Chính quyền Trung Quốc là một trung tâm cần đối phó trong chiến lược an ninh mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hôm thứ Hai (18/12), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chiến lược an ninh quốc gia mới của mình trong đó ông phác thảo các mục tiêu về hiện đại hóa quân sự, phát triển kinh tế và các đối thủ mà nước Mỹ sẽ phải đối mặt.

Tài liệu chiến lược an ninh là một văn kiện quy định bởi pháp luật mà bất kỳ tổng thống Mỹ nào cũng phải đưa ra. Tài liệu này là xương sống cho chiến lược quân sự và đối ngoại của Tổng thống Trump, sẽ định ra cái khung cho các quyết định tương lai về chi tiêu quốc phòng, đàm phán và hợp tác quốc tế của chính quyền Mỹ.

Embed from Getty Images

Bắc Triều Tiên tuyên bố hiện nay có khả năng tấn công tên lửa hạt nhân đến bất cứ nơi nào của Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ hiểu rõ mối quan tâm chiến lược lâu dài vẫn là Trung Quốc. Chiến lược an ninh quốc gia mới sẽ xác định Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ

Nguy cơ Bắc Triều Tiên không mang tính chiến lược

Bắc Triều Tiên tuyên bố hiện nay có khả năng tấn công tên lửa hạt nhân đến bất cứ nơi nào của Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ hiểu rõ mối quan tâm chiến lược lâu dài vẫn là Trung Quốc.

Theo Hãng tin Fox, mặc dù Tổng thống Trump vẫn tập trung vào Bắc Triều Tiên, nhưng đội an ninh riêng và các chuyên gia quân sự khác của ông thường xuyên cảnh báo về mối đe dọa của Trung Quốc.

Tại Diễn đàn An ninh Reagan tổ chức ngày 03/12, tướng McMaster, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump đã cảnh báo trước những người tham gia rằng, Trung Quốc cùng với Bắc Triều Tiên đang nỗ lực để lật đổ trật tự kinh tế và an ninh chính trị sau Thế chiến thứ Hai, muốn làm suy yếu Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Ngoài ra, vào ngày hôm sau (04/12), tại Diễn đàn Quốc phòng Washington của Học viện Hải quân Mỹ, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work cũng tổng kết hành vi của Trung Quốc: “Họ đang chống lại chúng tôi.”

Mối đe dọa của Nga cũng là trọng tâm của cuộc thảo luận. Tuy nhiên, dù Nga có sức mạnh quân sự, nhưng trên trường quốc tế Nga vẫn thiếu nền tảng kinh tế, sức ảnh hưởng toàn cầu và sự kiên nhẫn chiến lược để có thể đe dọa được Mỹ. Nước duy nhất có thể làm được là Trung Quốc – và Trung Quốc có ý định này.

Trong tháng 11, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Trump đã được Bắc Kinh hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng cùng lúc, ba tàu sân bay Mỹ và nhóm tàu chiến đấu của nó đã tập trận ngay gần bán đảo Triều Tiên, là cuộc tập trận chung lần đầu tiên có quy mô như vậy trong một thập kỷ qua. Bài tập được thiết kế để thể hiện sức mạnh và quyết tâm của quân đội Mỹ.

Trong đó một chiếc tàu sân bay Nimitz đã được đặt tại biển Nhật Bản. Khi máy bay chiến đấu F-18 bay xung quanh hàng không mẫu hạm, Gregory Harris, thiếu tướng Hải quân và là tư lệnh hàng không mẫu hạm chiến đấu thứ hai, đã chỉ ra ba mối đe dọa đối với Mỹ: “Nga ở phía bắc, Trung Quốc ở phía nam, và Bắc Triều Tiên ở phía Tây”.

Tuy nhiên, cẩn thận quan sát ba nước, hiện nay Nga gần như hoàn toàn im lặng, Bắc Triều Tiên thì như chàng hề: lúc thì cho nổ một quả bom hạt nhân, lúc thì bắn một quả tên lửa. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên không chứng minh được khả năng đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa liên lục địa. Theo bài viết của Fox, ngoài khả năng tên lửa xuyên lục địa non kén và đội ngũ hacker tệ hại, Bắc Triều Tiên không có gì để khoe khoang.

Tuy nhiên, Trung Quốc hoàn toàn khác. Cộng sản Trung Quốc đã phát triển và bố trí một đội hình khổng lồ các tên lửa trên đất liền và trên biển có thể bắn tới bờ biển của Mỹ. Thậm chí trong đối phó với các lực lượng của Mỹ trong khu vực, Trung Quốc còn không cần dựa vào những tên lửa này. Sức mạnh hải quân của Trung Quốc đã gần với sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ.

Để kiểm soát các tuyến thương mại quan trọng và các nguồn tài nguyên trên biển, cộng sản Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự và bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng Biển Đông của Việt Nam. Trung Quốc thường xâm chiếm lãnh thổ các nước khác.

Theo Fox, Trung Quốc muốn áp đặt các kiểm soát đối với Biển Đông và Biển Hoa Đông tương tự như những gì Mỹ thực hiện ở Caribê. Nếu Trung Quốc thành công trong việc này, nó có thể kiểm soát các tuyến thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới, bao gồm những tuyến quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.

Trung Quốc là địch thủ

Tổng thống Trump đã nhận ra mối đe dọa của Trung Quốc, đang chuẩn bị đưa ra chiến lược cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với trước đây. Trong diễn văn hôm 18/12, khi ông Trump tung ra chiến lược an ninh quốc gia mới nhất, ông mô tả Trung Quốc và Nga là những “cường quốc địch thủ” và “cường quốc theo chủ nghĩa xét lại“, những quốc gia muốn định hình thế giới theo cách đối chọi với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ.

Tờ Financial Times nhận định: “Chiến lược an ninh quốc gia có thể xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong mọi lĩnh vực. Nhưng thực tế nó không chỉ là đối thủ cạnh tranh mà còn là mối đe dọa, do đó theo quan điểm của chính phủ Mỹ hiện tại thì Trung Quốc là một đối thủ.”

Chiến lược an ninh coi Trung Quốc là đối thủ chính không phải mới mà đã xuất hiện từ khi ông Trump còn tranh cử. Cuộc họp của ông Trump và Tập Cận Bình ở trang viên Mar-a-Lago hồi tháng Năm đã làm ngắt quãng ngôn luận gay gắt chống Trung Quốc này. Sau cuộc họp, Tổng thống Mỹ đã quyết định trao cho Trung Quốc cơ hội để xem biểu hiện của họ về vấn đề Bắc Triều Tiên và thương mại, nhưng kết quả đến nay đáng thất vọng.

Trong vài tháng qua, ông Trump đã ngày càng khó chịu vì không có tiến bộ trong thâm hụt thương mại Mỹ – Trung. Tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, nhà lãnh đạo Mỹ ám chỉ sẽ trở lại với một lập trường cứng rắn hơn khi tuyên bố sẽ không tiếp tục chịu đựng bị “lạm dụng thương mại lâu dài”.

Tướng McMaster dùng ngôn từ gay gắt chỉ trích Trung Quốc “phá hoại trật tự quốc tế”, cũng nhận định quan hệ Mỹ-Trung vào năm tới sẽ tệ hại hơn.

Điểm khác biệt của chiến lược an ninh quốc gia mới này với chiến lược của các chính phủ trước đó là chiến lược này làm nổi bật các vấn đề thương mại và kinh tế.

Một số người am hiểu tài liệu chiến lược quốc gia cho biết, đây sẽ là phản ứng kinh tế cấp tiến nhất đối với sự nổi lên của Trung Quốc kể từ năm 2001 khi Mỹ ủng hộ Trung Quốc vào WTO. Điều đó ngụ ý tầm ảnh hưởng của phe bồ câu trong quan hệ với Trung Quốc của Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Gary Cohn suy thoái, trong khi phe diều hâu trong quan hệ với Trung Quốc của đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer mạnh lên.

Chiến lược an ninh quốc gia là một loạt các biện pháp kinh tế đối với Trung Quốc”, cựu quan chức chính quyền Bush là Michael Allen cho biết, “Đây là phiến đá Rosetta chính trị ăn khớp với chủ đề tranh cử của Trump”.

Tuyết Mai

Xem thêm: