Ngày 4/10 vừa qua, Thời báo quốc gia Hà Lan Trouw đã đăng tải một bài viết về vấn nạn mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với tiêu đề “Tòa án Độc lập phán quyết Trung Quốc là quốc gia phạm tội”. 

Mổ cướp nội tạng
Thời báo Quốc gia Hà Lan Trouw đăng tải một báo cáo có tiêu đề “Tòa án Độc lập phán quyết Trung Quốc là quốc gia phạm tội” vào hôm 4/10 vừa qua.”

Nội dung đoạn mở đầu có viết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cầm quyền trong bảy mươi năm. Chúng ta hãy cùng xem xét.” Sau đó bài viết đề cập đến vấn nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ người tập Pháp Luân Công còn sống và phán quyết cuối cùng của Tòa án Độc lập ở London hồi đầu năm nay.

Bài báo tuyên bố rằng các cuộc điều tra của Tòa án Độc lập dựa trên bằng chứng vững chắc và lời khai trực tiếp. Tác giả viết: “Để có được nội tạng sống và giết người, các bác sĩ của ĐCSTQ đã chọn lựa nội tạng khi nạn nhân vẫn còn sống.”

“Ngay từ năm 2006, đã có các báo cáo rằng nhóm người tập Pháp Luân Công là mục tiêu chính. Tội ác thu hoạch nội tạng từ các người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã được Tòa án Độc lập xác minh. Ngoài ra, Tòa án còn nghi ngờ việc sát hại để lấy nội tạng từ người Duy Ngô Nhĩ cũng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng.” “Tòa án Độc lập cũng liên tục nhắc tới Trung Quốc như là một quốc gia phạm tội tại Hội nghị Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.”

Bài báo nói: “Số lượng cấy ghép nội tạng trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu do ĐCSTQ đưa ra. Những người tình nguyện hiến tạng tự nguyện ở Trung Quốc còn xa mới đủ, nhưng quốc gia này lại có các cơ sở cấy ghép nội tạng tiên tiến và đã sớm triển khai khi còn chưa có hệ thống hiến tạng tự nguyện.”

“Bệnh nhân nước ngoài có thể được ghép tạng vào một ngày đã định trước và chính xác, đây là điều mà Tòa án Độc lập cho là rất đáng ngờ. Tại các quốc gia khác, khó chắc chắn được thời điểm chính xác có được nội tạng để cấy ghép.”

Bài báo còn đề cập đến việc tội ác mổ cướp nội tạng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Giới chuyên gia ghép tạng trên khắp thế giới, bao gồm cả châu Âu, cũng bắt đầu chú ý cũng như cực lực lên án tội ác này.

Trong những tháng gần đây, hàng loạt các nước đang có động thái sửa đổi luật pháp để ngăn chặn người dân nước mình tới Trung Quốc ghép tạng và trở thành kẻ đồng lõa với tội ác xảy ra ở quốc gia này. Theo đó, vào nửa đầu năm 2019, Hạ viện Bỉ đã thông qua dự luật cấm du lịch ghép tạng; Séc sửa luật cấy ghép tạng, chống nạn thu hoạch nội tạng; Thượng viện Canada thông qua dự luật chống buôn bán nội tạng; Nghị sĩ Anh cũng đang kêu gọi chính phủ cấm người dân đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng; v.v.. Ở Bỉ, nếu vi phạm luật này có thể bị kết án lên tới 20 năm tù.  Trước đó, luật cấy ghép tạng đã được Israel (2006), Tây Ban Nha (2013), Đài Loan (2015), và Ý (2016) thông qua.

Ngày 15/9 vừa qua, hội nghị quốc tế của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng châu Âu (ESOT) tổ đã được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch. Tham gia hội nghị có hơn 3.500 chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép ở Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Á và một số khu vực khác. Tại hội nghị, chủ đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ và thu hoạch nội tạng sống từ người tập Pháp Luân Công một lần nữa trở thành tâm điểm.

Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc (COHRC) về vấn đề lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc cũng giải thích rõ sự tăng trưởng siêu tốc của ngành cấy ghép tạng của ĐCSTQ. Báo cáo chỉ rõ, tại Trung Quốc thời gian chờ đợi tạng rất ngắn, số lượng các ca ghép tạng và cơ sở vật chất phục vụ cho cấy ghép tạng ngày càng gia tăng; trong khi hệ thống hiến tạng tình nguyện còn chưa hoàn thiện thì khó lòng đáp ứng được cho nhu cầu cấy ghép lớn đến vậy.

Theo COHRC, tại Trung Quốc, ngành cấy ghép nội tạng đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2000 trong khi gần như chưa hề có hệ thống hiến tạng nào tồn tại. Mãi đến năm 2006, các nhà điều tra quốc tế mới thu thập đủ bằng chứng và lên tiếng cáo buộc rằng sự phát triển của ngành cấy ghép nội tạng là do ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho hoạt động cấy ghép nội tạng từ người còn sống.

Minh Nhật

Xem thêm: