Hôm thứ Năm (11/10) nhiều hãng truyền thông Mỹ đưa tin, theo các quan chức Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tổ chức vào cuối tháng Mười Một để xúc tiến hạ nhiệt căng thẳng cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang leo thang.

Embed from Getty Images

Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh (Ảnh từ Getty Images)

Hội đàm Trump – Tập sẽ ra mắt cuối tháng Mười Một

Theo CNBC, hôm thứ Năm (11/10) giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho biết, Nhà Trắng đã sắp xếp Hội đàm Trump – Tập: “Sẽ có một số động thái khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới tại Argentina”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng sẽ không “cụ thể hóa” chủ đề đàm phán hoặc vấn đề hai nhà lãnh đạo thảo luận.

Còn Nhật báo Phố Wall (WSJ) và Washington Post đều đưa tin vào ngày 11/10 rằng, hai lãnh đạo Trump và Tập Cận Bình đã đồng ý gặp nhau vào tháng tới.

Theo tờ WSJ, gần đây chính quyền Trump đã thông báo cho Bắc Kinh rằng họ quyết định tiếp tục triển khai hội đàm thượng đỉnh, còn Bắc Kinh cũng bày tỏ hy vọng rằng hội đàm này sẽ tạo cơ hội cho hai bên giải quyết tranh chấp thương mại. Ông Trump và ông Tập có thể gặp nhau vào cuối tháng Mười Một tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô Buenos Aires của Argentina.

Đội hình của cả hai bên

Theo thông tin, về phía Mỹ, Hội đàm Trump – Tập do Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow đề xướng, trong số nhân vật tham gia có cả cháu nội của cựu Tổng thống Nixon là Christopher Nixon.

Về phía Bắc Kinh, một trong những nhân vật quan trọng nhất là Lưu Hạc, Đặc sứ kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thông tin chỉ ra rằng đây là một nỗ lực của cả hai bên để tránh tranh chấp thương mại leo thang. Một quan chức Trung Quốc cho biết ông Tập Cận Bình tin rằng Trung Quốc có nhiều lý do để duy trì mối quan hệ ổn định với Mỹ.

Hàng loạt áp lực của Trump

Có quan điểm cho rằng Hội đàm Trump – Tập trở lại là kết quả của một loạt áp lực mạnh mẽ từ chính quyền Trump.

Vào ngày 24/9, chính phủ Tổng thống Trump áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) và đe dọa sẽ áp đặt mức thuế cao hơn nếu Trung Quốc trả đũa. Về vấn đề này, Trung Quốc đáp lại ngay trong cùng ngày với 60 tỷ USD.

Ngày 04/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có bài diễn thuyết cho biết chính sách với Trung Quốc của chính phủ Trump ngày càng cứng rắn, sẽ tấn công Bắc Kinh toàn diện, đồng thời chỉ rõ cần tách biệt giữa “Trung Quốc”“Đảng Cộng sản Trung Quốc”, vì Trung Quốc chỉ có một đảng duy nhất nắm quyền lực.

Vào ngày 08/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Bộ Tài chính chú ý đến đồng nhân dân tệ đã giảm giá mạnh trong năm nay, hy vọng sẽ đưa vấn đề này vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Vào tháng Tư và tháng Mười hàng năm, Bộ Tài chính Mỹ đều xác định những quốc gia nào là “quốc gia thao túng tiền tệ”. Khi chuyện “thao túng tiền tệ” được xác nhận thì cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sẽ mở rộng đến các khu vực rộng lớn hơn: trừng phạt tài chính, trừng phạt thị trường vốn, cuộc chiến tỷ giá hối đoái, tài sản của Trung Quốc có thể bị đóng băng, một số hàng hóa nhất định bị cấm trên thế giới và hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc sẽ gặp rắc rối.

Vào ngày 9/10, ông Trump một lần nữa cảnh báo rằng sẽ thêm thuế quan hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD.

Vào ngày 10/10, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, Bắc Kinh nên sớm đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ để giải quyết các vấn đề kinh tế của họ.

Ngày 10/10, Bộ Tư pháp Mỹ công bố, Từ Diên Quân (Xu Yanjun), Phó Giám đốc Cục 6 Văn phòng An ninh Quốc gia tại tỉnh Giang Tô bị bắt tại Bỉ đã bị dẫn độ sang Mỹ. Từ Diên Quân bị cáo buộc tội đánh cắp sở hữu trí tuệ của nhiều công ty hàng không vũ trụ Mỹ. Đây là lần đầu tiên một điệp viên của Chính phủ Trung Quốc bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử. Đã có nhiều chuyên gia gốc Hoa trong “kế hoạch 1000 người” tài năng được ĐCSTQ chiêu mộ bị bắt giữ. Trước đó, các quan chức của chính phủ Trump tiết lộ rằng họ sẽ công bố nhiều bằng chứng phơi bày hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.

Vào ngày 10/10, chính quyền Trump đã công bố một dự án thí điểm và các quy định tạm thời để mở rộng việc đánh giá của Chính phủ đối với các công ty Mỹ có đầu tư nước ngoài. Thí điểm hạn chế đầu tư nước ngoài trong 27 ngành. Giới thạo tin cho biết rằng động thái này chủ yếu là ngăn cản Bắc Kinh mua lại công nghệ của Mỹ hoặc nâng cấp cuộc chiến thương mại.

Vào ngày 11/10, ông Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Hãng tin Fox, “Đó là một đòn mạnh mẽ, nền kinh tế của họ đã giảm đáng kể, và nếu cần thiết thì tôi có thể hành động mạnh hơn nữa.” Ông Trump cũng nói, “Tôi không muốn làm điều này, nhưng họ phải quay trở lại bàn đàm phán”. Ông cho rằng Trung Quốc muốn đàm phán, nhưng chần chừ vì muốn giữ thể diện. Ông phàn nàn rằng các tổng thống trước đây của Mỹ đã chịu đựng các hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh, ông muốn nói với Bắc Kinh rằng điều tốt đẹp này không thể tiếp diễn.

Ông Trump nhấn mạnh “Những ngày tháng may mắn của Trung Quốc đã quá dài, tôi đoán họ nghĩ rằng người Mỹ là kẻ ngốc nghếch. Người Mỹ không phải là kẻ ngốc. Về phương diện thương mại trong quá khứ, chỉ là những người đứng đầu của chúng tôi quá kém.”

Về kinh tế Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức thấp nhất trong lịch sử. Trong cuộc chiến thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, vào thứ Ba (ngày 9/10) Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ giọng đối với dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2018 và 2019. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng sụt giảm, và ông Trump cũng chỉ trích Fed vì tăng lãi suất.

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng hơn

Một số dữ liệu kinh tế cho thấy trong chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng hơn so với Mỹ. Trong tháng Bảy, doanh thu bán lẻ quan trọng hơn xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc thấp hơn dự kiến, mức thấp nhất trong vòng gần 14 năm qua.

Trong một báo cáo của hãng tài chính Nhật Bản Nomura, các nhà kinh tế cho biết rằng nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tồi tệ hơn.

Trong tháng Bảy, độ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất tại Trung Quốc giảm xuống còn 6%, lợi nhuận của các công ty sụt giảm. Độ tăng trưởng đầu tư vào các nhà máy và tài sản cố định khác đã ở mức thấp nhất trong 19 năm.

Vào giữa tháng Tám, chỉ số chuẩn của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 25% so với mức đỉnh hồi tháng Một. Các loại cổ phiếu có mức sụt giảm mạnh nhất là bất động sản, xây dựng và các công ty khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các khoản vay của chính phủ.

Thanh Vân

Xem thêm: