi tệ nhất, do các cam kết từ hiệp ước với Nga, Washington không thể chiến đấu chống lại vũ khí tên lửa trên đất liền của Bắc Kinh.

Mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn, với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân khổng lồ gần như chưa từng có, trang bị Hải quân ngày càng tăng cường hàng không mẫu hạm, còn Không quân cũng thêm nhiều máy bay chiến đấu, điều lạ là máy bay chiến đấu Trung Quốc sản xuất rất giống máy bay tàng hình của Mỹ – vì Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ.

Ỷ vào sức mạnh này, những đòi hỏi của Bắc Kinh ở châu Á đang ngày càng ngang ngược hơn. Vài năm trước, Trung Quốc thậm chí đã có yêu cầu vô lý đối với tỉnh Okinawa, Okinawa là một phần quan trọng của lãnh thổ Nhật Bản, có sự hiện diện quân sự quy mô lớn của Mỹ. Khi đó Bắc Kinh đã chế ra một bài viết buồn cười, cho rằng lãnh thổ Trung Quốc gồm hầu hết Thái Bình Dương và đảo Hawaii, trong vài năm trước lập luận này tưởng như đánh lừa được cả một hội nghị ở Đại học Yale.

Lịch sử cho thấy, các nước có lợi ích chia rẽ và mâu thuẫn về các mục tiêu địa chính trị thì dễ dàng xảy ra xung đột. Theo giáo sư Graham Allison của Đại học Harvard, 12 trong số 16 trường hợp được nghiên cứu đã chứng minh: khả năng rất cao xảy ra chiến tranh giữa một sức mạnh đang nổi lên với một sức mạnh đang là bá chủ, vì thế chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ rất dễ xảy ra.

Tác giả cho biết, khi ông nói về tình trạng nóng lên của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, ông tất yếu phải nghĩ về một cuộc chiến rất khác (chiến tranh hạt nhân).

Huệ Anh

Xem thêm: